Cuộc bầu cử 2016 có thể tốn kém nhất lịch sử Mỹ
Cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016 dự kiến tốn kém nhất lịch sử Mỹ bởi các ứng viên, đảng phái chính trị có thể chi tới 6,6 tỷ USD.
Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump (trái) tranh luận lần ba với đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton ngày 19/10. Ảnh: Reuters.
“Các ứng viên, đảng chính trị và nhóm bên ngoài ước tính chi gần 6,6 tỷ USD khi cuộc đua kết thúc, nhiều hơn 86,5 triệu USD so với cuộc bầu cử năm 2012 sau khi đã điều chỉnh theo lạm phát”, Sputnik dẫn thông tin từ Trung tâm Phản hồi Chính trị (CRP) cho biết ngày 25/10. “Chi phí thực tế có thể cao hơn nhiều, đây chỉ là ước tính vừa phải”.
CRP là nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận, không theo đảng phái nào, trụ sở tại thủ đô Washington, Mỹ. CRP chuyên theo dõi tác động từ tiền và vận động hành lang trong các cuộc bầu cử.
Ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton và đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump đã chi tổng cộng hơn 1,13 tỷ USD, cao hơn 100 triệu USD so với các ứng viên trong cuộc bầu cử năm 2012.
Video đang HOT
Nghiên cứu cho thấy Thượng nghị sĩ Mỹ Bernie Sanders, từng cạnh tranh vị trí ứng viên tổng thống đảng Dân chủ với bà Clinton, phá kỷ lục về số tiền nhận từ nhà quyên góp nhỏ. Hơn một nửa số tiền, tương đương 134 triệu USD, ông nhận được là từ các khoản góp 200 USD hoặc ít hơn.
Như Tâm
Theo VNE
Những bang đóng vai trò quyết định trong bầu cử tổng thống Mỹ
Việc giành chiến thắng tại những bang "chiến địa" được coi là vô cùng quan trọng với hai ứng viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton và Donald Trump khi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng đã bước vào những tuần cuối cùng.
Hai ứng viên tổng thống Mỹ. (Ảnh: Midnight Sun)
Trong số 50 tiểu bang của Mỹ, một số bang đã bắt đầu đi bầu cử sớm và đây cũng là lúc hai ứng viên tổng thống dốc sức tận dụng cơ hội cuối cùng để vận động sự ủng hộ từ các bang được coi là mang tính quyết định tới cuộc bầu cử để có thể giành tối thiểu 270 lá phiếu đại cử tri.
Thông thường, trong các kỳ bầu cử, mỗi ứng viên đều nắm chắc phần thắng ở một số bang được coi là "lãnh địa" của đảng mình để giành được toàn bộ số phiếu đại cử tri ở bang đó. Ngược lại sẽ có những bang dao động giữa ủng hộ ứng viên này hay ứng viên kia, đây sẽ được coi là các bang "chiến địa".
Năm nay các bang được coi là quan trọng gồm có Florida, Ohio, Pennsylvania, Wisconsin, New Hampshire, Minnesota, Iowa Michigan, Nevada, Colorado, và North Carolina.
Trong các kỳ bầu cử gần đây, các ứng viên đắc cử tổng thống đều giành chiến thắng ở cả bang Florida và Ohio. Đây là hai bang lớn thứ 3 và lớn 7 của Mỹ với số đại cử tri lần lượt là 29 người và 18 người.
Kể từ năm 1960, kết quả bỏ phiếu ở Ohio luôn phản ánh kết quả bầu cử toàn quốc, trong khi đó kết quả ở Florida chỉ phản ánh chệch so với kết quả bầu cử toàn quốc 1 lần duy nhất. Do đó, Florida và Ohio được coi là hai bang "chiến địa" cạnh tranh khốc liệt giữa hai ứng viên.
Theo các phân tích, Ohio là nơi ông Trump có vẻ chiếm ưu thế hơn, tuy nhiên đảng Dân Chủ cũng từng nhiều lần giành chiến thắng ở bang này, ví dụ Tổng thống Barack Obama từng hai lần chiến thắng ở Ohio. Tương tự, đảng Cộng hòa thường chiếm ưu thế ở Florida hơn, nhưng năm nay cử tri ở đây có vẻ nghiêng về đảng Dân chủ.
Cùng với Florida và Ohio, các bang "chiến địa" khác cũng có ý nghĩa quan trọng khi theo quy tắc bầu cử Mỹ, ở hầu hết các tiểu bang, ứng cử viên nào giành được 50,1% số phiếu phổ thông sẽ được trao 100% số phiếu đại cử tri của tiểu bang đó. (Chỉ Maine và Nebraska không tuân theo nguyên tắc "winner takes all" - người chiến thắng giành tất cả này). Ví dụ, một bộ phận cử tri ở bang Minnessota có thể bỏ phiếu cho ông Trump, nhưng nếu đa số cử tri ở đây bỏ phiếu cho bà Clinton thì toàn bộ 10 đại cử tri của bang này sẽ bỏ phiếu cho bà Clinton. Kết quả là hàng triệu lá phiếu của cử tri sẽ trở nên vô nghĩa.
Kết quả thống kê cho thấy, ứng viên Cộng hòa luôn giành được sự ủng hộ từ 13 bang giống nhau trong 6 kỳ bầu cử liên tiếp, nhưng chủ yếu là các bang nhỏ nên chỉ nhận được 102 lá phiếu đại cử tri. Trong khi đó, ứng viên Dân chủ luôn giành chiến thắng ở 19 bang trong giai đoạn đó với tổng số phiếu cử tri là 242 phiếu. Như vậy, để giành tối thiểu 270 lá phiếu đại cử tri, ứng viên Cộng hòa càng phải nỗ lực giành chiến thắng tại các bang "chiến địa".
Giới chuyên gia nhận định, đường vào Nhà Trắng năm nay của ứng viên Cộng hòa Donald Trump thậm chí còn trắc trở hơn trước bởi ông có thể mất sự ủng hộ tại một số bang vốn được coi là "lãnh địa" của đảng Cộng hòa.
Minh Phương
Theo Danviet
Bầu cử Mỹ: Hillary Clinton kỳ vọng thắng lớn tại các bang quyết định Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton đang kỳ vọng sẽ giành chiến thắng lớn ở các bang quyết định như Florida và Ohio trong cuộc bầu cử sớm tại Mỹ, nhằm nới rộng khoảng cách với đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump. Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton đang kỳ vọng giành chiến thắng lớn tại...