“Cùng xây dựng một thế giới khỏe mạnh hơn”
Ngày 23 đến 26-9-2019, Bộ trưởng Y tế, Trưởng Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khoẻ Trung ương PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự phiên họp toàn thể Cuộc họp Đại hội đồng LHQ về bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân (UHC) tại New York, Mỹ đồng thời thăm và làm việc tại Đại học Harvard.
Toàn cảnh hội nghị.
Với chủ đề “Cùng xây dựng một thế giới khỏe mạnh hơn”, Hội nghị đã thu hút sự tham dự của nhiều nguyên thủ quốc gia, nhiều nhà hoạch định chính sách cũng như nhiều lãnh đạo cấp cao trong lĩnh vực y tế của các nước.
Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Thị Kim Tiến đã có bài phát biểu tại Hội nghị, trong đó nêu rõ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc củng cố hệ thống y tế cơ sở để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt hơn cho người dân, đảm bảo để người dân được thụ hưởng các chương trình chăm sóc sức khỏe do ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế chi trả.
Hệ thống y tế cơ sở được thiết lập từ Trung ương đến địa phương với hơn 11.000 trạm y tế xã. Hầu hết các trạm y tế xã đều có bác sĩ, y tá, nữ hộ sinh, cán bộ y học cổ truyền và hoạt động dựa trên nguyên lý y học gia đình. Theo báo cáo giám sát tình hình chăm sóc sức khỏe toàn dân năm 2017 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới (WB) tiến hành, chỉ số bao phủ dịch vụ của Việt Nam đạt 73/100 điểm, có thể coi là khá cao so với mức chung trong vùng Đông Nam Á là 59/100 và toàn cầu là 64/100.
Video đang HOT
Chương trình bảo hiểm y tế hiện đạt 90% dân số tham gia bảo hiểm và chính phủ trợ cấp 100% phí bảo hiểm y tế cho những đối tượng dễ bị tổn thương, người có hoàn cảnh khó khăn và trợ cấp 70% cho người nghèo..
Bộ trưởng Y tế Việt Nam cho biết, nhận thức được tầm quan trọng của quy trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, Việt Nam đã thực hiện 10 chính sách cải tổ Ngành Y tế Việt Nam nhằm củng cố hiệu quả của hệ thống y tế, nhất là cải thiện khả năng chuyên môn của hệ thống y tế cơ sở để có thể chăm sóc sức khỏe cho cả người ốm và người khỏe mạnh.
Tuy nhiên hiện nay khó khăn lớn nhất đối với Ngành Y tế Việt Nam là tìm ra cơ chế tài chính phù hợp đối với công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân ở tuyến cơ sở bởi hiện các nguồn lực vẫn tập trung vào các dịch vụ chữa bệnh là chủ yếu trong khi ngân sách dành cho các dịch vụ y tế cơ sở và y tế phòng ngừa còn rất hạn chế.
Dự kiến từ ngày 25 đến 26-9-2019, Bộ trưởng Y tế sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Đại học Harvard, Mỹ. Hai bên sẽ bàn thảo về các hoạt động hợp tác giữa ĐH Havard và Bộ Y tế Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật về tăng cường chăm sóc sức khoẻ ban đầu, vấn đề tài chính trong chăm sóc sức khoẻ, những mô hình và kinh nghiệm phát triển chăm sóc sức khoẻ và các vấn đề đào tạo nguồn nhân lực.
Phương Hoa
Theo PL&XH
Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong cơ sở y tế
Hôm qua (20/9), tại Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt trong y tế, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã yêu cầu các bệnh viện và các cơ sở khám, chữa bệnh phải đẩy mạnh công tác truyền thông tới bệnh nhân và người nhà về những lợi ích của việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.
GS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương phát biểu khai mạc Hội nghị.
Thực hiện Nghị quyết 02 ngày 01/01/2019 của Chính phủ, đến nay ngành y tế đã có 30 bệnh viện triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt, bước đầu đạt được một số kết quả.
Tuy nhiên, phương thức thanh toán điện tử trong ngành y vẫn còn nhiều hạn chế: Tỷ lệ bệnh viện triển khai thanh toán điện tử hiện còn thấp; việc kết nối giữa phần mềm ngân hàng, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với hệ thống thông tin bệnh viện còn gặp khó khăn, nhất là người dân chưa có thói quen thanh toán điện tử trong hầu hết các giao dịch.
Đánh giá thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt có nhiều lợi ích, bà Tiến cho rằng, phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Đặc biệt cần lưu ý vì các thuật ngữ trong tài liệu hướng dẫn lựa chọn, triển khai các phương thức thanh toán viện phí không dùng tiền mặt xuất hiện nhiều từ nước ngoài sẽ gây khó hiểu cho người dân.
Bà Tiến nói: "Truyền thông đẩy mạnh không dùng tiền mặt mà cứ nói "QR" (đáp ứng nhanh), "Momo" (ví điện tử trên thiết bị di động), "QRPay" (mã phản hồi nhanh) thì khó mang lại hiệu quả. Thực tế tại những chỗ khám chữa bệnh, có các cụ già khi khám bệnh phải có 3 - 4 người theo, gặp "QR", "Momo các thứ", rồi mở cái nọ, quẹt cái kia (trên điện thoại thông minh)...
Dân số nước ta sống ở nông thôn vẫn chiếm đa số, một số lao động đơn giản, nhưng hiểu được những cái này phải là biết chữ nhiều. Không chỉ các cụ mà ngay các bác sĩ đâu phải ai cũng giỏi công nghệ thông tin, ai cũng giỏi ngoại ngữ.
Truyền thông cần ngắn gọn, dễ hiểu cho người dân và phải tập huấn trong ngành y để mở rộng kiến thức cho cán bộ, nhân viên y tế trong lĩnh vực này".
Hải Âu
Theo PLVN
2500 đại biểu quốc tế tham dự Hội nghị Quản lý bệnh viện khu vực Châu Á Ngày 11/9, Hội nghị Quản lý bệnh viện khu vực Châu Á (HMA) thường niên năm 2019 đã được tổ chức tại Hà Nội. Tham dự hội nghị có PGS. TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, TS Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, TS. Dzulkefly Ahmad, Bộ trưởng Bộ Y Tế...