Cung ứng đủ điện trong mùa nắng nóng cao điểm ở miền bắc
Mùa nắng nóng năm 2020 hiện nay đang diễn ra cực kỳ khắc nghiệt, tình hình diễn biến khó lường của thời tiết là những thách thức to lớn đối với ngành điện nói chung và Tổng công ty iện lực miền Bắc nói riêng (EVNNPC).
Công nhân ội sửa chữa hotline Công ty iện lực Nam ịnh thay thế thiết bị trạm biến áp.
Trước tình hình đó, EVNNPC đang nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo đảm cung ứng điện an toàn, ổn định và liên tục trên các địa bàn gồm 27 tỉnh, thành phố miền bắc.
Năm nay, tình hình thời tiết diễn biến vô cùng khắc nghiệt. Nếu như dịp Tết Âm lịch đã xảy ra mưa sét, giông lốc trên diện rộng, trong các tháng 3 và 4 cũng đã nhiều lần xảy ra mưa đá, giông lốc, nhất là khu vực phía Tây Bắc thì trong tháng 5 và 6 này, nắng nóng diện rộng diễn ra trên khắp miền Bắc Trung Bộ gây ra những thách thức không nhỏ trong việc cung ứng, vận hành lưới điện. Ba tháng đầu năm 2020, sự cố lưới điện 110 kV xảy ra nhiều tập trung ở khu vực miền núi phía bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Nghệ An… do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan mưa sét (chiếm tới 53,85%) và giông lốc (19,23%), vi phạm hành lang (23,08%). Tỷ lệ thành phần điện quản lý – tiêu dùng dân cư chiếm tỷ trọng khoảng 30%, cho nên trong đợt nắng nóng, hầu hết các tỉnh đều có mức tăng sản lượng cao đột biến (từ 10% đến 15%). Ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng kéo dài làm giảm hiệu suất mang tải của thiết bị, huy động công suất của các nhà máy điện, làm tăng nguy cơ xuất hiện bất thường hoặc sự cố trên lưới, ảnh hưởng vận hành ổn định lưới điện.
Trong vận hành, linh hoạt cấp điện do quy mô, kết cấu lưới điện ngày càng mở rộng, nguồn thủy điện tập trung khu vực phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nguồn nhiệt điện tập trung tại khu vực phía ông Bắc Bộ, trong khi phụ tải tập trung chính tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, ảnh hưởng mức mang tải của các đường dây do huy động trào lưu công suất và tổn thất điện năng. Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và các yếu tố khách quan khác dẫn tới tiến độ cung cấp vật tư thiết bị từ nước ngoài bị ảnh hưởng; việc giãn cách xã hội khi triển khai Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ dẫn đến tập trung nhân công/vật lực phần nào bị gián đoạn; công tác giải phóng mặt bằng các công trình đầu tư, nâng công suất chống quá tải, thi công các công trình đầu tư, các dự án nguồn/lưới điện có thể bị chậm tiến độ, ảnh hưởng cấp điện cho mùa hè và sản xuất phục hồi trở lại sau khi hết dịch. Ngoài ra, lưới điện tại một số khu vực vận hành lâu năm bị xuống cấp, ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến công tác vận hành an toàn lưới điện: tỷ lệ đường dây, trạm biến áp cũ, vận hành lâu năm và tiết diện nhỏ, chưa đạt chuẩn dự phòng N-1 vẫn còn…
Video đang HOT
Phó Tổng Giám đốc EVNNPC Lê Văn Trang cho biết, tháng 5 bắt đầu có những trận nắng nóng diện rộng và kéo dài. ặc biệt là thời gian này, các đợt nắng nóng đỉnh điểm với nền nhiệt phổ biến 37 – 39 độ C, một số khu vực hơn 40 độ C. Sản lượng tháng 5-2020 tăng 5,59%; công suất cực đại tăng 10,28%; sản lượng ngày cao nhất: 259 triệu kW giờ (ngày 21-5); thấp nhất: 142,55 triệu kW giờ (ngày 1-5); công suất tăng 10,28% so cùng kỳ năm 2019, trong đó: công suất cực đại: 12.352,5 MW (vào 22 giờ ngày 21-5). Tuy nhiên, vượt qua mọi khó khăn, với các giải pháp chủ động, EVNNPC vẫn bảo đảm cung ứng điện an toàn cho hơn 10 triệu khách hàng. Với những sự cố điện do thiên tai, Tổng công ty đã động viên và chỉ đạo kịp thời các đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục sự cố, cấp lại điện cho nhân dân trong thời gian sớm nhất.
Dự báo những khó khăn trong tình hình diễn biến thời tiết khó lường, từ nhiều năm nay, nhất là trước mỗi mùa nắng nóng, EVNNPC cùng các đơn vị đều tập trung thực hiện các giải pháp trong các lĩnh vực như đầu tư xây dựng, quản lý kỹ thuật vận hành, kinh doanh dịch vụ. Cụ thể, ngay từ cuối năm 2019, Tổng công ty đã phê duyệt và giao vốn các công trình đầu tư xây dựng chống quá tải, nâng công suất trạm biến áp, để các đơn vị chủ động trong công tác đầu tư thực hiện sẵn sàng nguồn lực cho mùa nắng nóng. Theo đó, EVNNPC yêu cầu tất cả các đơn vị hoàn thành các công trình trước ngày 30-4-2020 nhằm có đủ nguồn lực tập trung cao độ nhân lực, vật lực để bảo đảm cung cấp điện mùa nắng nóng. Trong chỉ đạo điều hành, Tổng công ty quán triệt tuân thủ các quy trình, quy định trong quản lý vận hành lưới điện; tổng rà soát các tồn tại trên lưới điện và tập trung xử lý trước mùa mưa bão năm 2020, có phương án huy động tập trung nhân lực theo cụm để bảo đảm tiến độ xử lý khiếm khuyết trên lưới 110 kV trong tháng 3 và 4, giảm nguy cơ sự cố lưới điện. Triển khai trang bị các công cụ, dụng cụ hiện đại phục vụ công tác quản lý vận hành, phát hiện sớm các nguy cơ sự cố và sửa chữa, bảo dưỡng lưới điện hotline (sửa chữa không cắt điện) để tăng độ tin cậy cấp điện.
Tại các đơn vị, công tác triển khai được thực hiện bài bản, quy mô. Trong công tác vận hành lưới điện, các đơn vị lập phương án cấp điện theo các chế độ vận hành và phương án cấp điện trường hợp thời tiết cực đoan. Tuân thủ mệnh lệnh chỉ huy điều độ, bảo đảm tính thời gian thực và các giải pháp tối ưu trong vận hành. Huy động công suất thủy điện nhỏ trong khu vực, chú trọng huy động công suất vào các khung giờ cao điểm nắng nóng; hoàn thiện các dự án trung và hạ áp để san/cân đối phụ tải. Cân đối kết dây trung thế, khai thác hiệu quả các công trình mới. Rà soát, thay thế các áp-tô-mát tại các khu vực có phụ tải tăng cao đột biến vào cao điểm nắng nóng mùa hè; tiếp tục rà soát và bảo đảm hoạt động tin cậy, ổn định của các rơ-le bảo vệ tần số thấp tại các trạm biến áp 110 kV. Các Công ty iện lực tỉnh/thành phố phối hợp chính quyền, truyền thông địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo đảm an toàn các công trình lưới điện và tiết kiệm điện đối với khách hàng sử dụng điện trên địa bàn quản lý của đơn vị; triển khai chương trình điều chỉnh phụ tải (DR), nhất là với các khách hàng đã ký kết thực hiện… Các đơn vị cũng thành lập Ban chỉ đạo các công trình trọng điểm/giải tỏa thủy điện trên địa bàn EVNNPC quản lý; phối hợp Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) và các đơn vị liên quan bảo đảm tiến độ các công trình đầu tư xây dựng. Từ đầu năm đến nay, các đơn vị đã đóng điện thêm hai trạm biến áp mới, nâng công suất, lắp máy biến áp T2 lưới điện 110 kV với tổng dung lượng tăng gần 500 MVA, cải tạo lưới điện, hoàn thiện các mạch vòng trung áp… tại các khu vực, nhất là các khu vực phụ tải lớn để ổn định, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.
Từ nay đến cuối năm , Hà Nội sẽ có 1 - 2 đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt
Từ nay đến cuối năm, Hà Nội có khả năng còn xảy ra các đợt nắng nóng (từ hai ngày trở lên); trong đó có 1-2 đợt nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt.
Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia dự báo, nhiệt độ trung bình từ tháng 5 đến 10/2020 trên phạm vi toàn quốc phổ biến cao hơn TBNN, cùng thời kỳ khoảng 0,5-1 độ C; riêng tháng 5 tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng cao hơn từ 1-2 độ C.
"Dự báo này cũng phù hợp nhận định của Tổ chức Khí tượng thế giới và các trung tâm dự báo quốc tế. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng thiên tai năm 2020 sẽ phức tạp, khó lường", ông Khiêm nhận định.
Từ nay đến cuối năm 2020, Hà Nội có khả năng xảy ra 8-10 đợt nắng nóng; trong đó có 1-2 đợt nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất có thể đạt hơn 41 độ C.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, mùa mưa bão năm 2020 trên khu vực Biển Đông có xu hướng hoạt động muộn hơn so TBNN. Sẽ có khả năng xuất hiện khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên khu vực Biển Đông và khoảng 5-6 cơn trong số đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và phía nam trong những tháng cao điểm của mùa bão năm 2020.
Nằm trong bối cảnh chung của tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH), khu vực Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội từ nay đến cuối năm sẽ xuất hiện nhiều đợt nắng nóng, mưa lớn diện rộng kèm theo giông, lốc, mưa đá... Hà Nội có khả năng xảy ra 8-10 đợt nắng nóng (từ hai ngày trở lên); trong đó có 1-2 đợt nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất có thể đạt hơn 41 độ C. Bên cạnh đó, từ nay đến cuối năm, khu vực Hà Nội có khả năng chịu ảnh hưởng 1-2 cơn bão hoặc ATNĐ. Thời gian ảnh hưởng của bão và ATNĐ tập trung vào các tháng 7, 8 và 9.
Khu vực Bắc Bộ, mùa mưa bão tập trung vào giai đoạn từ tháng 9-11, các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ mùa mưa bão tập trung từ nửa cuối tháng 9 đến hết tháng 11 và có thể kéo dài sang nửa đầu tháng 12/2020.
Tháng 6/2020 có nhiệt độ cao nhất trong suốt gần 50 năm
Theo thống kê từ Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, từ đầu năm 2020 đến nay, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường ở Việt Nam. Cụ thể, đã xảy ra 186 trận dông, lốc, mưa lớn trên 40 tỉnh, thành phố; 2 trận lũ quét, sạt lở đất; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại ĐBSCL.
Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia.
Từ đầu năm đến nay, thiên tai đã làm 49 người chết, mất tích, trên 61.726 nhà bị sập đổ, hư hại, tốc mái; trên 108.458 ha lúa và hoa màu bị ảnh hưởng. Tổng thiệt hại về kinh tế gần 3.380 tỷ đồng (trong đó do dông lốc, mưa đá khoảng 879 tỷ đồng; do hạn hán, xâm nhập mặn khoảng 2.500 tỷ đồng).
Theo ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ở Việt Nam, từ đầu năm 2020 đến nay, nhiều hiện tượng thời tiết, khí hậu bất thường như mưa to kèm dông lốc, mưa đá liên tục xảy ra ở các tỉnh phía Bắc, vào các thời điểm rất hiếm khi, thậm chí chưa từng xảy ra.
"Hạn hán, xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra ở Nam Bộ, Trung Bộ. Nắng nóng trong tháng 5, 6 đều ở mức kỉ lục, tại miền Bắc nhiệt độ trung bình tháng 6 cao nhất từ năm 1971", ông Khiêm thông tin.
Về nắng nóng, trên phạm vi toàn quốc, nhiệt độ trung bình từ tháng 7 - 9 phổ biến ở mức cao hơn nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 0,5 - 1,0 độ C. Tháng 10 - 12, nhiệt độ ở Bắc Bộ và Trung Bộ phổ biến ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng từ 0,5 - 1,0 độ C. Riêng Tây Nguyên và Nam Bộ ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Các đợt nắng nóng còn xảy ra trong tháng 7 ở Bắc Bộ và tháng 7 - 8 tại khu vực Bắc và Trung Trung Bộ./.
Thanh Hóa: Nông dân trồng dưa công nghệ cao lãi khủng giữa trời nắng nóng gay gắt Để thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, nhiều nông dân ở Thanh Hóa đã thay đổi phương thức canh tác truyền thống sang áp dụng nông nghiệp công nghệ cao vào trồng dưa. Nhờ đó, người dân thu lợi nhuận cao ngay trong mùa nắng hạn, dưa đạt năng suất tốt lại bán được giá hời. Vào một ngày cuối...