Cùng thực hiện 1 công việc, sao giáo viên lại bị chia thành các hạng khác nhau?
Giáo viên chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là dạy học và giáo dục rèn luyện học sinh. Vậy vì sao cùng khối lượng công việc, sao giáo viên lại phải phân theo hạng?
Ngày 2/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chùm Thông tư số: 01;02;03;04/2021/TT-BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập. Theo đó, giáo viên các cấp được chia thành 3 hạng.
Giáo viên ở hạng nào vẫn phải thực hiện tốt công tác giảng dạy và giáo dục học sinh (Ảnh: Lã Tiến)
Đó là: giáo viên mầm non hạng I, hạng II, hạng III; Giáo viên tiểu học hạng I, hạng II, hạng III; Giáo viên trung học cơ sở hạng I, hạng II, hạng III và giáo viên trung học phổ thông hạng I, hạng II, hạng III.
Mỗi hạng có một hệ số lương khác nhau. Từ hạng III so với hạng I mức lương có sự chênh lệch nhau rất lớn.
Ví dụ ở bậc giáo viên tiểu học: bậc đầu tiên của hạng I, hệ số lương là 4.4 (lương cơ bản sẽ là 7.040.000đ) và hệ số cuối cùng là 6.78.(lương cơ bản là 10.848.000đ).
Nhưng bậc đầu tiên của giáo viên tiểu học hạng III là 2.34 (lương cơ bản là 3.744.000đ) và bậc cuối cùng là 4.98 (lương cơ bản là 7.968.000đ).
Nhiều câu hỏi đặt ra: giáo viên hiện có nhiều tiêu chí giống hệt nhau nhưng sao lại bị phân thứ hạng cao thấp?
Thứ nhất: chứng chỉ, bằng cấp chuyên môn đủ chuẩn như nhau
Giáo viên mầm non quy định phải có bằng cao đẳng, giáo viên của 3 bậc học còn lại có bằng đại học là đạt chuẩn. Ngoài ra, giáo viên còn phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Thứ hai , cùng đảm nhận công việc giảng dạy và giáo dục học sinh như nhau
Quy định chung cho giáo viên của các bậc học là số tiết chuẩn dạy trong tuần. Ví dục bậc tiểu học, giáo viên phải dạy 23 tiết/tuần, trung học cơ sở là 19 tiết/tuần, trung học phổ thông là 17 tiết/tuần.
Ngoài ra, giáo viên còn có nhiệm vụ như nhau là rèn luyện và giáo dục học sinh.
Thứ ba , cùng tham gia các hoạt động trường lớp như nhau
Ngoài nhiệm vụ giảng dạy, nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm khắc sâu kiến thức và rèn kỹ năng cho các em. Tất cả giáo viên cùng tham gia và làm nhiệm vụ như nhau.
Thứ tư , cùng có nhiệm vụ hoàn thành các chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng các modun của chương trình mới hàng năm giống nhau…
Video đang HOT
Ngoài giảng dạy, tham gia các hoạt động giáo dục thì tất cả giáo viên vẫn phải liên tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn bằng việc học tập các chương trình bồi dưỡng thường xuyên.
Đặc biệt trong giai đoạn này, giai đoạn Bộ Giáo dục áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì tất cả giáo viên phải hoàn thành các modun học tập.
Tất cả công việc giảng dạy, rèn luyện, giáo dục học sinh và học tập giáo viên nào cũng phải thực hiện như giáo viên nấy. Cùng khối lượng công việc, cùng kết quả đạt được như nhau (dựa vào chỉ tiêu giao và chỉ tiêu đạt được hàng năm) vậy tại sao giáo viên lại bị phân theo hạng?
Giáo viên hạng I, sự nhiệt tình, hiệu quả công việc có chắc chắn hơn giáo viên hạng III?
Trong thực tế giảng dạy của chúng tôi, giáo viên có bằng cấp/thứ hạng cao hơn chưa hẳn đã dạy tốt hơn giáo viên có bằng cấp/thứ hạng thấp hơn.
Ví như trước đây ở bậc tiểu học, bằng trung cấp sư phạm là đạt chuẩn. Nhưng thời gian sau này, một số giáo viên đã có bằng cao đẳng, đại học.
Không phải vì thế mà chất lượng giảng dạy của những giáo viên trên chuẩn hơn hẳn những thầy cô giáo chỉ đạt chuẩn. Điều này đã được chứng minh trong thực tế mà những ai đang đứng lớp chắc đều thấy.
Tại một trường trung học cơ sở nơi địa phương tôi công tác, học sinh từng rất thiết tha được học với giáo viên A. vì cô dạy rất dễ hiểu mặc dù cô chỉ có bằng cao đẳng.
Ngược lại, học sinh rần rần phải đối khi nhà trường phân công thầy B. đã có bằng thạc sĩ vào dạy vì theo các em kiến thức thầy rộng nhưng giảng bài học sinh không hiểu gì.
Trong giáo dục để dạy tốt không chỉ cần kiến thức mà cần cả kỹ năng, lòng nhiệt huyết của người thầy. Nếu cứ dạy xong bài, giáo viên bước ra khỏi lớp, học sinh hiểu bài hay không, hiểu ở mức độ nào cũng chẳng quan tâm nhiều thì thật là tai hại.
Nay, xếp loại giáo viên theo hạng sẽ dễ xảy ra tình trạng cùng đảm nhận công việc như nhau, cùng bằng cấp, chứng chỉ như nhau, cùng tham gia các hoạt động học tập như nhau nhưng giáo viên A. mỗi tháng nhận gần chục triệu đồng (do được xếp hạng I) mà giáo viên B. chỉ nhận được 5 triệu đồng (do xếp hạng III) thì liệu có tránh khỏi sự so sánh, phân bì dẫn đến bất mãn trong công việc?
Nào là: mình có nỗ lực đến thế nào, có dốc hết sức lực ra sao thì lương một tháng cũng thua họ gần nữa, vậy cố gắng làm gì cho mệt?
Cách phân hạng giáo viên theo chùm Thông tư 01;02;03;04/2021/TT-BGDĐT đang có vấn đề?
Nói là giáo viên các cấp được phân theo 3 hạng là phân hạng giáo viên theo vị trí việc làm thật sự có vấn đề.
Dù ở hạng nào, giáo viên chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là dạy học và giáo dục rèn luyện học sinh. Và, dù giáo viên hạng nào, các thầy cô cũng phải làm tốt những nhiệm vụ này.
Nếu nói giáo viên hạng I sẽ làm tốt hơn giáo viên hạng II, giáo viên hạng II làm tốt hơn giáo viên hạng III là nói trên lý thuyết của những người không hiểu về giáo dục.
Chúng tôi kiến nghị, cùng là giáo viên giảng dạy chỉ có một hạng duy nhất. Người kiêm nhiệm thêm công tác quản lý như tổ trưởng, tổ phó đã có phần trăm phụ cấp chức vụ, có miễn giảm số tiết dạy hàng tuần.
Còn việc phân hạng của các chùm thông tư hiện nay không khuyến khích được giáo viên nhiệt huyết với nghề mà sinh ra sự phân bì, sinh ra lòng đố kỵ. Như thế thì học sinh sẽ là người lãnh đủ và giáo dục sẽ đi về đâu?
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Cùng khối lượng công việc, giáo viên già lương cao hơn giáo viên trẻ là vô lý
Chúng ta thấy tính chất, khối lượng công việc của các giáo viên như nhau nhưng lương thì lại đang chênh lệch rất lớn- đây rõ ràng là những hạn chế cần tháo gỡ.
Ngay sau khi Bộ ban hành các Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường mầm non đến trung học phổ thông công lập thì nó lập tức trở thành tâm điểm của dư luận.
Nhiều bài viết cho rằng lương giáo viên sẽ tăng mạnh sau ngày 20/3 tới đây. Nhiều thầy cô giáo chia sẻ băn khoăn về chuyện mình xuống hạng. Và, có cả những thầy cô cho rằng với cách xếp lương theo các Thông tư mới này thì giáo viên trẻ có lợi còn những thầy cô lớn tuổi sẽ thiệt thòi.
Bảng lương hiện nay đang thể hiện nhiều bất cập (Ảnh minh họa: VTV.vn)
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng việc các cơ quan chức năng đang tiến tới việc trả lương theo vị trí việc làm là điều công bằng nhất. Giáo viên trẻ hay lớn tuổi không quan trọng, quan trọng nhất là sự cống hiến và hiệu quả công việc của mỗi người thầy cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Nếu giáo viên trẻ mà họ thực sự giỏi, có tâm huyết, có trách nhiệm, là những nhân tố tích cực trong nhà trường, trong ngành giáo dục thì việc trả lương cho họ bằng, thậm chí cao hơn những thầy cô lớn tuổi cũng là một lẽ thường tình.
Hãy nhìn vào việc phân công định mức giảng dạy để thấy sự công bằng hay không công bằng
Theo Luật Giáo dục năm 2019 thì phụ cấp thâm niên nhà giáo sẽ bị cắt nhưng vì hiện nay nhà nước chưa trả lương theo vị trí việc làm nên phụ cấp này vẫn đang còn được giữ nguyên.
Việc cắt thâm niên nhà giáo là thiệt thòi chung cho tất cả đội ngũ các thầy cô giáo đang công tác trong ngành giáo dục và tất nhiên là ai cũng mong muốn được giữ lại phụ cấp này.
Song, vấn đề là sau khi Bộ ban hành các Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT thì một số thầy cô cho rằng nếu trả lương theo cách tính của các Thông tư này thì giáo viên trẻ có lợi, giáo viên lớn tuổi bị thua thiệt.
Tuy nhiên, chúng tôi không cho là vậy. Để được hưởng lương hạng II thì giáo viên đó ít nhất cũng đã phải trải qua 9 năm công tác nhưng đây mới là tiêu chí về thời gian.
Những thầy cô được bổ nhiệm là giáo viên hạng II phải hội tụ rất nhiều tiêu chí khác nhau chứ đâu cứ đủ bằng cấp, chứng chỉ và năm công tác thì nghiễm nhiên trở thành giáo viên hạng II. Vì thế, giáo viên nào được bổ nghiệm hạng II cũng phải là những người tiêu biểu mới đạt được.
Xếp lương giáo viên tiểu học hạng II cũ chuyển sang hạng II mới
Còn đối với việc trả lương như mấy chục năm nay thì người đang thiệt thòi nhất lại là những thầy cô giáo trẻ, những thầy cô có thâm niên trên dưới 10 năm công tác nhưng họ nào biết kêu ai.
Vì sao chúng tôi nói giáo viên trẻ hiện nay đang thiệt thòi? Bởi vì theo quy định của ngành thì giáo viên tiểu học dạy 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở dạy 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông dạy 17 tiết/tuần.
Nhìn vào quy định này thì chúng ta thấy Bộ Giáo dục có phân công giáo viên lớn tuổi, trẻ tuổi không khác nhau về định mức công việc đâu, ai cũng đều đảm nhận số lượng công việc như nhau hết.
Nhiều người cho rằng những thầy cô lớn tuổi có kinh nghiệm giảng dạy- điều này hoàn toàn đúng, không có gì bàn cãi, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều những thầy cô chưa thực sự là những "cây cao bóng cả" trong đơn vị- điều này các bạn đồng nghiệp có thể nhìn thấy rõ trong đơn vị mình công tác.
Ở chiều ngược lại, những giáo viên trẻ có thể kinh nghiệm chưa bằng nhưng có lẽ chỉ cần 5 năm công tác (lương bậc 2) là họ đã đủ kinh nghiệm để làm việc, và tham gia tất cả các kỳ thi, hội thi mà ngành giáo dục tổ chức.
Đó là chưa kể nhiều thầy cô giáo trẻ hiện nay rất năng động, họ giỏi về công nghệ thông tin nên những giờ dạy của họ thường được học sinh thích thú.
Nhiều khi chúng tôi đi dự giờ những thầy cô giáo trẻ cũng học ở họ rất nhiều kinh nghiệm đứng lớp và cách tổ chức các hoạt động dạy học theo những đổi mới của ngành trong những năm gần đây.
Suy cho cùng, mục tiêu của bài học là học sinh nắm được bài, lĩnh hội được kiến thức chứ không phải là người thầy đó lớn tuổi hay ít tuổi đứng lớp.
Vậy, tại sao lâu nay lương giáo viên lại có sự chênh lệch nhau quá lớn? Trong khi phần lớn giáo viên đều là giáo viên đứng lớp không đảm nhận chức vụ?
Bởi vì giáo viên sang năm thứ 6 mới được hưởng phụ cấp thâm niên, mỗi năm được 1% phụ cấp. Nếu bình thường cứ 3 năm tăng 1 bậc lương với hệ số 0.33.
Trong khi những thầy cô lớn tuổi hưởng lương vượt khung, nhiều người hưởng phụ cấp đến trên dưới 30% nên nhiều thầy cô hiện nay có mức lương trên 12-13 triệu đồng.
Trong khi lương giáo viên bậc 1, bậc 2 chỉ được hưởng ở ở ngưỡng trên dưới 4 triệu đồng...Đây cũng là một điều bất công chứ? Bởi, công việc được giao như nhau, thậm chí một số công việc khó thì Ban giám hiệu lại thường giao cho giáo viên trẻ thực hiện.
Chính vì thế, chúng ta thấy tính chất, khối lượng công việc của các giáo viên như nhau nhưng lương thì lại đang chênh lệch rất lớn- đây rõ ràng là những hạn chế cần tháo gỡ.
Hy vọng vào việc trả lương theo vị trí việc làm
Sau khi Bộ ban hành các Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT thì trên các diễn đàn của giáo viên đề cập nhiều đến chuyện xếp lương, xếp hạng. Nhưng, có lẽ các Thông tư này cũng chưa có thể giải quyết được vấn đề gì trong lúc này.
Bởi, hơn 5 năm trước, các Thông tư liên tịch số 20, 21,22,23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV cũng được ban hành, cũng xếp hạng, xếp hệ số lương giáo viên nhưng đến bây giờ cũng có thay đổi được gì đâu.
Vì thế, các Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT lần này biết đâu rồi cũng vậy...!
Bởi, ngày 09/10/2020, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất lùi thời điểm áp dụng cải cách tiền lương đến 01/7/2022 thay vì từ năm 2021 như tinh thần của Nghị quyết số 27/NQ-TW nên có lẽ giáo viên sẽ tiếp tục chờ và hy vọng.
Hy vọng tới đây giáo viên được trả lương theo vị trí việc làm, lúc ấy những thầy cô giáo dù lớn tuổi hay ít tuổi sẽ được nhận lương đúng giá trị công việc của mình đảm nhận. Những giáo viên trẻ không phải buồn, không phải chạnh lòng với những đồng lương hàng tháng của mình!
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp 'cân não' giáo viên Giáo viên tưởng thở phào nhẹ nhõm, mừng như 'bắt được vàng' khi 2 chứng chỉ tin học và ngoại ngữ được xóa bỏ thì nay lại phải bỏ tiền túi ra học để lấy chứng chỉ chức danh nghề nghiệp... Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đang 'làm khó' giáo viên. (Ảnh: YN) Ngày 2/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã...