Cung Thiếu Nhi Hà Nội sẽ bị “thay hình đổi dạng”?
Sau gần 40 năm hoạt động liên tục, Cung Thiếu nhi Hà Nội đã bị xuống cấp nên UBND TP. Hà Nội đã đồng ý cho cải tạo, sửa chữa… lại. Tuy nhiên, việc cải tạo công trình này đang khiến nhiều kiến trúc sư lo ngại vì nhiều chỗ sửa chữa không cần thiết.
Dấu ấn Thủ đô
Cung Thiếu nhi Hà Nội (36 – 38 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm) được Kiến trúc sư (KTS) Lê Văn Lân thiết kế năm 1974 và đưa vào sử dụng năm 1976. Gần 40 năm qua, đây được xem là “điểm hẹn đỏ”, nơi lưu giữ ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ thiếu nhi Hà Nội.
Với kiến trúc độc đáo, lại toạ lạc ở vị trí có nhiều công trình mang dấu ấn thời gian như: phủ Bắc Bộ, khách sạn Metropole, Ngân hàng Nhà nước… công trình được xây dựng trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa này được nhiều người đánh giá đã góp phần tạo nên bộ mặt Hà Nội.
KTS Phạm Thanh Tùng- Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam chia sẻ rằng, Cung Thiếu nhi Hà Nội chứa đựng nhiều ý nghĩa không chỉ đối với thế hệ thanh thiếu niên Hà Nội đối với tất cả người dân Thủ đô. Theo ông Tùng, trong giai đoạn đất nước còn khó khăn, Hà Nội đã cho xây dựng.
Cung Thiếu nhi Hà Nội đang trong giai đoạn cải tạo, sửa chữa. Ảnh: H.M.
Cung văn hóa – Nhà văn hóa cho thiếu nhi trên mảnh đất ngày xưa “Ấu trĩ viên”. Mảnh đất này trước đó chỉ dành cho con em nhà giàu. Và sau đó công trình Cung Thiếu nhi được xây dựng nên vào năm 1976 trở thành nơi đầu tiên dành cho con em lao động của nhân dân Thủ đô đến để sinh hoạt vui chơi. Rất nhiều đội ca múa nhạc như: Họa Mi, Sơn Ca… trưởng thành từ đây và thành những nghệ sĩ tên tuổi. Ông Tùng nhận định, về mặt kiến trúc thì công trình này mang giá trị cho một giai đoạn phát triển của Thủ đô, có thể gọi là dấu ấn.
KTS Trần Huy Ánh cho rằng, giá trị nghệ thuật của công trình này đại diện cho phong cách kiến trúc hiện đại, bứt phá khỏi các công trình kiến trúc thuộc địa, Á Đông. Nó mang dáng dấp kiến trúc mô phỏng các công trình thời Xô Viết, Trung Quốc cận đại. Công trình với những mảng khối mạnh mẽ, phân vị đứng – ngang khúc chiết, các khối đặc – rỗng tạo sự tương phản mạnh mẽ nhưng rất tinh tế, xử lý vật liệu cũng rất chọn lọc.
“Điều kỳ diệu là tất cả sự sang trọng, đẹp đẽ của Cung Thiếu nhi Hà Nội được xây dựng khi cả nước hàng ngày phải gồng mình lo từng bữa cơm no, manh áo ấm. Các công trường xây dựng tiết kiệm từng thanh sắt, cân xi măng, viên gạch ốp, miếng kính cửa… Nó cho thấy Hà Nội đã một thời đẹp đẽ, đất nước đang trong chiến tranh vẫn dồn hết sức mình lo cho con trẻ một chỗ vui chơi tươm tất. Có lẽ tất cả những ai trong số 30 triệu lượt đội viên đã từng đến đây học tập vui chơi đều không thể quên được tấm lòng vàng của các thế hệ cha anh đã chắt chiu cho mình một “thiên đường” có thật giữa một Hà Nội còn muôn vàn gian khó”, KTS Ánh nói.
Video đang HOT
Nên giữ lại kiến trúc ban đầu
Sau một thời gian dài hoạt động không ngưng nghỉ, công trình này có dấu hiệu xuống cấp nên vào năm 2009, Thành đoàn Hà Nội (đơn vị quản lý Cung Thiếu nhi) đã đệ trình lên UBND TP. Hà Nội xin được cấp phép cho cải tạo, sửa chữa, nâng cấp… lại công trình. Sau 3 năm, sau khi được các sở ban ngàng vào cuộc tìm hiểu, UBND TP. Hà Nội đã đồng ý phê duyệt dự án cải tạo lại Cung Thiếu nhi với số vốn ban đầu là 46 tỷ đồng. Tuy nhiên, vì một số lý do mà đến giữa tháng 11/2015 vừa qua, việc cải tạo lại công trình mới được bắt đầu.
Mới đây, nhìn vào thực tế cải tạo, nhiều kiến trúc sư và nhà khoa họcđã lo ngại về sự “thay hình đổi dạng” của công trình chứa đựng nhiều ý nghĩa này. Đặc biệt, dựa vào bản thiết kế mới nhận được, KTS Lê Văn Lân, Phó Chủ tịch Hội KTS Hà Nội, chủ trì nhóm thiết kế công trình này từ năm 1974 lo sợ công trình sẽ bị thay đổi tới 60% so với thiết kế ban đầu.
Quang cảnh Cung Thiếu nhi Hà Nội lúc chưa sửa chữa. Ảnh: TL.
Theo KTS Lê Văn Lân thì sau khi tìm hiểu ông thấy trong dự án cải tạo có nhiều thứ sữa chữa không thiết.
“Nghiêm túc mà nói là không phải cải tạo mà chỉ nên sửa chữa, chỗ nào xuống cấp thì nên sửa lại. Còn nghe các anh ấy nói là làm mới để phù hợp với mục đích sử dụng của thời đại mới thì tôi thấy hơi lãng phí. Dùng tiền ngân sách của nhà nước để làm cái mới mà cái mới thua xa cái cũ về chất lượng, thẩm mỹ… thì cần phải xem lại”, KTS Lân nói.
KTS Lê Văn Lân nhấn mạnh rằng, bạn bè quốc tế hay người dân quý công trình này không phải bởi sự hiện đại hay hào nhoáng của nó. Sự hào nhoáng, mới mẻ, đẹp… ở ngoài phố hay ở nước họ không thiếu. Cái người ta cần đến đó là những công trình có tuổi đời hàng chục năm chứa đựng nhiều giá trị lịch sử và văn hoá.
“Giá trị của công trình này chính là nhìn vào đó sẽ thấy được lịch sử của đất nước. Còn bây giờ có tiền ai cũng có thể tạo ra sự hào nhoáng nhưng sự hào nhoáng sẽ có ý nghĩa gì khi bị người dân trong nước lẫn bạn bè quốc tế không ngó ngàng tới. Tôi lên tiếng là muốn để nhấn mạnh cho mọi người hiểu vấn đề đó”, KTS chia sẻ thêm.
Mong muốn của KTS Lê Văn Lân là “hãy nghe những gì tôi tha thiết nói vì tôi muốn tốt cho công trình, cho lợi ích chung”.
Theo KTS Phạm Thanh Tùng cho rằng, việc cải tạo, sửa chữa là cần thiết nhưng nên giữ được kiến trúc ban đầu. Quan điểm của ông khi cải tạo, sửa chữa lại công trình là ngoài việc đảm bảo công trình bền vững thì không làm mất đi giá trị, vẻ đẹp, kiến trúc bên ngoài.
“Chúng ta đã có bài học tôn tạo Nhà hát Lớn Hà Nội cách đây gần 20 năm. Người ta tôn tạo Nhà hát Lớn khang trang hơn, đẹp đẽ hơn nhưng vẫn giữ nguyên giá trị kiến trúc bên ngoài”, KTS Phạm Thanh Tùng nhấn mạnh.
Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về vụ việc này để thông tin đến độc giả.
Hà Tùng Long
Theo Dantri
Dự án Ba Bò: Sài Gòn phải 'lụy' Bình Dương
Phía Bình Dương chưa thực hiện việc nâng thành bể tiêu năng nên phía TP.HCM chưa thể xây lại đập tràn bị vỡ.
Thời gian gần đây, rắc rối đã xảy ra khi dự án cải tạo kênh Ba Bò - phía TP.HCM (do Trung tâm Chống ngập TP.HCM làm chủ đầu tư) đi vào giai đoạn thi công gấp rút để kịp sử dụng trong năm 2016. Chuyện khởi nguồn từ công tác phối hợp thực hiện công trình ở đoạn tiếp giáp giữa TP.HCM và Bình Dương.
Sợ vỡ đập lần nữa nên phải chờ
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại đoạn kênh giáp ranh nói trên có một bể tiêu năng nhằm làm giảm tốc độ nước chảy từ phía Bình Dương về TP.HCM. Tuy nhiên, dù có bể tiêu năng này, tốc độ nước chảy về hướng TP.HCM vẫn còn rất mạnh. Mùa mưa năm 2014, lượng nước từ phía Bình Dương chảy dồn về phía TP.HCM quá lớn đã phá vỡ đập tràn ở công trình phía TP này.
Ngày 10-11, ông Võ Thanh Huy, Giám đốc Ban Quản lý dự án cải tạo kênh Ba Bò (thuộc Trung tâm Chống ngập TP.HCM), xác nhận có tình trạng vỡ đập tràn ở hồ chứa phía TP nhưng thiệt hại không lớn. Nguyên nhân được xác định là do bể tiêu năng phía Bình Dương thiết kế chưa đạt yêu cầu nên nước chảy về phía TP.HCM quá mạnh.
Ông Huy cho biết để đảm bảo công trình vận hành tốt, từ tháng 10-2015, Trung tâm Chống ngập mời đại diện Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Dương (đơn vị quản lý dự án cải tạo kênh Ba Bò phía Bình Dương) họp và thống nhất phía Bình Dương sẽ xây nâng thành bể tiêu năng lên khoảng 1 m. Khi phía Bình Dương xây nâng thành bể tiêu năng xong, phía TP.HCM mới xây lại đập tràn bị vỡ.
"Đợi hoài không thấy phía Bình Dương thực hiện, chúng tôi phải gửi công văn đề nghị lại nhưng vẫn không thấy phản hồi. Do đó đầu tháng 11-2015, Trung tâm Chống ngập phải gửi công văn kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương và Công ty Cấp thoát nước Bình Dương sớm có văn bản trả lời về vấn đề này" - ông Huy cho biết thêm.
TP.HCM tự xử?
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Vũ Văn Điện, đại diện Ban Quản lý dự án cải tạo kênh Ba Bò - Bình Dương, cho biết theo thiết kế ban đầu, công trình phía Bình Dương không có bể tiêu năng. "Sau đó, do phía TP.HCM đề nghị nên chúng tôi mới làm bể. Khi thiết kế xây bể, chúng tôi họp với đơn vị tư vấn công trình phía TP.HCM và thực hiện theo yêu cầu của phía này. Thế nhưng khi xây xong bể tiêu năng thì vẫn xảy ra tình trạng vỡ đập tràn phía TP.HCM" - ông Điện nhấn mạnh.
Đại diện Ban Quản lý công trình cải tạo kênh Ba Bò - Bình Dương cho biết thêm hiện nay công trình ở phía Bình Dương đã hoàn thành nên đơn vị này không thể xây thêm thành bể tiêu năng. "Trường hợp này có thể xử lý bằng cách phía TP.HCM sẽ thực hiện công trình xây nâng thành bể tiêu năng phía Bình Dương. Còn trình tự thủ tục pháp lý ra sao thì phía TP.HCM phải thực hiện. Riêng cá nhân tôi, vấn đề quan trọng là công trình phía TP.HCM được thực hiện như thế nào để đảm bảo chứ nâng thành bể tiêu năng phía Bình Dương cao thêm 1 m cũng chẳng ý nghĩa gì" - ông Điện nói.
Thủ tục để TP.HCM nâng thành bể tiêu năng không dễ Ban Quản lý dự án cải tạo kênh Ba Bò - TP.HCM cho biết chi phí dự kiến xây nâng thành bể tiêu năng không tới 20 triệu đồng. Do đó nếu phía Bình Dương không thực hiện thì đơn vị sẽ kiến nghị Sở GTVT TP và UBND TP để xin ý kiến về việc thực hiện hạng mục này. Tuy nhiên, nhiều người am hiểu về lĩnh vực đầu tư công cho rằng do công trình nằm ở phía Bình Dương nên thủ tục pháp lý để thực hiện sẽ rất rắc rối.
TRUNG THANH - KHANG BÁCH
Theo_PLO
Chính thức phát điện tổ máy số I thủy điện Lai Châu vào ngày 23/12 Tổ máy số 1 đã được chạy thử nghiệm không tải an toàn và hòa lưới điện quốc gia từ ngày 14/12, sẵn sàng cho lễ mừng công chính thức phát điện. Sau gần 5 năm khởi công, đến nay công trình thủy điện Lai Châu đã cơ bản hoàn thành việc thi công các hạng mục xây dựng cơ bản và cụm...