Cúng ông táo chớ dại đặt những món ăn này lên bàn thờ, kẻo rước thêm vận hạn, cả năm làm gì cũng hỏng
Khi cúng ông Công, ông Táo bạn nên lưu ý những nguyên tắc này để bề trên chứng giám cho lòng thành của bạn, năm mới thuận lợi phát tài.
Những đại kị khi cúng ông Táo
Theo quan niệm dân gian của nước ta thì cứ tới ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn Táo về trời, mỗi nhà đều phải chuẩn bị một mâm cơm tiễn táo trước khi đi. Thông thường, trong mâm cơm cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp không thể thiếu các món ăn truyền thống như gà luộc, bánh chưng, nem rán, giò, canh măng… Đồng thời, tùy theo từng vùng miền lại có các món ăn đặc trưng khác nhau mang đậm bản sắc của mình. Tuy nhiên, ngày nay có nhiều người tự ý sáng tao ra những món ăn mới lạ để cúng Táo mà không biết là đúng hay sai.
Nếu bạn muốn có một năm mới may mắn, thì bạn nên tránh những món ăn đại kị khi cúng ông Táo đó là món cá rán. Nhưng ít ai biết răng món ăn này không may mắn, bạn chỉ nên cúng cá giấy hoặc dùng cá còn sống rồi mang ra sống hồ phóng sinh. Theo các chuyên gia phong thủy, tuyệt đối không nên cúng cá rán, nhất là món cá chép. Nguyên nhân là điều này sẽ trái lại với phong tục truyền thống là cá chép được phóng sinh khi còn sống. Nếu cúng món ăn này, ông Công ông Táo sẽ không còn “phương tiện” để về nhà lên trời.
Bạn chỉ nên cúng cá chép giấy hoặc cá còn sống không nên cúng cá rán
Theo nguyên mẫu từ thời xa xưa truyền lại thì các gia đình sẽ cúng một chậu nước với cá sống. Cá chép được thả xuống nước sẽ hóa rồng. Việc cúng cá rán không đúng với truyền thống từ xa xưa. Ngoài cá chép, bạn cũng có thể cúng một số loại cá khác cũng không ảnh hưởng. Dù đây chính là truyền thống nhưng bạn nên cẩn trọng bởi có thờ có thiêng có kiêng có lành.
Thời gian cúng ông Táo tốt nhất
Theo các chuyên gia phong thủy thời gian cúng ông Táo không nên quá sớm, tuyệt đối tránh cúng vào đúng ngày rằm tháng Chạp; nên cúng sớm nhất là từ ngày 20 tháng Chạp (tức 20 tháng 12 dương lịch) đến 23 tháng Chạp.
Mâm cơm cúng ông Táo cũng khác mâm cơm ngày Tết bởi chúng cần phải có những bộ quần áo tai chuồn để cho ông Táo, Thổ Công, Thổ Địa. Khi bạn cúng ông Công ông Táo phải được thực hiện trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Bởi đây là “thời hạn chót” để ba vị đầu rau bay lên trời. Cúng sau thời điểm này sẽ được cho là không còn ý nghĩa.
Video đang HOT
Mâm cơm cúng Táo đúng phong thủy
Ngoài ra, bạn cũng không nên bao sái, rút chân nhang, dọn dẹp không gian thờ cúng và bàn thờ trước khi cúng ông Công ông Táo.Nếu bạn rút tỉa chân nhang thì nên chờ cúng ông Công ông Táo xong mới được thực hiện việc bao sái và rút tỉa chân nhang.
Thêm vào đó, trước khi bạn cúng ông Công ông Táo phải giữ thân thanh sạch. Đồng thời, khi bạn cúng cần phải ăn mặc chỉn chu, gọn gàng kín đáo không mặc quần đùi, áo ba lỗ, váy ngắn… Trong lúc khấn cúng phải giữ tâm thái hoan hỉ vui vẻ để tạo ra năng lượng tích cực trong thờ cúng và tâm linh.
(*) Bài viết chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm
Dọn nhà cuối năm cần làm theo thứ tự này để tránh xui xẻo, mất lộc
Việc dọn nhà đón Tết năm nào cũng làm nhưng không phải ai cũng biết những lưu ý quan trọng về phong thủy để tránh ảnh hưởng đến vận khí của gia đình trong năm mới.
Thời điểm dọn nhà
Theo một số chuyên gia phong thủy phương Đông, ngày thích hợp nhất để dọn nhà trước Tết là 28 tháng Chạp. Trong khi đó, cổ nhân Trung Hoa lại cho rằng ngày 24 tháng Chạp hàng năm là ngày "tảo trần". Đây là thời điểm các gia đình nên tiến hành quét dọn nhà cửa.
Trên thực tế, cuộc sống hiện điện ai cũng bận rộn với công việc đặc biệt là thời điểm năm hết Tết đến. Do đó, nếu không thể tiến hành dọn nhà vào hai thời điểm trên, gia chủ chỉ cần cố gắng dọn dẹp mọi thứ tươm tất trước thời điểm gia thừa là được.
Thứ tự lau dọn nhà cửa
Đối với những người cảm thấy năm vừa qua diễn ra không quá thuận lợi, tốt nhất nên lau từ vị trí sâu nhất trong nhà và dọn dần ra đến cửa. Theo phong thủy, đây là cách lau dọn giúp gia chủ đuổi vận xui ra khỏi nhà.
Ngược lại, nếu thấy năm vừa qua gặp nhiều may mắn, gia chủ nên quét dọn từ cửa vào trong nhà, tượng trưng cho việc tích trữ tài lộc, giúp năm mới thành công hơn năm cũ.
Lưu ý dọn dẹp ở từng khu vực
Khu vực bàn thờ
Đối với khu vực bàn thờ, gia chủ nên chuẩn bị nước ngũ vị hương (được đun từ 5 loại hương thơm tự nhiên như hồi, quế, hương nhu, sả, lá bưởi) để lau dọn bàn thờ.
Khi lau dọn, chú ý không được xê dịch bát hương. Một tay giữ bát hương, một tay cầm khăn sạch lau xung quanh bát hương vòng từ Lưỡng long chầu nguyệt lau ra.
Ảnh và tượng thờ cũng nên hạn chế di chuyển trong quá trình lau.
Khi rút tỉa chân hương, gia chủ nên giữ lại 7, 1, 27, 37 chân hương nếu trạch chủ chính là nam nhân và giữ lại 9, 19, 29, 39 chân hương nếu trạch chủ chính là nữ nhân.
Đốt phần chân hương đã rút ra vào ngày sau khi ta đã cúng rước ông Công ông Táo lên Thiên Đình báo cáo.
Dọn dẹp phòng khách
Gia chủ phải lau dọn cửa chính, cửa ra vào thật sạch sẽ dể đón cát khí.
Những nơi đón tiếp khách nên đặt cậu cây cảnh hoặc tranh ảnh, câu đối, tượng trang trí để tạo sinh khí cho căn nhà.
Dọn dẹp phòng bếp
Không nên treo các vật sắc nhọn như dao, kéo... trên tường.
Ưu tiên đặt những vật như hộp khăn giấy, giá để rư ợu, khay trà... để làm đẹp không gian phòng bếp dịp năm mới.
Dọn dẹp phòng ngủ
Nếu vận khí của năm cũ khá tốt, gia chủ chỉ cần lau dọn giường ngủ sạch sẽ, tránh xê dịch giường, nhất là đầu giường.
Ngược lại, nếu vận khí xui xẻo, gia chủ có thể nhấc cả đầu giường ra để lau dọn sạch sẽ rồi kê lại như cũ.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
5 điều kiêng kỵ khi cúng ông công ông táo gia chủ nên tránh để không mất tài lộc Tết ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Dưới đây là những điều kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo mà gia chủ nào cũng nên biết. Lễ cúng ông Công ông Táo là ngày lễ quan trọng trong văn hóa của người Việt. Hàng năm, năm hết Tết đến, vào ngày 23 tháng...