Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào để tốt cho gia chủ, năm mới sức khỏe bình an?
Có cần cúng ông Công, ông Táo đúng vào ngày 23 tháng Chạp là thắc mắc của nhiều gia đình. Vậy, Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào ngày nào để tốt cho gia chủ?
Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào ngày nào để tốt cho gia chủ?
Việc cúng ông Công ông Táo tùy theo gia cảnh, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình và quan trọng là sự thành tâm, không nên quá câu nệ, rườm rà mà mất đi ý nghĩa tốt đẹp và cái tâm hướng thiện của mình.
Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh – Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam – cho rằng, hiện nay tùy vào điều kiện từng gia đình, mà có thể làm lễ tiến ông Công ông Táo vào thời điểm khác nhau. Có người cúng buổi sáng, có người cúng buổi chiều ngày 23 tháng Chạp, có người cúng hôm trước. Tuy nhiên, nếu cúng vào đúng ngày 23 tháng chạp thì vẫn hay hơn.
Dù vậy, bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến ngày 23 tháng Chạp, các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để tiễn Táo quân bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng.
Cúng Táo quân vào giờ nào tốt năm 2020?
Ngày 21 tháng Chạp năm Kỷ Hợi, ngày Đinh Tị, mệnh ngày Sa Trung Thổ (tức ngày 15/1/2020 dương lịch), là ngày đẹp để tiến hành cúng Táo quân, tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời. Trong ngày này, các giờ tốt có thể tiến hành lễ cúng gồm giờ: Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h).
Theo lịch vạn niên, ngày lễ ông Công ông Táo 23 tháng Chạp năm nay rơi vào thứ Sáu ngày 17/1/2020 dương lịch.
Khung giờ tốt trong ngày 23 tháng Chạp:
- Cúng ông Táo vào giờ Mão (5h-7h), tốt hơn cả là lúc 7h sáng. Giờ Mão ngày 23 tháng Chạp là giờ Đại An. Cúng Táo quân vào giờ này có thể hóa giải những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, giúp gia đạo hưng vượng. Ngoài ra, tiến hành nghi lễ cúng vào giờ này còn mang tới sức khỏe tốt lành, sự bình an trong tâm trí gia chủ.
- Cúng Táo quân vào giờ Tị (9h-11h), tốt hơn cả là lúc 11 giờ. Năm Kỷ Hợi 2019, giờ Tị là giờ Tốc Hỷ.
Video đang HOT
Bài văn khấn cúng ông Công ông Táo đúng chuẩn phong tục
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Theo Khoe va dep
Ông Công ông Táo "cực thích" những món ăn này, trên mâm cỗ cúng tuyệt đối không được thiếu
Gia chủ có thể chuẩn bị một số món ăn truyền thống dưới đây cho mâm cỗ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.
Cúng ông Công ông Táo là một nghi lễ không thể thiếu trong dịp năm hết Tết đến. Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, gia chủ sẽ chuẩn bị một mâm cỗ để tiễn các vị thần về trời, báo cáo với Ngọc Hoàng những chuyện xảy ra trong năm qua. Đến đêm giao thừa, Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục trông coi việc bếp lửa trong gia đình.
So với ngày xưa, mâm cỗ cúng Táo Quân giờ đây đã được đơn giản hóa rất nhiều, không bắt buộc phải có đầy đủ các món ăn truyền thống. Ngày nay, tùy vào điều kiện, gia chủ có thể chuẩn bị nhiều món ăn mới lạ để dâng lên các vị thần.
Tuy nhiên, trong mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của người Việt thường xuất hiện 5 món chủ đạo:
Xôi
Xôi là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của người Việt. Hiện nay, các gia đình chuộng sử dụng xôi gấc vì màu sắc đỏ đẹp, mang lại ý nghĩa may mắn. Ngoài ra, để tạo sự đẹp mắt, các loại sôi ngũ sắc cũng được yêu thích.
Bánh chưng
Bánh chưng cũng là một món ăn truyền thống trong dịp lễ Tết ở Việt Nam. Chị em có thể tự gói hoặc đặt mua bánh ngoài hàng để về thắp hương.
Gia đình có điều kiện có thể sử dụng cả xôi và bánh chưng để thắp hương trong ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, có thể chỉ cần sử dụng một trong hai món này.
Gà luộc
Đây là món ăn không thể thiếu trên nhiều mâm cỗ cúng trong các dịp lễ Tết. Gà cúng sẽ dùng gà trống, để nguyên con. Về trình bày có thể để gà ngậm hoa hồng hoặc xếp gà cánh tiên.
Giò
Trên mâm cỗ cần một khoang giò có độ dày khoảng 2 cm. Chị em có thể cắt thành 6 miếng hình hạt dẻ đều nhau để bày trên đĩa. Có thể sử dụng giò lụa, giò chay, giò thủ đều được.
Miến xào lòng gà
Đây là một món ăn dễ chế biến và nguyên liệu vô cùng đơn giản, thường xuất hiện trên mâm cỗ cúng ngày Tết.
Những món tuyệt đối không được bày trên mâm cỗ cúng ông Công ông Táo
Không cúng quả giả vì điều này không thể hiện sự thành tâm của gia chủ.
Những loại quả có mùi, có gai như sầu riêng, mít cũng không được bày lên mâm cỗ cúng.
Không cúng cá chép rán bởi cá chép là phương tiện di chuyển của Táo Quân. Dân gian quan niệm, cá chép sống được phóng sinh sẽ rước các cụ về trời. Nếu cúng cá rán sẽ sinh ra mâu thuẫn với phông tục.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Theo Khoe va dep
5 lưu ý khi cúng ông Công ông Táo năm 2020 Ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị mâm cỗ, cá chép cúng tiễn đưa theo phong tục truyền thống. Cúng lễ ông Công ông Táo năm 2020 cần phải lưu ý điều gì? Theo truyền thống của dân tộc, ngày 23 tháng Chạp (âm lịch) là ngày ông Công...