Cúng ông Công, ông Táo trước 23 tháng Chạp có được không?
Cúng ông Công, ông Táo thường được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau việc cúng ông Công ông Táo có thể thực hiện khác ngày.
Cúng ông Công, ông Táo là phong tục truyền thống của người Việt
Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là Tết ông Công, ông Táo hay Tết Táo quân. Không chỉ là ngày lễ rất quan trọng, Tết Táo quân còn là dịp để người dân bày tỏ lòng thành với tổ tiên và các vị thần linh thông qua các nghi lễ cúng bái và sắm sửa lễ vật.
Theo tục lệ của người Việt, ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công, ông Táo lên chầu trời, báo cáo với Ngọc Hoàng về những sự việc xảy ra trong năm vừa qua. Vì thế việc cúng ông Công, ông Táo được tiến hành trọng thể ở các gia đình.
Cúng ông Công, ông Táo ngày nào cho đúng?
Thông thường lễ cúng ông Công, ông Táo được tiến hành đúng vào ngày 23 tháng Chạp, tuy nhiên vẫn có những gia đình cúng trước đó một vài ngày. Năm nay, ngày 23 tháng Chạp vào ngày thứ 5, vì thế nhiều gia đình thắc mắc không biết có thể cúng ông Công, ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp hay không?
Mâm cỗ cũng ông Công, ông Táo của người Việt
Trả lời cho câu hỏi trên, chia sẻ trên Báo Giao thông, chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển, Viện nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam cho hay lễ cúng ông Công, ông Táo tốt nhất là vào giờ Ngọ (11h – 13h) ngày 22 và 23 tháng Chạp khi các thần quy tụ chuẩn vị về trời. Tùy vào điều kiện từng gia đình mà lễ cúng có thể khác nhau. Có gia đình cúng vào buổi sáng hoặc buổi chiều ngày 23 nhưng cũng có gia đình đã thực hiện lễ cúng ông táo sớm trước đó 1 ngày.
Tuy nhiên, nếu không bận việc thì gia chủ nên hoàn tất việc cúng ông Công, ông táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp để kịp giờ các thần lên thiên đình. Trong trường hợp bất khả kháng chỉ có thể cúng vào tối 23 thì gia đình nên thành tâm và có xin phép.
Trong cuốn “Phong Tục Ngày Tết” (NXB Hồng Đức) ghi rõ, các gia đình tùy từng điều kiện có thể cúng ông Công, ông Táo trước hai ngày cũng được. Miễn là hoàn thành lễ cúng trước 12h00 ngày 23 tháng Chạp vì đây là thời điểm Táo quân đã phải có mặt trên Thiên đình. Nếu cúng sau giờ Ngọ, Táo quân không thể chầu trời, đồng nghĩa với việc cả năm tới của gia đình đó sẽ gặp nhiều vất vả, sóng gió.
Phong tục cúng ông Công, ông Táo là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Ngày lễ mang ý nghĩa giáo dục về truyền thống trong các gia đình, truyền tải những mong ước tốt đẹp và góp phần gia tăng thêm hương vị ngày Tết ở Việt Nam. Qua bài tổng hợp này, mong rằng các gia đình sẽ có thêm thông tin để chào đón một năm mới bình an và hạnh phúc.
Cúng ông Công ông Táo năm 2021 ngày nào đẹp, giờ nào tốt nhất, giúp gia chủ hưởng lợi trăm bề?
Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, gia đình nào cũng tất bật chuẩn bị mâm lễ để cúng ông Công ông Táo. Vậy năm 2021, cúng Táo Quân ngày nào, giờ nào đẹp nhất?
Video đang HOT
Thời gian cúng ông Công ông Táo?
Theo tập tục tín ngưỡng dân gian ta từ xưa đến nay, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời. Trước là để các Táo bẩm báo những việc làm tốt, xấu, việc đã làm được và việc chưa làm được dưới nhân gian. Sau là để xin may mắn, bình an, no đủ cho gia chủ.
Thường thì người dân sẽ cúng ông Công ông Táo từ ngày 21 âm lịch tới trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Bởi theo quan niệm xưa, 12 giờ là giờ cổng Thiên đình đóng lại, các Táo không vào chầu được nữa.
Cúng ông Công ông Táo ngày nào đẹp năm 2021?
Ngày đẹp để cúng ông Công ông Táo 2021 bao gồm những ngày sau:
- Ngày 21 tháng Chạp (2/2/2021 dương lịch): Tức thứ Ba, ngày Tân Tị, mệnh ngày Bạch Lạp Kim, Lục nhâm Lưu niên.
- Ngày 23 tháng Chạp (4/2/2021 dương lịch): Tức thứ Năm, ngày Quý Mùi, mệnh ngày Dương Liễu Mộc, Lục nhâm Xích khẩu.
Cúng Táo quân giờ nào tốt nhất năm 2021?
- Ngày 21 tháng Chạp
Các khung giờ đẹp trong ngày 21 tháng Chạp năm Canh Tý gồm: Thìn (7h-9h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h).
Trong đó, giờ Ngọ ngày 21 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, là khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân.
Tốc hỷ mọi việc mỹ miều
Cầu tài cầu lộc thì cầu phương Nam
Mất của chẳng phải đi tìm
Còn trong nhà đó chưa đem ra ngoài
Hành nhân thì được gặp người
Việc quan việc sự ấy thời cùng hay
Bệnh tật thì được qua ngày
Gia trạch đẹp đẽ tốt thay mọi bề..
Nếu gia chủ tiến hành cúng Táo quân vào khung giờ này, hứa hẹn trong năm mới cả gia đình gặp nhiều may mắn, niềm vui và sự hóa giải kịp thời cho những xui xẻo có thể gặp phải.
- Ngày 23 tháng Chạp
Các khung giờ tốt trong ngày 23 tháng Chạp gồm: Mão (5h-7h); Tị (9h-11h) và Ngọ (11h-13h), tốt hơn cả là trước 12h trưa.
Đặc biệt, trong ngày 23 tháng Chạp năm Canh Tý, giờ Mão là giờ Đại an, rất thích hợp để tiến hành nghi lễ cúng tiễn ông Táo về trời.
Đại an mọi việc tốt thay
Cầu tài ở nẻo phương Tây có tài
Mất của đi chửa xa xôi
Tình hình gia trạch ấy thời bình yên
Hành nhân chưa trở lại miền
Ốm đau bệnh tật bớt phiền không lo
Buôn bán vốn trở lại mau
Cúng Táo quân vào giờ này có thể hóa giải những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, giúp gia đạo hưng vượng. Ngoài ra, tiến hành nghi lễ cúng vào giờ này còn mang tới sức khỏe tốt lành, sự bình an trong tâm trí gia chủ.
Nên đón rước ông Táo về nhà ngày nào đẹp?
Theo tín ngưỡng dân gian, 1 năm bắt đầu từ giao thừa ngày 30 Tết cho tới hết 23 tháng Chạp của năm đó. Thời gian từ 23 tháng Chạp tới 30 Tết (với năm đủ) hoặc 29 Tết với năm thiếu.
Các Táo thường sẽ lên chầu trời trong khoảng 7 ngày (bắt đầu từ 23 - 30 tháng Chạp).
Vì vậy, các gia đình sẽ tiến hành lễ rước Táo quân về nhà vào ngày 30 tháng Chạp. Với năm lịch âm không có ngày 30 thì sẽ làm lễ đón Táo quân về nhà vào ngày 29 tháng Chạp.
Thời gian làm lễ cúng mời Táo quân về nhà bắt đầu từ khoảng 23h đến 23h45 đêm giao thừa, lễ vật chuẩn bị cũng giống như khi đưa ông Táo lên trời.
Muốn đổi vận, thêm tài lộc hãy áp dụng ngay cách dọn nhà này cho Tết sắp tới Dưới đây là cách dọn nhà đón Tết hợp phong thủy để rước tài lộc được chuyên gia phong thủy chia sẻ. Vào dịp Tết đến xuân về nhà nhà lại tất bật mua sắm, dọn dẹp nhà cửa để mong bước sang năm mới đón được nhiều tài lộc. Tuy nhiên, việc dọn nhà đón tết thế nào cho hợp phong thủy...