Cùng “mẫu số chung” là 5,5 độ richter?
Không chỉ ở thủy điện Sông Tranh 2 (TĐST), mà phần lớn các công trình TĐ ở Quảng Nam đều được thiết kế xây dựng với khả năng chịu đựng động đất 5,5 độ richter. Vì sao có cùng “mẫu số chung” đó cho đồng loạt các công trình đặt trên nền móng kiến tạo địa chất ổn định lẫn trên đới đứt gãy…?
Cty CP tư vấn xây dựng điện 1 (EVN PECC1) là “tác giả” của phần lớn các công trình nghiên cứu, tư vấn, thiết kế xây dựng… Trong đó có trên 10 nhà máy thủy điện (NMTĐ) lớn ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên, chủ yếu tại Quảng Nam. Các nghiên cứu về địa chất kiến tạo, lập hồ sơ tư vấn thiết kế của EVN PECC1 cho các dự án TĐ đều đưa ra “tư vấn” XD công trình có độ kháng chấn động đất 5,5 độ richter. Vậy cơ sở nào để họ đưa ra một “mẫu số chung” như vậy?
Tổng GĐ EVN PECC1 – ông Nguyễn Tài Sơn – cho biết, “mẫu số chung” đó lấy từ thông số cơ bản ở Viện Vật lý địa cầu (VLĐC) để đưa vào các hồ sơ tư vấn thiết kế xây dựng.
PGS-TS Nguyễn Hồng Phương – PGĐ Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần VN (Viện VLĐC) – cho biết: Những công trình nghiên cứu để đưa thông số tư vấn thiết kế các dự án thủy điện thuần túy là các hợp đồng kinh tế. Chủ đầu tư đã hợp đồng với 1 hoặc một bộ phận các chuyên gia tại viện để thực hiện. Theo tôi, việc “gán mẫu số chung” về động đất tại các dự án TĐ là sự khiên cưỡng, áp đặt. Đến nay chưa có bất cứ nghiên cứu động đất nào ở khu vực miền Trung. Theo Viện VLĐC, có đến 90% nguyên nhân xảy ra động đất ở Bắc Trà My là khởi nguồn từ hồ chứa TĐST 2. Chắc chắn có mối liên hệ giữa động đất kích thích do tích nước và đứt gãy kiến tạo.
Theo LD
"EVN liều thật!"
EVN liều thật. Họ đã hợp pháp hóa tài liệu của hội thảo thành nghiên cứu khoa học về động đất kích thích tại thủy điện Sông Tranh 2 (TĐST2). Thậm chí họ liều đến mức còn "bịa" rằng trong báo cáo phân tích... của tôi đánh giá về TĐST2".
Video đang HOT
Đập thuỷ điện Sông Tranh 2 thấm nước và sạt lở.
TS Địa lý, Sinh vật Lê Trần Chấn ngỡ ngàng thốt lên như vậy khi thấy tên mình bỗng dưng có trong báo cáo đánh giá tác động môi trường công trình TĐST2 của Tập đoàn Điện lực VN lập vào tháng 12.2006, được đăng trên báo Lao Động ngày 26.9.
Bí ẩn những cơn rung chấn
Báo cáo đánh giá tác động môi trường công trình TĐST 2 của EVN, tại mục IV.2.1.5: Đánh giá động đất kích thích khi xây dựng dự án có nêu: "Theo tác giả Lê Trần Chấn - Viện Địa lý thuộc TTKHTN&CN quốc gia trong "Phân tích các hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các dự án thuỷ điện" năm 2002 thì: Điều kiện để hồ chứa TĐST2 có khả năng gây động đất kích thích là: Dung tích của hồ chứa phải đạt trên 109m3 vùng hồ chứa có chiều cao cột nước tối thiểu là 100m và trong điều kiện đất đá vùng hồ và khu vực lân cận bị chia cắt bởi các đứt gãy kiến tạo và phân dị mạnh".
Và cùng với "Kết quả của báo cáo đánh giá độ nguy hiểm động đất ở khu vực công trình TĐST2 do Viện Vật lý địa cầu - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam lập tháng 8.2005. Chủ đầu tư đã kết luận: Như vậy, trong điều kiện trên và so sánh với các thông số hồ chứa và đập dâng, điều kiện đứt gãy địa chất và hiện tượng khả năng cực đại xuất hiện động đất vùng dự án có thể đánh giá hồ TĐST2 khi tích nước sẽ không có khả năng gây động đất kích thích, không gây rủi ro môi trường"(!).
Tiến sĩ Lê Trần Chấn.
"Cơn thịnh nộ" trong lòng đất lại không "chiều lòng" EVN. Chủ đầu tư vừa mới hàn vá xong những vết nứt tại thân đập, vừa mới tuyên bố là thân đập đã an toàn (mặc dù trong hồ chứa nước ở mực chết nên chưa có điều kiện để kiểm chứng kết quả hàn vá) thì lại xảy ra liên tiếp với mật độ dày đặc những cơn rung chấn, khiến người dân Bắc Trà My sống trong sợ hãi. Còn chủ đầu tư dù lo ngay ngáy vẫn phải hùng hồn tuyên bố: An toàn và trấn an người dân "yên tâm sống".
Động đất ở Bắc Trà My chỉ là động đất kích thích do tác động của hồ chứa nước, sẽ dần dần ổn định trong thời gian nhất định. Nhưng với kết luận động đất kích thích đó đã mâu thuẫn với chính báo cáo mà EVN đã lập và được Bộ Tài nguyên - Môi trường thẩm định, phê duyệt.
Xử lý sự cố thấm nước đập thuỷ điện Sông Tranh 2.
EVN rơi vào tình thế "khó ăn khó nói" không chỉ với dư luận mà với cả Bộ TNMT về độ chuẩn xác của nghiên cứu khoa học trong "Báo cáo đánh giá tác động môi trường TĐST2" của EVN. Vì hồ chứa nước ở mực nước chết chưa đạt ngưỡng cực đại như kết quả đánh giá độ nguy hiểm động đất ở khu vực công trình TĐST 2.
Trong báo cáo quan trọng có tính quyết định cho đơn vị thiết kế công trình TĐST 2, chủ đầu tư cũng không hề có kết quả nghiên cứu về động đất tự nhiên (do kiến tạo) trong khi các nhà khoa học về địa chất, kiến tạo đã lập được bản đồ đứt gãy kiến tạo khu vực Bắc Trà My..
Đập thuỷ điện Sông Tranh 2 thấm nước và sạt lở.
"Bí ẩn" những cơn rung chấn ở Bắc Trà My là do tác động kích thích kiến tạo hay là sự "cộng hưởng" của cả hai? là vấn đề mà các nhà khoa học cần phải tìm ra để đảm bảo an toàn cho tính mạng hơn 1,4 triệu người dân Quảng Nam mà trên đầu đang treo lơ lửng... quả bom nước.
TS sinh học... "nghiên cứu" động đất?
Tiếp PV tại nhà riêng, TS Lê Trần Chấn cười buồn: "Tôi không biết EVN đã lấy tài liệu ở đâu để đưa vào báo cáo trình Bộ TNMT thẩm định, phê duyệt về công trình TĐST2". Về "lai lịch" bản "phân tích các hướng dẫn...", mà EVN đã đưa vào bản báo cáo: TS Chấn cho biết, vào khoảng năm 1996, Viện Địa lý được sự tài trợ của Châu Âu thực hiện dự án "Báo cáo xây dựng năng lực quản lý môi trường VN", trong đó có phần "Hướng dẫn đánh giá môi trưởng thủy điện".
Tôi được viện giao phụ trách nhóm thực hiện. Chủ yếu trong báo cáo "hướng dẫn" này là sưu tầm tài liệu từ nước ngoài mang tính tham khảo, phục vụ cho hội thảo lần thứ nhất. Sau đó "vấn đề môi trường các công trình thủy điện" nhóm tôi không thực hiện nữa. Lãnh đạo viện nói phía Canada thực hiện.
"Từ đó đến nay, tôi đã quên tài liệu mang tính tham khảo này, không biết EVN đã lấy từ đâu để đưa vào báo cáo của mình "gắn" vào công trình TĐST 2. Câu trả lời thuộc về EVN" - TS Chấn nhấn mạnh.
"Trong báo cáo hướng dẫn đánh giá môi trường thủy điện mà chúng tôi thực hiện không nêu cụ thể về một công trình thủy điện nào cả, mà chỉ mang tính tham khảo phục vụ hội thảo. Thế nhưng trong báo cáo của mình, EVN đã "bịa" thêm số liệu năm (2002) và câu "Điều kiện để hồ chứa TĐST2 có khả năng gây động đất kích thích" - TS Lê Trần Chấn bức xúc.
Theo LD
Đánh giá về động đất ở Sông Tranh 2: Sai chồng lên sai Hiện tượng" Sông Tranh đã trở thành điểm nóng không chỉ trên phương tiện thông tin, mà còn thu hút sự quan tâm của giới khoa học. Có nhà khoa học đã trực tiếp khảo sát, nhưng có những ý kiến lại chỉ dựa trên hiện tượng xảy ra... khiến người dân Bắc Trà My hoài nghi về những lời trấn an về...