Cùng lo ngại tình hình Biển Đông, Việt – Lào kêu gọi tăng cường đoàn kết ASEAN
Sáng qua 25-6, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Thongloun Sisoulith cùng cắt băng khánh thành Cửa khẩu quốc tế La Lay giữa tỉnh Quảng Trị của Việt Nam và tỉnh Salavan nước bạn Lào – cặp cửa khẩu quốc tế thứ 8 trên toàn tuyến biên giới Việt-Lào. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em đã luôn ủng hộ giúp đỡ cách mạng Lào trước sau như một.
Trước khi cùng tham dự Lễ khai trương cửa khẩu quốc tế La Lay, tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Thongloun Sisoulith đã có cuộc hội đàm trao đổi về quan hệ song phương giữa hai nước và một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Hai Phó Thủ tướng đều bày tỏ lo ngại về những diễn biến ngày càng phức tạp trên Biển Đông.
Hai vị Phó Thủ tướng hai nước Việt – Lào đánh giá cao việc các nước ASEAN đã ra Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về tình hình Biển Đông tháng 5-2014; đồng thời kêu gọi tăng cường đoàn kết ASEAN, cùng có tiếng nói chung trong các vấn đề an ninh và phát triển của khu vực trên cơ sở bảo đảm tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, đồng thời phấn đấu sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Cũng trong chuyến công tác Quảng Trị khánh thành cửa khẩu quốc tế La Lay giáp nước bạn Lào, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cùng đoàn công tác của Chính phủ đã ra đảo Cồn Cỏ – nơi được coi là một trong những dấu mốc để vẽ đường cơ sở của lãnh hải Việt Nam trên Biển Đông. Tới thăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị), Phó Thủ tướng đồng thời dâng hương tại Đài tưởng niệm anh hùng liệt sỹ trên đảo.
Theo ANTD
Video đang HOT
Cái bắt tay khiến Trung Quốc không yên
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Philippine President Benigno Aquino III hôm qua (24/6) đã cam kết sẽ thắt chặt hơn nữa và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hợp tác an ninh song phương trong một thời điểm mà cả hai nước đều đang phải đối đầu với Trung Quốc. Cái bắt tay của hai nhà lãnh đạo Nhật Bản và Philippines đã khiến Trung Quốc "giật mình thon thót" vì lo ngại.
Trong một cuộc họp báo sau cuộc gặp gỡ kéo dài 45 phút và một bữa tiệc trưa làm việc ở thủ đô Tokyo, hai nhà lãnh đạo của Nhật Bản và Philippines đã tuyên bố, pháp quyền cần phải được bảo đảm để duy trì sự ổn định trong khu vực. Đây rõ ràng là một phát biểu nhằm thẳng về phía Bắc Kinh bởi Trung Quốc bị cáo buộc đang có những hành động dương oai diễu võ, bất chấp pháp quyền trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với Tokyo và Manila.
Cái bắt tay thật chặt giữa Lãnh đạo hai nước Nhật Bản và Philippines chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc cảm thấy bất an
"Nhật Bản là một đối tác chiến lược của Philippines. Vì thế, phận sự của chúng tôi là phải liên tục tiến hành các cuộc đối thoại bởi chúng tôi đang phải cùng nhau đối mặt với động lực thay đổi của môi trường an ninh khu vực. Tiến bộ của nhân dân chúng tôi và của cả khu vực chỉ có thể được thực hiện trong bối cảnh sự ổn định được củng cố, tăng cường", Tổng thống Philippines Aquino đã phát biểu như vậy.
Tổng thống Aquino đã đến Nhật Bản vào buổi sáng ngày hôm qua trong chuyến thăm ngắn kéo dài 1 ngày. Trong khuôn khổ chuyến công du này, ông Aquino đã đến thăm Hiroshima và có bài diễn văn quan trọng tại Hội nghị Củng cố Hòa bình cho Mindanao lần thứ 6. Đây là hội nghị được tổ chức và được tài trợ bởi Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản.
"Với tình hình khu vực đang ngày càng trở nên căng thẳng, cả hai quốc gia đang phối hợp chặt chẽ với nhau", Thủ tướng Abe cho biết đồng thời cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ Philippines trong vấn đề an ninh hàng hải.
Năm ngoái, Nhật Bản cho biết, nước này sẽ cung cấp 10 tàu tuần tra cho Philippines thông qua viện trợ phát triển chính thức (ODA).
Trong bữa ăn trưa làm việc kéo dài 45 phút, Tổng thống Aquino cũng đã thông báo với Thủ tướng Abe về những nỗ lực của Manila trong việc giải quyết cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông một cách hòa bình, thông qua luật pháp quốc tế. Philippines hồi tháng 3 đã đề nghị tòa án của Liên Hợp Quốc ra phán quyết tuyên bố đòi hỏi chủ quyền theo yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp. Bắc Kinh đã từ chối tham gia vào tiến trình này.
Philippines ủng hộ nhiệt thành Nhật Bản mở rộng vai trò quân sự
Tổng thống Philippines Aquino cũng đã nhiệt thành bày tỏ sựủng hộ đối với các bước đi của Thủ tướng Shinzo Abe trong việc dỡ bỏ những hạn chế đối với quân đội Nhật Bản để giúp nước này mở rộng vai trò quân sự trong khu vực cũng như trên thế giới.
Theo lời ông Aquino, ông tin rằng, nỗ lực của Thủ tướng Abe trong việc mở rộng vai trò quân sự của Nhật Bản sẽ đem lại lợi ích cho sự ổn định trong khu vực.
"Đang có những tranh luận xoay quanh kế hoạch của chính phủ Nhật Bản trong việc xem xét lại một số quy định được đưa ra trong hiến pháp. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng, các nước có thiện chí sẽ chỉ có lợi khi chính phủ Nhật Bản được tăng thêm quyền và sức mạnh để giúp đỡ những quốc gia khác cũng như khi chính phủ được phép giúp đỡ những nước gặp khó khăn, đặc biệt trong lĩnh vực phòng thủ tập thể", Tổng thống Aquino đã nói như vậy trong một cuộc họp báo chung sau cuộc gặp song phương với Thủ tướng Abe.
Như một phần của nỗ lực tăng cường vai trò quân sự của Nhật Bản trong khu vực, Thủ tướng Abe đang tìm cách thay đổi cách hiểu hiến pháp hòa bình để cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thực thi quyền "phòng thủ tập thể". Nếu được thực thi quyền này, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ được phép bảo vệ các đồng minh như Mỹ khi thậm chí Nhật Bản không bị tấn công.
Washington đã hoan nghênh nỗ lực trên của Nhật Bản và nhiều quốc gia Đông Nam Á đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với Trung Quốc cũng sẵn sàng đón nhận một Nhật Bản có vai trò quân sự lớn hơn trên thế giới cũng như một mối quan hệ an ninh thắt chặt hơn giữa Mỹ và Nhật Bản
Việc Tổng thống Aquino ủng hộ nhiệt thành Nhật Bản trong việc mở rộng, tăng cường vai trò quân sự của nước này trong khu vực và trên thế giới diễn ra khi mà Manila ngày một tỏ ra quan ngại về việc Bắc Kinh tăng cường giành giật chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với các nước láng giềng xung quanh.
Trung Quốc đang đòi chủ quyền đối với hầu hết toàn bộ Biển Đông dựa trên yêu sách đường 9 đoạn phi lý và phi pháp. Để thực thi tham vọng độc chiếm khu vực biển chiến lược và giàu tài nguyên này, Trung Quốc đang có những bước đi, động thái ngày một hung hăng, quyết liệt, khiến các nước trong khu vực và cộng đồng thế giới bất bình.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang có cuộc tranh chấp nóng bỏng với Nhật Bản ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Bắc Kinh được cho là đang tìm mọi cách phá vỡ quyền kiểm soát quần đảo này của Tokyo. Tàu thuyền và máy bay Trung Quốc đang liên tục khuấy đảo khu vực, chơi trò "mèo vờn chuột" với tàu thuyền và máy bay Nhật Bản.
Quan ngại đặc biệt về những hành động dương oai diễu võ của Trung Quốc ở những vùng tranh chấp, Thủ tướng Abe đang theo đuổi chính sách tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ an ninh giữa Nhật Bản với các nước Đông Nam Á.
Theo Vnmedia
Dương Khiết Trì nói gì sau khi trở về từ Việt Nam? Luận điệu Trung Quốc sẽ "cương quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ" và "tranh chấp trong khu vực nên được giải quyết qua đối thoại trực tiếp với nước liên quan" lại được Ủy viên Quốc vụ viện nước này Dương Khiết Trì sử dụng, sau khi ông này trở về từ chuyến đi tới Việt Nam mới đây. "Chúng tôi sẽ...