Cùng làm sạch ruộng đồng, thôn xóm, ai cũng vui khỏe
Ông Nguyễn Quốc Ân – Chủ tịch Hội ND huyện Sóc Sơn cho biết: Thực hiện Chỉ thị số 22 của Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Ban Thường vụ Hội ND huyện đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của Hội ND tham gia đảm bảo vệ sinh đồng ruộng giai đoạn 2019 – 2020″ đến cơ sở.
Sau hơn một năm triển khai thực hiện, đến nay, 100% chi hội nông dân hưởng ứng thực hiện và tổ chức phong trào nông dân bảo vệ môi trường, ra quân thu gom vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng chuyển xử lý theo quy định.
Mô hình sản xuất rau hữu cơ tại huyện Sóc Sơn cho nông dân thu nhập ổn định. Ảnh: Ngọc Quỳnh
Đáng chú ý, trong tổ chức thực hiện đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội ND huyện với các ngành chức năng của huyện và cấp ủy, chính quyền các xã… Nhiều nơi đã tổ chức được phong trào sâu rộng, hiệu quả như Hội ND các xã: Việt Long, Bắc Sơn, Xuân Thu, Đông Xuân, Minh Phú. Qua 2 đợt phát động (tháng 6 và tháng 9/2019) Hội ND các xã, thị trấn đã tổ chức vận động hội viên nông dân thu gom được 9,8 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Về cơ bản, trên các cánh đồng không còn điểm tích tụ thuốc bảo vệ thực vật dư thừa và vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
Video đang HOT
Để động viên, hỗ trợ phong trào, UBND huyện đã hỗ trợ kinh phí qua Hội ND huyện đầu tư cho các xã tổng cộng 520 thùng đựng rác kiên cố bằng xi măng có nắp đậy; hỗ trợ mỗi cơ sở hội 3 triệu đồng và trang bị ủng, găng tay, khẩu trang… đủ cho 500 người tham gia thu gom vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật. Từ hoạt động thực tế, Hội ND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Sóc Sơn đã thành lập được 29 tổ bảo vệ môi trường với 315 tình nguyện viên tham gia.
Bên cạnh đó, phong trào phát triển nông nghiệp an toàn cũng được các cấp Hội đẩy mạnh. 100% các mô hình liên kết nông dân sản xuất nông nghiệp trong năm do Hội ND vận động đều gắn với mục tiêu sản xuất nông nghiệp sạch. Phong trào nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn tiếp tục phát triển. Nhiều cung đường nông dân tự quản đã được nâng cấp và xây dựng mới, nâng tổng số cung đường tự quản do Hội cơ sở xây dựng từ 58 cung đường (năm 2018) lên 81 cung đường (năm 2019). Hoạt động nông dân tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm và thu gom chất thải rắn được tăng cường.
“Năm 2020, các cơ sở Hội ND tiếp tục tổ chức tốt việc tham gia thu gom vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại các xã, thị trấn theo 2 đợt (từ tháng 4-5 và tháng 8 – 9/2020); đồng thời phát triển và nhân rộng các mô hình nông dân tự quản về bảo vệ môi trường ở các xã” – Chủ tịch Hội ND huyện Sóc Sơn Nguyễn Quốc Ân cho biết.
Theo Danviet
Hà Nội: 1 xã mỗi năm bán 400 tấn rau hữu cơ, thu hơn 6 tỷ đồng
Thời gian qua, Hội ND huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu cho nông sản, trong đó có thực hiện mô hình trồng rau hữu cơ, góp phần thúc đẩy việc liên kết, tiêu thụ nông sản thuận lợi hơn.
Mô hình trồng rau hữu cơ ở Thanh Xuân cho hiệu quả cao. Ảnh: Ngọc Quỳnh
Nhiều năm trước, nông dân thôn Bái Thượng (xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn) chủ yếu trồng rau theo phương pháp truyền thống nên sản phẩm chưa đạt chất lượng và thu nhập không ổn định. Năm 2008, thông qua Hội ND huyện Sóc Sơn và chính quyền địa phương, thôn được triển khai 2 dự án trồng rau hữu cơ của Trung tâm Hành động vì sự tiến bộ đô thị (Australia) và ADDA (Đan Mạch). Theo đó, một số hộ nông dân tham gia dự án được tập huấn, hướng dẫn kiến thức trồng, chăm sóc rau trên diện tích 7.000m2 theo hướng hữu cơ (bón phân ủ hoai, đậu tương ngâm...), không sử dụng thuốc hóa học.
Theo Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ kinh doanh nông nghiệp hữu cơ Hoàng Văn Hưng, sản phẩm rau của dự án bảo đảm chất lượng và sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng... nên nông dân Bái Thượng nhiệt tình hưởng ứng. Từ năm 2010 đến nay, thôn mở rộng diện tích trồng rau hữu cơ lên 6ha với các loại rau ăn lá, củ, quả, rau gia vị... Nhờ tích cực luân canh, xen vụ, mỗi sào rau cho thu nhập từ 30 đến 40 triệu đồng/năm.
Phó Chủ tịch Hội ND xã Thanh Xuân Lê Minh Quyền cho biết, "Rau hữu cơ Sóc Sơn" là nhãn hiệu nông sản đầu tiên của Hà Nội do Hội ND xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn là chủ sở hữu. Đến nay, xã Thanh Xuân đã phát triển được 30,5ha rau trồng theo phương pháp hữu cơ, tập trung tại các thôn: Thanh Nhàn, Bái Thượng, Trung Na...
Sản phẩm rau hữu cơ được người tiêu dùng ưa chuộng, nên giá rau hữu cơ bán luôn gấp 2 - 2,5 lần so với các loại rau trồng theo phương thức truyền thống. Trung bình mỗi năm, địa phương xuất bán cho thị trường 400 tấn rau hữu cơ, đem lại thu nhập trên dưới 6 tỷ đồng cho hội viên. Để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, giúp hội viên yên tâm sản xuất, Hội ND xã Thanh Xuân đã ký kết hợp đồng tiêu thụ với các công ty và điểm bán sản phẩm hữu cơ trên địa bàn thành phố.
Ông Nguyễn Quốc Ân - Chủ tịch Hội ND huyện Sóc Sơn cho biết: Thời gian qua, các cấp Hội ND trong huyện đã có nhiều đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, đạt những kết quả tích cực. Hội đã phát triển nguồn quỹ, phối hợp với các ngân hàng hỗ trợ trên 14.400 lượt nông dân vay vốn trên 161 tỷ đồng.
Hội cũng đã mở nhiều lớp tập huấn cho nông dân về xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 60.000 lượt hội viên. Hội cũng phối hợp xây dựng 7 hợp tác xã, 5 chi hội nghề, 3 tổ hội nghề nghiệp, 34 nhóm sản xuất rau hữu cơ dưới sự quản lý của Hội ND.
Theo Danviet
Đạo ôn, chuột đồng "tấn công" hàng trăm héc-ta lúa xuân Hà Tĩnh Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, lúa xuân 2020 của Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh nhưng đã có hàng trăm héc-ta bị sâu hại tấn công, trong đó có những loại dịch bệnh nguy hiểm như đạo ôn, chuột... Chuột đang là loại dịch hại đáng lo ngại nhất của bà con nông dân...