Cùng lạc vào Miêu Vương Thành ở vùng Tây Nam Trung Quốc
Miêu Vương Thành là một bản làng nhỏ, nơi tập trung sinh sống của người dân tộc Miêu hay còn gọi là người H’Mông.
Nằm cách Phượng Hoàng Cố Trần tầm khoảng 21 km, khi di chuyển từ thành cổ đến khám phá Miêu Vương Thành, du khách sẽ được thưởng ngoạn những cảnh đẹp thơ mộng dọc đường đi.
Khác với những người Miêu Thuần đã định cư ở vùng đồng bằng và hòa nhập với cuộc sống hiện đại, Miêu Vương Thành tại thành phố Đồng Nhân tập trung chủ yếu người Dã Miêu, những người sinh sống tại vùng sâu vùng xa, có ý thức bảo tồn và thể hiện văn hóa dân tộc vô cùng mạnh mẽ.
KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO TẠI MIÊU VƯƠNG THÀNH
Theo dòng chảy của thời gian, mọi thứ ở ngôi làng này không thay đổi, vẫn còn bảo tồn nguyên vẹn giá trị của nền văn hóa hóa bản địa thậm chí càng rõ nét hơn trong cuộc sống hiện đại. Đến với Miêu Vương Thành, du khách sẽ choáng ngợp bởi lối kiến trúc nhà cửa ở nơi đây. Du khách sẽ thấy kiến trúc chủ yếu bằng đá tuyệt đẹp, từ đường đi, tường nhà, bậc thang hầu hết đều được làm bằng những tảng đá lớn nhỏ ghép lại và được chạm khắc rất tinh xảo. Đặc biệt nhất là những mái ngói âm dương sẫm màu nằm quần tụ ở địa hình chênh vênh.
Tại làng cổ Miêu Vương Thành còn có một khu nhà biểu diễn nghệ thuật của dân tộc Miêu, phía sau là khu trưng bày được gọi là bảo tàng của người Miêu. Khu nhà này có kiến trúc đặc sắc mang một nét cổ kính, tường được dựng bằng gỗ và trạm trổ cầu kì. Phía trước nhà được treo những chùm bắp ngô và ớt lủng lẳng để chống tà ma và cầu thực ấm no, tưởng chừng như chúng ta đang đi lạc vào thời kỳ cận đại.
Người Miêu thuộc dân tộc ít người thường sống tập trung ở những khu vực đồi núi nên nhà cửa của họ cũng được xây dựng theo kiến trúc phù hợp với địa hình dốc núi. Ngôi nhà truyền thống của người Miêu đa số dùng chất liệu bằng gỗ, xây trên các trụ cao có tên gọi là Điếu Cước Lâu.
Video đang HOT
Một ngôi nhà thông thường có 3 tầng, tầng 1 dùng để chăn nuôi gia súc tương tự với kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên Việt Nam, tầng 2 là nơi sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình và tầng 3 là nơi lưu trữ thóc.
Tại Miêu Vương Thành, hầu hết các đồ vật được trưng bày trong nhà khá đơn sơ và thường là những vật dụng sinh hoạt và lao động sản xuất như khung dệt, công cụ trồng lúa,…
NHỮNG NÉT VĂN HÓA THÚ VỊ VÀ VẺ ĐẸP TÂM HỒN CỦA NGƯỜI MIÊU TẠI MIÊU VƯƠNG THÀNH
Đến Miêu Vương Thành, một hình ảnh thú vị hút vào tầm mắt du khách là màu xanh phấp phới của tà áo người Miêu. Màu xanh là màu truyền thống trong trang phục của người họ, đặc biệt là những cô gái Miêu. Phụ nữ Miêu rất khéo léo trong việc may vá, hầu như những trang phục họ mặc đều được may thêu từ thủ công. Điều đặc biệt trong lối trang phục của người Miêu là họ rất thích đeo trang sức bằng bạc. Theo quan niệm của họ, trang sức bạc là mang lại ánh sáng và có thể xua đuổi tà ma. Không chỉ vậy, họ còn quan niệm rằng, những cô gái Miêu đều phải có một bộ trang sức bạc trước khi lập gia đình, nếu không thì con gái không thể gả chồng.
Nếu có dịp ghé thăm Miêu Vương Thành, du khách hãy thử dành chút thời gian để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của không chỉ trang phục mà cả vẻ đẹp của những người phụ nữ nơi đây.
Không chỉ đảm đang việc nhà, họ còn là những người phụ nữ phóng khoáng và hồn hậu. Một bài hát thổ ngữ Miêu được họ cất lên hết sức tự nhiên và phòng khoáng. Tay nâng bình rượu, tay mời khách khiến ai cũng không thể từ chối. Phải uống cạn ly thì mới bước qua được cổng làng. Mùi rượu không quá đậm, nhàn nhạt, trong trong, nhưng lại thơm. Một thứ mùi thơm xuất phát từ tình cảm chân thành, ấm áp của người miền quê.
Đã đến lúc du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp Miêu Vương Thành qua những con đường đá, những dãy nhà cổ kính nối tiếp nhau trong những khu phố cũ kĩ. Ngôi làng mang một nét đẹp bình dị, không gian thanh bình, cuộc sống sinh hoạt nhẹ nhàng của người Miêu sẽ khiến bạn cảm nhận được văn hóa thường nhật của họ. Khi dạo bước tại đây, du khách sẽ bắt gặp những gian hàng nhỏ được bày bán khắp các con phố. Họ buôn bán trao đổi hàng hóa hàng ngày, ngoài ra còn có những món ẩm thực đặc trưng và quà lưu niệm để du khách có thể thỏa sức mua sắm.
Và nếu đến Vương Miêu Thành đúng thời điểm, du khách còn có cơ hội hòa mình trong không khí lễ hội của người Miêu.
Lễ hội Sister’rice của người Miêu, đây là lễ hội hết sức đặc biệt được diễn ra vào ngày 15/3 âm lịch hằng năm. Là dịp để các chàng trai và cô gái Miêu gặp gỡ và nói chuyện tình yêu. Trong ngày hội, các cô gái dân tộc sẽ được mời ăn “gạo chị em” và nhảy múa trong tiếng trống sôi động để thu hút các chàng trai.
Không chỉ có lễ hội tháng 3, đến với Miêu Vương Thành vào những ngày giữa tháng 8 âm lịch, du khách sẽ có dịp thưởng thức lễ hội trăng rằm ở đây. Giống như ở Việt Nam, người Miêu ở vùng Quý Châu cũng có lễ hội trăng rằm diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm. Dưới ánh trăng vàng dịu, những con đường được người dân trang trí bằng những chiếc đèn lồng rực rỡ. Vào thời điểm mặt trăng lên cao, họ sẽ ngồi trước nhà quây quần bên nhau để ăn bánh trung thu, thưởng thức trà.
Ghé thăm Miêu Vương Thành, du khách không chỉ được tận hưởng được vẻ đẹp của núi rừng mà còn là cơ hội để trải nghiệm cuộc sống, nét văn hóa của người dân nơi đây.
Trung Quốc: Phát hiện đột biến Omicron mới, phong tỏa thành phố Tam Hà
Một đợt dịch Covid-19 mới vừa bùng phát ở thành phố Nội Giang (Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc) do biến thể Omicron với 2 vị trí đột biến chưa từng được ghi nhận trong cơ sở dữ liệu quốc gia của Trung Quốc.
Đợt dịch bùng phát bất ngờ ở thành phố Nội Giang, tỉnh Tứ Xuyên, được phát hiện vào ngày 8/9. Tính đến hết 12/9, đã có tổng cộng 75 ca bệnh và 17 trường hợp không triệu chứng được báo cáo tại đây.
Người dân xét nghiệm axit nucleic ở thành phố Nội Giang, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày 9/9. Ảnh: IC.
Ông Từ Dũng, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Nội Giang, mới đây cho biết "kết quả giải trình tự gen cho thấy đó là một biến thể của Omicron, nhưng có hai vị trí đột biến chưa được tìm thấy trong cơ sở dữ liệu giải trình tự gen" của tỉnh Tứ Xuyên và Trung Quốc.
Ông cũng cảnh báo, đợt dịch mới đã gây ra nguy cơ lây nhiễm theo cụm gia đình và lan ra ngoài cộng đồng. Dịch bệnh đã lây truyền trong thành phố một thời gian với nguồn gốc không rõ ràng và vẫn đang trong giai đoạn phát triển, đặt ra một tình hình khó khăn và phức tạp cho công tác phòng chống dịch.
Trong khi đó, nhiều nơi ở Trung Quốc tiếp tục thắt chặt chính sách phòng chống dịch để hạn chế sự lây lan của Covid-19. Thủ đô Bắc Kinh, nơi bùng phát nhiều ổ dịch trong các trường đại học, đã siết chặt quản lý đối với những người vào Bắc Kinh, đồng thời yêu cầu dịch phải được dập tắt trong thời gian ngắn nhất. Theo đó, những người vào Bắc Kinh không được ăn uống, tụ tập hoặc đến những nơi đông người trong vòng 7 ngày sau khi đến và tiến hành 2 lần xét nghiệm axit nucleic trong vòng 3 ngày.
Trùng Khánh, thành phố trực thuộc Trung ương ở Tây Nam Trung Quốc, sẽ thực hiện xét nghiệm PCR thường xuyên cho toàn bộ người dân từ 12/9 với tần suất dự kiến là 7 ngày/lần sau khi báo cáo 1 ca bệnh và 1 trường hợp không triệu chứng một ngày trước đó.
Korla, thành phố lớn thứ hai ở Tân Cương, đã thực hiện "quản lý tĩnh tạm thời trên toàn thành phố" trong 7 ngày kể từ 10h ngày 12/9 do phát hiện nhiều ca dương tính vào cuối tuần. Thành phố này đã bị phong tỏa hơn một tháng kể từ ngày 10/8. Trong thời gian này, thành phố đã để xảy ra tình trạng thiếu thực phẩm và giá cả tăng cao, buộc chính quyền địa phương phải công khai xin lỗi người dân.
Theo dữ liệu của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc ngày 13/9, nước này đã báo cáo 915 trường hợp dương tính với Covid-19 một ngày trước đó tại 21/31 tỉnh, thành và khu tự trị.
Thành phố Tam Hà, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc quyết định thực hiện "quản lý tĩnh" trong thời gian 4 ngày và thực hiện 4 đợt xét nghiệm axit nucleic cho toàn bộ người dân của thành phố bắt đầu từ ngày hôm nay (13/9).
Văn phòng tiểu tổ công tác lãnh đạo phòng chống dịch Covid-19 thành phố Tam Hà sáng nay (13/9) thông báo, thành phố Tam Hà sẽ thực hiện kiểm soát giao thông trên các tuyến đường, bến xe ra vào thành phố, đồng thời tạm dừng hoạt động của tất cả các tuyến xe khách, taxi, xe buýt. Những người thực hiện nhiệm vụ cấp bách như phòng chống dịch bệnh, điều hành đô thị, bệnh nhân cấp cứu khi di chuyển trong thành phố phải có giấy chứng nhận hợp pháp, nghiêm cấm các phương tiện và người lưu thông trên đường.
Bên cạnh đó, thông báo yêu cầu người dân không được di chuyển khi không cần thiết; mỗi khu phố, khu dân cư chỉ giữ lại một lối ra vào, dân cư không được phép ra vào trừ những trường hợp đặc biệt. Nhân viên tất cả cơ quan nhà nước, cơ sở y tế và người dân phải làm việc tại nhà, trừ nhân viên cơ quan làm nhiệm vụ phòng chống dịch. Các cơ sở kinh doanh trong thành phố sẽ tạm thời đóng cửa, trừ các cơ quan duy trì hoạt động cơ bản và bảo vệ xã hội như đảm bảo dân sinh, cung cấp vật tư.
Thành phố sẽ thực hiện xét nghiệm axit nucleic cho người dân mỗi ngày trong thời gian thực hiện "quản lý tĩnh".
Thông báo cũng cho biết, nguồn cung cấp vật tư sinh hoạt của thành phố đã được chuẩn bị đầy đủ, đồng thời kêu gọi người dân không hoang mang, không tung tin hoặc lan truyền tin đồn thất thiệt, gây rối an ninh trật tự. Cơ quan chức năng thành phố sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Vụ động đất tại Tứ Xuyên, Trung Quốc: Khẩn trương tìm kiếm những người mắc kẹt Ngày 6/9, lực lượng cứu hộ chạy đua với thời gian để tìm kiếm những người sống sót bị mắc kẹt trong đống đổ nát, sau trận động đất độ lớn 6,8 khiến 66 người thiệt mạng và 250 người bị thương tại tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc xảy ra trước đó một ngày. Lực lượng cứu hộ chuyển người bị...