Cùng là người Việt Nam, sao bạn lại kỳ thị tôi?
Tôi sinh ra trong một gia đình khó khăn, mang trong mình dòng máu của một dân tộc thiểu số. Đó là cơ duyên, một cơ duyên đã giúp tôi sớm chín chắn và trưởng thành trong cuộc sống.
Các em học sinh người dân tộc Chăm
Tôi sinh ra không được đẹp, không được trắng như các bạn. Khi đi học, bạn bè ai ai cũng đến trường trong sự đủ đầy, tôi thì không. Không áo mới, không sách vở mới, không tiền ăn vặt… Có lẽ vì thế mà bạn bè tôi hay gọi tôi là “con mọi”.
Nhưng không vì thế mà tôi buồn. Tôi luôn cố gắng học giỏi, ba mẹ rất hãnh diện về tôi. Tôi hạnh phúc vì là niềm tự hào của gia đình, thầy cô và những người luôn ủng hộ tôi. Sự thiếu thốn về vật chất đối với tôi chỉ là tạm thời. Tôi nhận ra một số người bạn xung quanh thật bất hạnh khi chẳng biết gì ngoài chuyện tiêu xài tiền và những chiêu trò nghịch ngợm.
Khi thi chuyển lên học cấp ba, ba mẹ động viên tôi thi vào trường chuyên ở thành phố. Bằng quyết tâm của mình cộng thêm chút may mắn, tôi đã đậu.
Video đang HOT
Lần đầu lên thành phố, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự xa hoa của nó. Cảm giác như đang lạc vào một thế giới, mà ở đó, không phải là nơi dành cho mình. Những ngày đầu đi học, tôi luôn bị mọi người nhìn chằm chằm, rồi quay lại xì xào tiếng nhỏ tiếng to.
Tôi – học sinh người dân tộc thiểu số duy nhất trong lớp – bị gán luôn mác “dân tộc” kể từ hôm đó.
Có lần, một người bạn trong lớp hỏi một câu khiến tôi suýt té ngửa: “Người dân tộc các bạn ăn gì?” Không biết là bạn ấy không biết thật hay chỉ chọc khăm, tôi liền hỏi lại: “Bạn ăn gì?”. Bạn đáp ăn cơm. Tôi hỏi tiếp: “Thế tôi khác bạn điều gì à?”. Bạn bảo vì tôi là “dân tộc”.
Lòng tôi lúc đó không thấy buồn mấy, trái lại, thấy bạn ấy thật đáng thương…
Trong suốt những năm học ở thành phố, tôi cũng may mắn kết thân với một số người bạn rất tốt. Họ không kỳ thị vì tôi là “dân tộc”, không đối xử phân biệt vì tôi là người nghèo. Tất cả chúng tôi đều bình đẳng.
Chúng tôi chơi rất thân và vui vẻ. Tôi đã có những tháng ngày đáng nhớ bên những đứa bạn chân thành và thầm cảm ơn họ đã tiếp lửa hy vọng và sự tự tin cho tôi. Lâu lâu về nhà chơi, tôi hay kể cho gia đình nghe về các bạn của mình. Ba mẹ tôi làm lụng vất vả ngày qua ngày cũng chỉ vì nuôi 3 chị em tôi đi học. Thấy tôi vui, ba mẹ tôi cũng hạnh phúc lây.
Thấm thoát thời gian trôi, nay tôi đã là sinh viên năm ba của một trường đại học trong thành phố. Cái nhãn “dân tộc” vẫn còn theo tôi suốt nhưng tôi không ngại điều đó. Bởi tôi nghĩ chỉ có những người thiếu hiểu biết mới phân biệt như vậy. Tôi đã vượt qua sự phân biệt đó để giờ đây có thể tự tin cất lên tiếng nói của mình.
Bạn ơi, chúng ta đều mang trong mình dòng máu đỏ da vàng của người Việt Nam, chúng ta đều là con cháu rồng tiên thì tại sao lại phân biệt, kỳ thị lẫn nhau?
Theo VNE
Thí sinh duy nhất trong 1 trường chọn thi Sử đạt 8 điểm
Kết quả môn thi Lịch sử, Đoàn Thị Nga - thí sinh duy nhất đăng ký thi tốt nghiệp môn Lịch sử của Trường THPT Thái Lão (Hưng Nguyên, Nghệ An) được 8 điểm. Tổng điểm thi 4 môn tốt nghiệp của Nga là 30 điểm, đạt bằng Khá.
Đoàn Thị Nga - thí sinh duy nhất thi môn Lịch sử đạt 8 điểm môn thi này.
Sáng ngày 18/6, ông Nguyễn Văn Đông - Hiệu trưởng Trường THPT Thái Lão (Hưng Nguyên, Nghệ An) cho biết thí sinh duy nhất đăng ký thi tốt nghiệp môn Lịch sử của Trường đại điểm giỏi môn thi này.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Trường THPT Thái Lão chỉ có duy nhất em Đoàn Thị Nga (lớp 12A4) đăng ký thi môn Lịch sử. Để đảm bảo việc thi cử nghiêm túc, Sở GD-ĐT Nghệ An bố trí riêng cho em Nga một hội đồng thi.
Kết quả thi, em Đoàn Thị Nga đạt điểm 8 môn Lịch sử. Đây là kết quả không bất ngờ đối với các giáo viên của trường bởi lẽ em Đoàn Thị Nga vốn là học sinh giỏi cấp tỉnh môn học này. Đánh giá về điểm thi này, cô Nguyễn Thị Thanh Tâm - giáo viên Lịch sử Trường THPT Thái Lão cho biết: "Kết quả này đối với em Đoàn Thị Nga là một kết quả khá tốt. Nhưng thành thật mà nói, với lực học của em Nga tôi vẫn kỳ vọng vào kết quả tốt hơn".
Trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2014, em Đoàn Thị Nga đạt điểm cao nhất ở môn toán với 8,5 điểm, môn Văn đạt 7 điểm và môn Địa Lý đạt 6,5 điểm. Tổng điểm 4 môn là 30 điểm, cộng điểm trung bình chung học tập, em Nga đạt tốt nghiệp loại khá.
Là người yêu thích môn Lịch sử và có niềm đam mê đặc biệt với môn học này, Đoàn Thị Nga đã mạnh dạn đăng ký môn thi này trong phần các môn thi tự chọn. Là thí sinh duy nhất đăng ký dự thi môn Lịch sử, Nga phải đối mặt với không ít lời bàn tán, cho rằng em đang cố gắng "chơi trội" khi một mình đăng ký thi môn Lịch Sử. Với kiến thức đã được ôn luyện kỹ, Đoàn Thị Nga bước vào phòng thi với tâm lý tự tin và khá thoải mái. Tuy nhiên, em cũng chưa bằng lòng với điểm số này.
Hiện, Nga đang bước vào giai đoạn ôn thi nước rút để tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học với ước mở trở thành một luật sư trong tương lai.
Theo Dân trí
Sinh viên thế giới vào đại học như thế nào Ở Hàn Quốc, học sinh đi thi đại học có thể được hộ tống bởi cảnh sát, trong khi ở Anh các tân sinh viên được tự do đăng ký vào bất kỳ đại học nào mà không cần trải qua kỳ thi tiêu chuẩn. Một sĩ tử đang ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi đầy thử thách và áp lực. Ảnh:...