Cùng là món bánh có liên hệ mật thiết với ngày Tết Việt, vì sao bánh giầy không còn đồng hành cùng bánh chưng trên mâm cỗ ngày nay?
Theo như truyền thuyết, bánh chưng hình vuông, bánh dày hình tròn lần lượt tượng trưng cho Đất và Trời, Âm và Dương. Hai loại bánh này khi xuất hiện cùng nhau có ý nghĩa vạn vật hoà hợp ấm no. Tuy nhiên mâm cỗ ngày nay lại chỉ còn mỗi bánh chưng là vì sao thế nhỉ?
Vào thời Hùng Vương thứ sáu, vì muốn thoái vị nhường ngôi cho con nhưng không biết chọn ai, nhà vua đã đưa ra một yêu cầu nhân dịp đầu xuân, rằng là ai tìm được thức ngon lành có ý nghĩa nhất để bày cỗ dâng cúng tổ tiên thì sẽ truyền ngôi cho người đấy. Trước yêu cầu này, đa số các hoàng tử đều cố gắng tìm của ngon vật lạ khắp nơi, chỉ trừ người con trai thứ mười tám tên Lang Liêu dâng lên hai chiếc bánh giản dị làm từ gạo nếp. Trong đó có một chiếc hình vuông, một chiếc hình tròn, tất cả lấy lá bọc ngoài, đặt nhân đậu xanh mềm bên trong, chính là bánh chưng và bánh giầy.
Sự tích bánh chưng bánh giầy mà đứa trẻ Việt Nam nào cũng thuộc lòng.
Lang Liêu giải thích với vua cha rằng dân ta lấy lúa gạo làm nguồn sống chính, lấy gạo nếp làm nguyên liệu làm bánh thể hiện được tinh thần dân tộc. Phần nhân bên trong tượng trưng cho tấm lòng cha mẹ ấp ủ, thai nghén con cái thành hình người để bày tỏ ơn sinh thành với tổ tiên. Ngoài ra, bánh chưng hình vuông, bánh giầy hình tròn tượng trưng cho Đất và Trời, thể hiện được sự hoà hợp âm dương và triết lý Vuông Tròn trong đời sống tâm linh của người Việt.
Vua Hùng sau khi nghe được thì cảm động, bèn truyền ngôi cho người con trai có gia cảnh đơn sơ mà hiểu thấu lễ nghĩa này. Kể từ đó, bánh chưng bánh giầy được mặc định là món nhất định phải có trong mâm cỗ cúng tổ tiên ngày Tết, hay ít ra, truyền thuyết cho là như vậy.
Từ rất lâu về trước, bánh chưng vuông phải đi với bánh giầy tròn mới đủ ý nghĩa Đất Trời giao thoa của người Việt.
Tuy nhiên, có một sự thật là ngày Tết bây giờ thường chỉ thấy sự xuất hiện của bánh chưng chứ hiếm nơi nào làm cả bánh giầy.
Bánh chưng được xem như một biểu tượng của Tết, nhất là đối với miền Bắc. Dù là nhà có điều kiện “mâm cao cỗ đầy” hay nhà đơn sơ khiêm tốn thì trên mâm cỗ cúng tổ tiên nhất định phải có chiếc bánh chưng. Song dễ thấy, chiếc bánh giầy trong truyền thuyết đã không còn xuất hiện nữa. Hiện tại nhắc đến Tết, người ta chỉ nhớ đến bánh chưng chứ chẳng ai nhắc đến bánh giầy. Vậy nên, câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao nhỉ? Bởi vì xét về mặt ý nghĩa, bánh chưng và bánh giầy đều cùng làm từ gạo nếp, cùng đại diện cho tinh hoa văn hoá lúa nước Việt Nam, hơn nữa một đại diện cho Đất, một đại diện cho Trời, một Âm một Dương, theo quan niệm người Việt thì hai yếu tố phải đi với nhau mới đủ đầy, hoà hợp.
Trong thực tế, cũng không phải bánh giầy quá khó làm hay bị thất truyền, vì người dân cả nước ăn bánh giầy vào ngày thường cũng không ít. Ở nhiều thành phố lớn như Sài Gòn và Hà Nội vẫn có những nơi ăn bánh giầy nhỏ cùng với các loại chả, giò như một món ăn sáng hoặc ăn nhẹ. Bánh giầy nếp giã nhuyễn đượm vị ngọt tự nhiên không cần thêm đường, đưa lên mũi thì thơm nức mùi nếp, khi nhai thì dẻo dai khiến người ta yêu thích.
Video đang HOT
Bánh giầy đến hiện tại vẫn được đông đảo người Việt yêu thích, chỉ là nó đã không còn xuất hiện trong ngày Tết như truyền thuyết.
Nguyên do chính khiến bánh giầy không còn được xuất hiện trong ngày Tết là hết sức đơn giản. Cái này phải kể đến những món ăn khác trên mâm cỗ người Việt, các món bao gồm bánh chưng, giò, chả, dưa dành… (hay ở miền Nam là thịt kho, bánh tét, củ kiệu…). Những món này có điểm chung là để được rất lâu, bởi vì Tết là thời điểm duy nhất trong năm mà mọi người bỏ công việc sang một bên mà trở về nhà thờ cúng ông bà tổ tiên, quây quần bên gia đình. Chính vì vậy mà hiếm ai họp chợ, hiếm khi mua được thức ăn tươi. Vậy nên hầu hết những món ăn trong Tết đều nên để được lâu. Đến đây thì quay lại nguyên do chiếc bánh giầy không còn xuất hiện trên mâm cỗ Tết. Bánh giầy là bánh nếp giã nhuyễn, đồng thời cũng vì phương thức chế biến mà không giữ được lâu. Chỉ cần một ngày là bánh hỏng, ôi thiu. Trong khi đó, nếu mỗi ngày, mỗi gia đình lại bày biện đồ đạc ra để làm một mẻ bánh giầy thì hết sức cầu kỳ, mất thời gian.
Mặt khác, bánh giầy vẫn là một món ăn nhất định phải xuất hiện trên mâm cỗ của các dân tộc vùng cao.
Mặt khác, bánh giầy vẫn xuất hiện trên mâm cỗ của các dân tộc vùng cao như người Mông, người Dao… và có “vị thế” chẳng thua gì bánh chưng. Đây là vì cách chế biến của đồng bào vùng cao khác. Bánh giầy của người Mông và Dao được nặn to như bánh đa, trữ trên gác bếp và có thể “phơi” khô cả năm. Bánh giầy ở đây được xem như một món ăn quý. Mỗi khi dùng, bánh được xắt miếng nhỏ rồi nướng phồng hoặc rán như bánh tổ Hội An.
Theo Trí Thức Trẻ
Chợ Hàng Bè đông đến kinh ngạc: giờ vẫn chưa sắm Tết thì đây là địa chỉ có tất cả mọi thứ ngon cho bạn
Chỉ cần đến một địa điểm mà mua được tất cả mọi món đồ ăn dành cho Tết, không những ngon mà còn rất đẹp nữa. Thế thì tội gì phải đi tìm kiếm đâu xa!
Chợ Hàng Bè vốn là một khu chợ nổi tiếng ở Hà Nội mà hầu hết những ai sống ở mảnh đất thủ đô cũng biết. Không chỉ vì vị trí "đắc địa", nằm ngay trên phố cổ, chợ Hàng Bè còn bán đủ mọi thứ, gần như chẳng thiếu món gì, từ đồ sống cho đến các món ăn đã được chế biến sẵn.
Thế nên, sẽ không ngoa khi nói rằng những ngày này, chỉ cần đến chợ Hàng Bè, bạn có thể sắm được đầy đủ mọi thứ cho dịp Tết. Đồ sống để nấu ăn thì không cần nói nhiều nữa, nhưng ngay cả những món đồ chế biến sẵn cần cho Tết cũng gần như chẳng thiếu thứ gì.
Hôm nay đã là 29 Tết rồi, vậy nhưng vẫn còn những người bận rộn công việc mà chưa kịp sắm sửa cho ngày Tết. Thế thì hãy tranh thủ ghé chợ Hàng Bè, dạo một vòng thôi là bạn cũng có đủ đồ ăn cho 3 ngày Tết mà chẳng thiếu thứ gì rồi.
Sáng 29 Tết, chợ Hàng Bè thường xuyên đông nghịt đến tắc đường
Bánh chưng là thứ đầu tiên cần nghĩ tới vì món này nhất định không thể thiếu trong ngày Tết rồi. Bánh chưng thường được bán cùng chỗ với giò, chả nên chúng ta có thể mua luôn được mấy món này.
Đã có bánh chưng thì không thể thiếu dưa hành ăn kèm rồi.
Tiếp đến là thịt gà, hoàn toàn đã được làm sẵn nên chẳng cần động tay cho phức tạp. Mang về nhà chỉ việc cho vào luộc là được.
Gà ở đây được làm rất cẩn thận, da vàng tươi không bị rách, tạo hình đẹp
Và có cả dịch vụ làm gà thuê nữa
Xôi cũng có đủ các loại từ xôi gấc, xôi đỗ, xôi vò, xôi cốm xôi ngũ sắc, ngoài ra còn có cả chè kho, cốm xào, chè bà cốt.
Một đĩa nem rán, nem hải sản, nem lụi, chim quay hay khoai chiên, ngô chiên cho mâm cơm tất niên thêm ngon, đẹp đều đã sẵn sàng.
Nộm được gói sẵn thành từng túi, mang về chỉ việc trộn lên là xong.
Các món kho không thể thiếu là cá kho, bên cạnh đó còn có thịt kho tàu, thịt kho dừa, sườn rim cũng rất ngon...
Một số món đồ chế biến sẵn khác như tôm, nấm mọc, trứng cút chiên, bóng cuộn, cá chiên xù, bò sốt tiêu, chim hầm... để làm cho mâm cơm tất niên.
Không chỉ có bưởi để bày mâm ngũ quả mà còn có cả hoa bưởi để bày bàn thờ hoặc để trong nhà cho thơm.
Mùi già để đun nước tắm ngày cuối năm, chắc bạn còn nhớ chứ?
Các loại đồ sống thì đương nhiên là chẳng thiếu thứ gì nhé!
Các bát canh cần thiết cho mâm cơm ngày Tết đều có sẵn hết. Từ bát măng, canh bóng, nấm thả, chim hầm...
Thật khó để kể hết tất cả những thứ được bán ở đây. Nhưng khu chợ nhộn nhịp này chắc chắn sẽ là nơi bạn có thể sắm sửa một cái Tết thật đầy đủ cho gia đình. Nếu còn chưa mua được gì hay sắm Tết chưa đủ thì hãy ghé chợ Hàng Bè ngay đi này.
Theo Trí Thức Trẻ
Thay dưa hành bằng củ cải muối chua ngọt ngon bất bại để đổi vị, chống ngán cho mâm cơm ngày Tết Một bát củ cải muối đơn giản sẽ giúp chống ngấy cho ngày Tết lại kích thích được vị giác, ăn ngon miệng hơn và hỗ trợ được hệ tiêu hóa. Những ngày này, chị em bắt đầu tất bật chuẩn bị cho mâm cỗ cúng ngày Tết. Đối với người Việt, mâm cơm ngày Tết bao giờ cũng phải được làm công...