Cùng là “lãnh đạo hạt nhân”, nhưng Tập Cận Bình khác xa Mao, Đặng
Sau Hội nghị trung ương VI Khóa XVIII ĐCSTQ, Chủ tịch Tập Cận Bình chính thức trở thành “lãnh đạo hạt nhân” đời thứ 4 sau Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân.
Theo Đa chiều (Mỹ), thời kỳ nắm quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và hai cố lãnh đạo Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình đều đối mặt với nhiều sự thách thức trong và ngoài nước.
Mặc dù so với hai người tiền nhiệm, những thách thức nội bộ ông Tập đối diện lại hoàn toàn khác nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho tham vọng “phục hưng đại dân tộc Trung Hoa”.
Thời đại của Mao, Đặng chính là khám phá và thử nghiệm để tìm kiếm con đường phát triển cho Trung Quốc nhưng hiện nay Tập Cận Bình lại phải hiểu rõ hướng đi và con đường đi của quốc gia mà không phải trải qua một thử nghiệm có thể trả giá đắt.
Giới quan sát nhận định, sau khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã có một số những chính sách cứng rắn, điển hình như chiến dịch chống tham nhũng để chỉnh đốn nội bộ đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc Vương Kỳ Sơn – trợ thủ đắc lực của Tập cũng từng nhiều lần nhấn mạnh, chống tham nhũng chính là vấn đề chính trị trọng đại liên quan đến sự sống còn của ĐCSTQ.
Một số ý kiến cho rằng, chiến dịch này không phải là “chống tham nhũng vì chống tham nhũng”, thực chất chống tham nhũng chỉ là cách thức, mục đích chính là tham vọng “cải cách sâu rộng, phục hưng dân tộc của nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Video đang HOT
“Tập Cận Bình đang muốn thông qua một cuộc chiến chống tham nhũng chưa từng có để khẳng định nguyên tắc chính trị và chấp chính của bản thân”, Đa chiều viết.
Vào năm 2013, trước thời điểm đưa ra chiến lược đại cải cách tại Hội nghị trung ương III, người đứng đầu Trung Nam Hải tuyên bố, Trung Quốc đang bước vào thời kỳ mở cửa xây dựng đất nước.
Trong đó, giai đoạn trước và sau thời kỳ mở cửa tuy tương quan nhưng cũng có sự khác biệt rất lớn nhưng về bản chất đều cần đến “sự dẫn đường của lãnh đạo Trung Quốc”.
Giới quan sát cho rằng, phát biểu của Tập Cận Bình phát đi một tín hiệu vô cùng quan trọng: Thời đại Tập nắm quyền khác với thời đại của Mao, Đặng, tức không cần phải dò dẫm, thử nghiệm thể chế chính trị mà chính là phải áp dụng hình thức phát triển phù hợp.
Mặc dù vậy, cũng có ý kiến cho rằng, phong thái chấp chính của Tập vừa giống Mao vừa giống Đặng bởi Tập Cận Bình vốn là con trai của của Tập Trọng Huân – một trong những người thuộc thế hệ lãnh đạo đầu tiên của Trung Quốc, được sống trong Trung Nam Hải từ nhỏ, chịu ảnh hưởng của Mao, Đặng cũng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, Đa chiều cho rằng, những cải cách do Tập Cận Bình thúc đẩy hiện vẫn chưa nhận được sự “đánh giá của lịch sử”.
Theo giới quan sát, khái niệm “lãnh đạo hạt nhân” được dùng để gọi Tập Cận Bình xuất hiện từ năm 2015 và có rất nhiều phỏng đoán cho rằng, nhà lãnh đạo Trung Quốc có tham vọng tìm cách kéo dài nhiệm kỳ của mình hơn thời hạn qui định 10 năm.
Mới đây, tạp chí Diễn đàn Nhân dân – phụ bản của báo đảng Trung Quốc Nhân dân nhật báo trong số mới nhất đã đăng kết quả của một cuộc điều tra dư luận khảo sát với 15.000 người và rút ra kết luận, phần lớn người Trung Quốc kỳ vọng Tập Cận Bình sẽ trở thành một “lãnh đạo hạt nhân”.
Đây là thuật ngữ ám chỉ quyền lực tối cao của nhà lãnh đạo duy nhất, theo khuôn mẫu của cố lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông.
Vào năm 1989, khái niệm “hạt nhân” vốn được Đặng Tiểu Bình dùng để đưa Giang Trạch Dân làm người kế nhiệm.
Khi đó, Đặng đã nói với Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị rằng ông ta và Mao đã là “hạt nhân” của thế hệ lãnh đạo thứ nhất và thứ nhì nên Giang sẽ là “hạt nhân” của lãnh đạo thế hệ ba.
Tuy nhiên, khái niệm này sau đó đã không được trao chính thức cho Hồ Cẩm Đào, người kế nhiệm Giang.
Theo Soha News
Báo Trung Quốc kêu gọi tăng quyền lực cho ông Tập Cận Bình
Truyền thông Trung Quốc khẳng định hầu hết người dân nước này ủng hộ ông Tập Cận Bình có thêm nhiều quyền lực.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: NDTV
Tạp chí People's Tribune, ấn phẩm của tờ People's Daily, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc mới công bố kết quả cuộc khảo sát trên 15.000 người, cho thấy phần lớn người dân Trung Quốc muốn ông Tập Cận Bình trở thành một lãnh đạo "nòng cốt", theo khuôn mẫu của cố lãnh đạo Mao Trạch Đông của nước này, AFP hôm nay đưa tin.
Những người tham gia khảo sát khẳng định sự trỗi dậy của một cường quốc cần một lãnh đạo mạnh và "nòng cốt" - thuật ngữ ám chỉ quyền lực tối cao của nhà lãnh đạo duy nhất.
"Những phẩm chất đặc biệt của Tổng bí thư Tập Cận Bình trên tư cách là lãnh đạo của một cường quốc đã giành được niềm tin sâu sắc của đại đa số cán bộ", bài báo có đoạn, đồng thời nhấn mạnh tất cả các tầng lớp xã hội Trung Quốc đều mong muốn ông Tập phát triển hơn nữa.
Bài viết so sánh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với các cố lãnh đạo của nước này là Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, hai lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc trong những thập niên gần đây, đã đem lại những thay đổi cho sự phát triển của đất nước.
"Trung Quốc cần phải trỗi dậy mạnh mẽ và ai cũng nhận thấy điều này cần đến vai trò của Tổng bí thư Tập", bài viết khẳng định.
Willy Lam, giáo sư chính trị tại Đại học Trung Quốc, Hong Kong phân tích rằng, trong chính trị Trung Quốc, cụm từ "nòng cốt" thể hiện quyền lực của một nhà lãnh đạo không bị giới hạn bởi nhiệm kỳ.
Bài viết của People's Tribune được đăng tải trong bối cảnh hội nghị Trung ương 6 của Trung Quốc diễn ra tại Bắc Kinh với sự tham gia của 400 đảng viên cao cấp, nhằm thảo luận những thay đổi trong tổ chức và kỷ luật đảng.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Ông Tập đang thay đổi "luật chơi" trong giới lãnh đạo TQ Ông Tập Cận Bình được đánh giá là người kế nhiệm xuất sắc nhất từ thời Mao Trạch Đông với những quyết sách mạnh mẽ và cứng rắn. Ông Tập Cận Bình đang bước vào giai đoạn chính trị quan trọng trong sự nghiệp khi Đại hội đảng lần thứ 19 diễn ra vào năm sau. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình...