Cùng khám phá ẩm thực địa phương, quê hương của tân Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022
Mới đây, hành trình tìm kiếm tân Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 đã có một kết thúc đẹp khi thí sinh Nguyễn Thị Ngọc Châu, đến từ Tây Ninh đã trở thành quán quân. Ngoài niềm tự hào về tân hoa hậu,
Tây Ninh còn có nền văn hóa ẩm thực đặc sắc, phong phú không kém cạnh người hàng xóm TPHCM.
Dù ở cạnh TPHCM, nơi giao thoa ẩm thực vùng miền khắp cả nước nhưng ẩm thực Tây Ninh vẫn có những nét đặc sắc riêng, với đa dạng các món ăn, gia vị.
Sau đây là một số đặc sản Tây Ninh đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng thực khách yêu thích ẩm thực vùng miền.
Bánh canh Trảng Bàng
Bánh canh Trảng Bàng. Ảnh: Phúc An
Chỉ từ đôi quang gánh mưu sinh của một người phụ nữ ở dọc đường thị xã Trảng Bàng, món bánh canh thân quen đã trở thành đặc sản, niềm tự hào của người dân Tây Ninh. Cách đây không lâu, món ăn này còn vinh dự lọt top 100 món ăn đặc sản cả nước do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) và Tổ chức Top Việt Nam (VietTop) công bố.
Cũng là sợi bánh canh như các địa phương khác, thế nhưng, sợi bánh canh Trảng Bàng có điểm nhấn bởi ở những loại gạo đặc sắc chế biến nên. Tiếp đó là nước dùng thanh ngọt được nấu từ xương heo, rồi từng thớ thịt, khoanh giò, móng giò heo nằm thẳng thớm, nép mình bên sợi bún trắng tinh, điểm xuyết màu xanh lá của hành, ngò.
Một điểm đặc biệt ở món bánh canh này là phần rau sống ăn kèm rất đa dạng, đó là lá cách, lá cóc, sao nhái, quế vị, lộc vừng, bằng lăng… mà mọi người thường gọi là rau rừng Tây Ninh. Theo đó, món ăn này bán chủ yếu ở thị xã Trảng Bàng, nơi được xem là nguồn gốc ra đời món ăn.
Video đang HOT
Thằn lằn núi chiên giòn chấm mắm me. Ảnh: Phúc An
Nghe qua cái tên thì nhiều thực khách có chút e dè, nhưng khi thưởng thức qua rồi thì đọng lại sau đó là những dư vị, trải nghiệm ẩm thực khó quên. Thằn lằn núi thường sống tập trung ở Núi Bà, ăn các loại cây thuốc nên thịt thơm ngon và có phần tốt cho sức khỏe.
Tuy có nhiều cách chế biến, nhưng thằn lằn núi ngon nhất là khi chiên giòn, chấm mắm me. Ngày nay, do nhiều người khai thác, tìm bắt nên số lượng chúng đã phần nào giảm đi. Nếu cơ quan chức năng không có những biện pháp kiểm soát hay nhân giống chúng thì thực khách yêu thích ẩm thực vùng miền sau này sẽ khó có cơ hội thưởng thức.
Ốc núi Tây Ninh
Ốc núi Tây Ninh. Ảnh: Louis Lee
Nổi tiếng không kém cạnh thằn lằn, ốc núi Tây Ninh là món ăn mà thực khách yêu thích vùng miền luôn mong một lần được thưởng thức. Do ốc chỉ ra khỏi nơi sống để tìm mồi trong những khi trời mưa nên để thưởng thức sản vật này vào ngày nắng nóng là điều khó có thể xảy ra.
Cũng như thằn lằn, ốc núi ăn cây thuốc mọc ở trên núi nên thịt rất thơm, giòn, có hương vị đặc trưng khác lạ so với các loại ốc biển thông thường. Một cách chế biến đơn giản nhất mà cảm nhận rõ vị ngon của ốc là đem hấp cùng ít sả, rồi chấm kèm với nước mắm chua ngọt.
Bánh tráng phơi sương, muối tôm, muối ớt
Bánh tráng phơi sương, muối tôm. Ảnh: Phúc An
Ba trong một hay “3 in 1″, là câu nói cửa miệng về một loại gia vị, bánh tráng nổi tiếng ở Tây Ninh. Điểm đặc sắc của bánh tráng phơi sương Trảng Bàng là độ mềm và dẻo, tạo nên bởi sự kỳ công của người thợ làm bánh. Năm 2016, nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng còn được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch trao chứng nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể.
Còn bộ đôi còn lại: muối ớt – muối tôm là gia vị thân quen ở nhiều gian bếp gia đình Việt. Dù không phải là nơi sản xuất tôm, thế nhưng, muối tôm Tây Ninh lại nổi tiếng cả nước. Hương vị của hai loại gia vị này được đánh giá đậm đà, có vị riêng biệt so với các loại muối còn lại trên thị trường. Đặc biệt, chúng có thể là gia vị chấm kèm hay ứng dụng để chế biến món ăn.
Bê nướng lụi sả
Là món ăn cùng với bánh canh Trảng Bàng có mặt trong top 100 món ăn đặc sản Việt Nam năm 2020 – 2021, bê nướng lụi sả thể hiện rõ nét văn hóa của người dân Tây Ninh khi sử dụng thịt bò để chế biến.
Cụ thể, thịt bò tơ, hay còn gọi là bê được cắt theo khối hình vuông hay chữ nhật, sau đó, dùng sả đâm qua rồi đem nướng trên bếp than hồng. Đặc biệt, món ăn còn dùng kèm 7 loại rau rừng đặc trưng của Tây Ninh, tạo nên hương vị riêng biệt.
Từng thớ thịt tươi roi rói sau vài phút chuyển sang màu vàng ruộm, đem cuốn cùng rau và chấm trong mắm tôm… đó là những gì mà thực khách thưởng thức qua rồi vẫn còn nhớ về món ăn này.
Đặc sản Tây Ninh nhắc đến là thèm
Bánh canh Trảng Bàng, muối tôm Tây Ninh,... là những món ăn đã hớp hồn biết bao du khách đặt chân đến nơi đây.
Bánh canh Trảng Bàng
Tô bánh canh đặc biệt với miếng giò heo trắng thơm, tiết heo chắc ngọt, những cọng hành xanh tươi và sợi bánh dẻo mịn chắc chắn làm hài lòng những khẩu vị khó tính.
Ảnh: Mẹo hay
Ốc xu núi Bà
Thịt ốc xu núi Bà có vị dai, giòn, ngọt thanh. Đặc biệt, loại ốc này sống trên vùng núi Bà Đen, ăn các loại cây cỏ, thảo dược quý nên thịt ốc có chút hương thơm của thuốc quý. Không chỉ có tác dụng làm mê mẩn lòng người nhờ hương vị của mình, các món ăn từ ốc xu còn có thể chữa nhức mỏi cơ thể.
Ảnh: Đặc sản thôn quê
Muối tôm và bánh tráng phơi sương
Đã nhắc đến 4 chữ "đặc sản Tây Ninh" thì đâu thể quên được muối tôm. Đâu chỉ là muối không, món đặc sản này là sự kết hợp thêm của tôm, thịt, tỏi, cải đỏ, ớt,... tất cả được kết hợp, chế biến với nhau kĩ lưỡng. Bởi thế mà cứ có cóc, xoài, ổi mà đem ra chấm với muối tôm thì bao nhiêu cũng hết được.
Ảnh: dacsantayninh
Từ những chiếc bánh tráng phơi sương, người dân nơi đây đã sáng tạo ra rất nhiều loại bánh với các món ăn kèm như bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, bánh tráng me, bánh tráng cuốn.
Một bịch bánh tráng đi cùng bịch mắm me, hành phi, đậu phộng, bột tôm rang, muối ớt hay trộn cùng với khô bò, trứng cút, rau răm, quả tắc, ít đậu phộng cũng đủ làm giới trẻ xốn xang.
Về Tây Ninh vương vấn mãi bánh canh Trảng Bàng Bánh canh Trảng Bàng độc đáo, cầu kỳ từ khâu se sợi bánh canh, chế biến nước dùng cho đến làm nước chấm. Có lẽ vì vậy mà ngót hơn một thế kỷ, người dân Trảng Bàng vẫn luôn xem đây là bữa sáng quen thuộc của mình. "Về thăm vùng đất Trảng Bàng Rủ nhau cùng ghé vào hàng bánh canh" Không...