Cùng hành động khẩn cấp bảo vệ Trái đất

Theo dõi VGT trên

Suốt 40 năm, bà Amissa Irakoze sống bình yên bên hồ Tanganyika ở Burundi, hồ nước ngọt lớn thứ hai của châu Phi.

Tuy nhiên, vào tháng 4/2020, sau những đợt mưa lớn bất thường do tình trạng nóng lên của Trái Đất, một ngày, khi kết thúc công việc đồng áng và trở về nhà, bà Irakoze sững sờ thấy ngôi nhà của mình chìm trong biển nước và 10 đứa con mất tích.

Rất may sau đó bà đã tìm thấy các con, song ngôi nhà thì không còn. Lũ lụt đã nhấn chìm tất cả – từ nhà cửa, trường học, vườn tược, đến hoa màu – biến cả một thị trấn rộng lớn thành thị trấn “ma”. Hàng nghìn người, trong đó có bà Irakoze và gia đình, phải tới sống trong một khu trại tạm bợ phía sau thành phố Gatumba, gần hồ Tanganyika để tránh nước lũ, đồng nghĩa trẻ em không được đến trường còn người dân vốn sống dựa vào nông nghiệp không còn kế sinh nhai. Hai năm qua, nước hồ Tanganyika vẫn tiếp tục dâng lên ở mức cao chưa từng thấy trong nhiều thập niên.

Cùng hành động khẩn cấp bảo vệ Trái đất - Hình 1
Hạn hán tại quận Bala Murghab, tỉnh Badghis, Afghanistan ngày 15/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc (LHQ) khẳng định 7 năm qua là quãng thời gian thế giới trải qua thời tiết nắng nóng nhất. Riêng năm 2021, nhiệt độ toàn cầu trung bình cao hơn khoảng 1,11 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, tiến gần mức giới hạn 1,5 độ C theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. Trái Đất bị hâm nóng khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn, như nhiệt độ kỷ lục gần 50 độ C ở Canada và Mỹ, lũ lụt nghiêm trọng ở châu Á và châu Âu, hạn hán ở châu Phi và Nam Mỹ cũng như cháy rừng ở khắp nơi trên thế giới, từ Australia cho tới Siberia. Thống kê của tổ chức Christian Aid cho thấy ít nhất 1.075 người thiệt mạng và hơn 1,3 triệu người phải sơ tán trong 10 trận thiên tai được coi là lớn nhất năm 2021. Thiệt hại vật chất ước tính 170 tỷ USD, cao hơn 20 tỷ USD so với năm 2020.

Video đang HOT

Theo số liệu của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Mỹ (NOAA), tổng số người tử vong do nắng nóng bất thường, thời tiết khắc nghiệt và thiên tai ở nước này trong năm ngoái đã lên tới 688 người, gấp hơn 2 lần so với con số năm 2020. Canada cũng ghi nhận hàng trăm người tử vong trong năm 2021 vì tình trạng nắng nóng kỷ lục. Không chỉ gây thiệt hại về người (khoảng 240 người), các trận lũ lụt xảy ra ở nhiều nước châu Âu như Đức, Pháp, Hà Lan, Bỉ hồi tháng 7/2021 còn gây tổn thất tới 43 tỷ USD. Ở châu Á, số liệu của công ty tái bảo hiểm Swiss Re Institute (Thụy Sĩ) cho thấy riêng Trung Quốc thiệt hại khoảng 25 tỷ USD do lũ lụt, cao thứ hai trên thế giới trong năm ngoái, chỉ sau châu Âu.

Tại châu Phi, khu vực góp phần ít nhất vào quá trình nóng lên toàn cầu, đợt mưa lũ lớn nhất trong 60 năm xảy ra cuối tuần qua đã cướp đi sinh mạng của hơn 440 người và gây thiệt hại nghiêm trọng nhất trong lịch sử Nam Phi. Báo cáo của LHQ cho thấy hàng triệu người ở “Lục địa đen” phải đối mặt với khủng hoảng lương thực do hạn hán, lũ quét gây mất mùa. Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Phi Matshidiso Moeti cảnh báo lũ lụt thường xuyên, các bệnh liên quan nguồn nước và côn trùng, động vật mang virus gây bệnh đang làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng y tế, mà hiện nay là đại dịch COVID-19 vẫn chưa có hồi kết.

Cùng hành động khẩn cấp bảo vệ Trái đất - Hình 2
Nhân viên cứu hỏa nỗ lực khống chế đám cháy rừng tại Varybobi, Acharnes, Hy Lạp, ngày 3/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng cao và gây khô hạn trên khắp thế giới, tạo điều kiện lý tưởng cho các đám cháy rừng dữ dội hơn và kéo dài hơn. Mỗi năm, Trái Đất mất đi khoảng 4,7 triệu ha rừng, rộng hơn cả diện tích đất nước Đan Mạch, khiến nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống, làm mất cân bằng hệ sinh thái. Theo Cơ quan Giám sát khí quyển Corpenicus, các vụ cháy rừng trong năm 2021 đã tạo ra tổng cộng 1,76 tỷ tấn khí carbon, tương đương hơn 25% lượng khí thải hằng năm của Mỹ – một trong những quốc gia có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính cao nhất thế giới. Nghiên cứu của Viện Khoa học sức khỏe và y tế Australia (AAHMS) còn cho thấy sức khỏe con người cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ các vụ cháy rừng, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp.

Thực tế trên đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh con người rằng khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu đã rất gần và ngày càng trầm trọng, không chỉ là tình trạng tăng nhiệt độ Trái Đất mà còn là vấn đề y tế khẩn cấp. WMO khẳng định các tác động của biến đổi khí hậu và các hiểm họa liên quan đến thời tiết đã làm thay đổi đời sống và thậm chí mang tính tàn phá đối với các cộng đồng trên mọi lục địa. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã một lần nữa coi cuộc khủng hoảng khí hậu là mối đe dọa lớn nhất trong dài hạn mà nhân loại đang đối mặt. Các nhà khoa học cũng cho rằng Trái Đất đang có nguy cơ hứng chịu đợt tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu nếu thiếu những nỗ lực giúp chấm dứt và đảo ngược tình trạng tàn phá hệ sinh thái.

Với chủ đề “Hãy đầu tư vào hành tinh của chúng ta” nhân Ngày Trái Đất 22/4/2022, LHQ đã kêu gọi hợp tác vì hành tinh, theo đó mọi chính phủ, doanh nghiệp và công dân trên thế giới đều phải có trách nhiệm, hành động một cách táo bạo, đổi mới trên diện rộng và thực hiện một cách công bằng các giải pháp vì khí hậu. Theo LHQ, đây là thời điểm để thay đổi tất cả, môi trường kinh doanh, môi trường chính trị và cách thức con người hành động đối với khí hậu nhằm bảo vệ sức khỏe, gia đình và kế sinh nhai. Thế giới cũng cần tăng cường đầu tư để phục hồi thiên nhiên và xây dựng một hành tinh trong lành cho các thế hệ tương lai. Để đạt được điều này, ngay từ bây giờ, thế giới cần chuyển sang một nền kinh tế bền vững hơn, có lợi cho cả con người và hành tinh.

Mạng lưới Ngày Trái Đất (EarthDay.org) đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, yếu tố gây ra phần lớn lượng khí nhà kính, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu. Theo đó, Chủ tịch EarthDay.org, bà Kathleen Rogers, cho rằng các chính phủ cần triển khai các biện pháp khuyến khích và chính sách hỗ trợ những giải pháp sáng tạo, chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo, thay vì ủng hộ các ngành công nghiệp cũ, gây ô nhiễm. Trong khi đó, về phía người tiêu dùng, bà Rogers kêu gọi mỗi cá nhân nên lựa chọn các sản phẩm bền vững, từ bỏ sản phẩm nhựa dùng một lần, để thúc đẩy “nguồn cung xanh” từ các doanh nghiệp.

Việt Nam là một trong các quốc gia đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề trước tác động của biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ cùng gần 150 quốc gia về việc đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ này. Tháng 4/2022, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu tổng quát của chiến lược nhằm ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học; góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế carbon thấp, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của đất nước.

Biến đổi khí hậu, những thay đổi do con người gây ra đối với thiên nhiên cũng như các hành động phá vỡ đa dạng sinh học, có thể đẩy nhanh tốc độ hủy diệt hành tinh. Nếu không kịp thời hành động để chữa lành những vết thương của Trái Đất, thế giới có thể đối mặt với sự tàn phá khủng khiếp hơn tình trạng biến đổi khí hậu. Hơn bao giờ hết, Trái Đất cần những hành động khẩn cấp. Sự phối hợp chặt chẽ của “bộ ba” chính phủ, doanh nghiệp và người dân để cùng hành độnh khẩn cấp chính là yếu tố tiên quyết giúp khôi phục môi trường tự nhiên vốn có của hành tinh xanh bởi hệ sinh thái càng khỏe mạnh thì hành tinh, trong đó có con người, càng khỏe mạnh.

Tổng Thư ký LHQ hối thúc các nước đánh giá lại chính sách năng lượng

Thế giới sẽ không thể tồn tại nếu các chính phủ trên thế giới không đánh giá lại các chính sách năng lượng.

Tuyên bố trên được Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres đưa ra ngày 4/4 sau khi Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) của LHQ công bố báo cáo quan trọng về khí hậu.

Tổng Thư ký LHQ hối thúc các nước đánh giá lại chính sách năng lượng - Hình 1
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ảnh: Xinhua

Tổng Thư ký LHQ Guterres nhấn mạnh báo cáo của IPCC về lượng khí thải carbon độc hại trong giai đoạn 2010-2019 ở mức cao kỷ lục trong lịch sử loài người cho thấy thế giới "đang trên đà đi nhanh" tới thảm họa. Theo đó, các nhà khoa học cho rằng "hoặc bây giờ hoặc không bao giờ" có thể hạn chế sự ấm lên của Trái Đất ở mức 1,5 độ C.

Theo người đứng đầu LHQ, nếu không thực thi hành động sớm, nhiều thành phố lớn sẽ chìm trong nước, và thế giới có thể phải hứng chịu các đợt nắng nóng, bão lũ chưa từng có trong lịch sử, kéo theo việc thiếu nước và hàng triệu loài động, thực vật đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Ông khẳng định cảnh báo trên không phải là hư cấu hay phóng đại, mà dựa trên đánh giá khoa học về các chính sách năng lượng hiện nay.

Trước đó, IPCC đã công bố báo cáo cho rằng nhân loại chỉ còn chưa đến 3 năm để cắt giảm khí thải, góp phần đảo ngược tác động của biến đổi khí hậu gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Trong báo cáo, IPCC cho rằng lượng khí thải trên toàn cầu sẽ cần phải đạt đỉnh vào năm 2025, sau đó giảm mạnh để có thể đạt được mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. IPCC kêu gọi thế giới chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng than đá và cắt giảm lượng tiêu thụ dầu mỏ và khí đốt ở mức lần lượt 60% và 70%.

Các chuyên gia IPCC cũng cho rằng những cam kết của các quốc gia trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là chưa đủ để kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5 độ C. Do đó, mức mục tiêu 2 độ C có thể sẽ là một thách thức. Với những yếu tố không chắc chắn về mức độ thực hiện cam kết ở thời điểm hiện nay, ủy ban này dự báo nhiệt độ Trái đất có thể sẽ tăng mạnh ở mức 3,2 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp

IPCC khuyến nghị một số biện pháp có thể giúp giảm 40-70% lượng phát thải carbon vào năm 2050, giảm mạnh việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và tăng cường sử dụng các nhiên liệu thay thế, chẳng hạn như hydro. Bên cạnh đó, các nước cũng cần cắt giảm các chuyến bay đường dài, thúc đẩy chế độ ăn dựa trên thực vật, xây dựng các tòa nhà có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, cắt giảm nhu cầu năng lượng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

23 bang kiện chính quyền Tổng thống Trump23 bang kiện chính quyền Tổng thống Trump
14:42:48 03/04/2025
Ông Trump chính thức ký lệnh đánh thuế lên toàn cầuÔng Trump chính thức ký lệnh đánh thuế lên toàn cầu
14:46:15 03/04/2025
Ông Trump khoe thẻ vàng nhập cư 5 triệu USD in hình chân dungÔng Trump khoe thẻ vàng nhập cư 5 triệu USD in hình chân dung
22:19:44 04/04/2025
Tổng thống Trump tuyên bố 'có một cuộc điện đàm rất hiệu quả' với Tổng Bí thư Tô LâmTổng thống Trump tuyên bố 'có một cuộc điện đàm rất hiệu quả' với Tổng Bí thư Tô Lâm
07:55:01 05/04/2025
Trung Quốc ban hành lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa của một loạt công ty MỹTrung Quốc ban hành lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa của một loạt công ty Mỹ
06:24:37 05/04/2025
Malaysia bất ngờ thông báo dừng tìm kiếm máy bay mất tích MH370Malaysia bất ngờ thông báo dừng tìm kiếm máy bay mất tích MH370
14:25:20 04/04/2025
Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc chỉ trích Mỹ vi phạm nghiêm trọng các quy tắc của WTOChính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc chỉ trích Mỹ vi phạm nghiêm trọng các quy tắc của WTO
06:05:12 04/04/2025
Ông Trump nói Trung Quốc 'hoảng loạn' khi bị Mỹ áp thuếÔng Trump nói Trung Quốc 'hoảng loạn' khi bị Mỹ áp thuế
22:44:34 04/04/2025

Tin đang nóng

Nghi án mẹ sát hại 2 con để trục lợi bảo hiểm: Người cô ruột hé lộ thông tin bất ngờNghi án mẹ sát hại 2 con để trục lợi bảo hiểm: Người cô ruột hé lộ thông tin bất ngờ
08:51:32 05/04/2025
Hình ảnh được chia sẻ nhiều nhất lúc này của Hoa hậu Thùy Tiên sau khi Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs bị bắtHình ảnh được chia sẻ nhiều nhất lúc này của Hoa hậu Thùy Tiên sau khi Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs bị bắt
09:08:32 05/04/2025
Truy nã quốc tế Chủ tịch HĐQT Công ty Cây xanh Công Minh gây thiệt hại 100 tỷ đồngTruy nã quốc tế Chủ tịch HĐQT Công ty Cây xanh Công Minh gây thiệt hại 100 tỷ đồng
12:04:32 05/04/2025
Video Kim Soo Hyun ê chề khi bị ông lớn mắng mỏ, xem phản ứng của đồng nghiệp xung quanh mới càng xấu hổVideo Kim Soo Hyun ê chề khi bị ông lớn mắng mỏ, xem phản ứng của đồng nghiệp xung quanh mới càng xấu hổ
11:06:33 05/04/2025
Xôn xao hình ảnh người phụ nữ mang vali tiền mặt để mua 15kg vàng ở MalaysiaXôn xao hình ảnh người phụ nữ mang vali tiền mặt để mua 15kg vàng ở Malaysia
09:49:05 05/04/2025
Địa Đạo bị chê bai vô lý, 1 mỹ nhân Việt phản bác cực gắt khiến netizen vỗ tay rần rầnĐịa Đạo bị chê bai vô lý, 1 mỹ nhân Việt phản bác cực gắt khiến netizen vỗ tay rần rần
12:33:10 05/04/2025
Quang Linh Vlogs: Từ thần tượng của giới trẻ đến ánh hào quang vụt tắtQuang Linh Vlogs: Từ thần tượng của giới trẻ đến ánh hào quang vụt tắt
08:33:37 05/04/2025
Mạc Hồng Quân mất ngủ chăm Kỳ Hân chấn thương nặng vì pickleball, chân dài V-biz xúc động trong đau đớnMạc Hồng Quân mất ngủ chăm Kỳ Hân chấn thương nặng vì pickleball, chân dài V-biz xúc động trong đau đớn
09:32:23 05/04/2025

Tin mới nhất

Thủ tướng Israel sẽ là nguyên thủ đầu tiên gặp ông Trump sau vụ áp thuế

Thủ tướng Israel sẽ là nguyên thủ đầu tiên gặp ông Trump sau vụ áp thuế

14:30:25 05/04/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu được cho là đang có kế hoạch gặp Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng vào tuần tới nhằm bàn về vấn đề áp thuế của Mỹ.
Ukraine vạch "lằn ranh đỏ" sau yêu cầu của Nga

Ukraine vạch "lằn ranh đỏ" sau yêu cầu của Nga

14:20:55 05/04/2025
Ukraine vẫn giữ quan điểm rằng việc thỏa hiệp về tư cách thành viên NATO là không thể chấp nhận được trong các cuộc đàm phán hòa bình với Nga.
Tổng thống Donald Trump tiếp tục trì hoãn lệnh cấm TikTok tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump tiếp tục trì hoãn lệnh cấm TikTok tại Mỹ

14:15:28 05/04/2025
Tổng thống Donald Trump vừa tiếp tục đẩy lùi thời điểm lệnh cấm TikTok tại Mỹ có hiệu lực, một động thái nhằm cứu mạng xã hội này.
Ông Trump lên tiếng sau khi Trung Quốc áp thuế trả đũa

Ông Trump lên tiếng sau khi Trung Quốc áp thuế trả đũa

14:10:49 05/04/2025
Trung Quốc cũng siết biện pháp kiểm soát xuất khẩu khoáng sản đất hiếm bao gồm gadolinium, terbium, dysprosium, lutetium, scandium và yttrium sang Mỹ từ ngày 4/4.
Tàu vũ trụ trang bị hỏa lực: Liệu điện ảnh có trở thành hiện thực?

Tàu vũ trụ trang bị hỏa lực: Liệu điện ảnh có trở thành hiện thực?

13:33:31 05/04/2025
Trong tương lai, việc tàu vũ trụ được trang bị vũ khí là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu cuộc chạy đua vũ trang không gian tiếp tục gia tăng.
Campuchia kêu gọi Mỹ đàm phán về thuế quan

Campuchia kêu gọi Mỹ đàm phán về thuế quan

11:17:38 05/04/2025
Campuchia đề xuất đàm phán với chính quyền Mỹ vào thời điểm sớm nhất và mong muốn đề nghị Washington xem xét hoãn việc thực hiện mức thuế quan nêu trên.
Các nước phản ứng trái chiều với chính sách thuế của Tổng thống Trump

Các nước phản ứng trái chiều với chính sách thuế của Tổng thống Trump

11:14:17 05/04/2025
Dư luận báo chí Mỹ cho rằng thuế quan dự kiến sẽ gây thiệt hại cho nhiều công ty có sản phẩm phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu do họ có thể buộc phải tăng giá hoặc chịu biên lợi nhuận mỏng hơn.
Mexico xác nhận ca nhiễm cúm gia cầm A/H5N1 đầu tiên ở người

Mexico xác nhận ca nhiễm cúm gia cầm A/H5N1 đầu tiên ở người

11:12:50 05/04/2025
Tổ chức này cũng ghi nhận một số trường hợp lây nhiễm từ động vật có vú sang người. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bằng chứng khoa học cho thấy virus cúm gia cầm có khả năng lây truyền từ người sang người.
Hình ảnh cố Chủ tịch Khamtay Siphandone trong lòng kiều bào Việt Nam tại Lào

Hình ảnh cố Chủ tịch Khamtay Siphandone trong lòng kiều bào Việt Nam tại Lào

08:07:36 05/04/2025
Chủ tịch Thành hội người Việt Nam tại thủ đô Viêng Chăn, ông Lê Văn Mùi, người sinh ra và lớn lên ở Lào, cũng chia sẻ cố Chủ tịch Khamtay Siphandone là nhà lãnh đạo đáng kính, gần dân, luôn chăm lo cho đời sống vật chất và tinh thần của...
Chính sách thuế của Mỹ: Nhiều quốc gia thúc đẩy đàm phán với Washington

Chính sách thuế của Mỹ: Nhiều quốc gia thúc đẩy đàm phán với Washington

08:03:10 05/04/2025
Cùng ngày, Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Carlos Cuerpo cảnh báo tác động từ loạt thuế quan của Mỹ có thể tác động tiêu cực đến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này ở mức gấp nhiều lần con số 10%.
Ấn Độ nhìn thấy cơ hội từ chính sách thuế mới của Mỹ

Ấn Độ nhìn thấy cơ hội từ chính sách thuế mới của Mỹ

08:00:08 05/04/2025
Tổng giám đốc Liên đoàn các tổ chức xuất khẩu Ấn Độ - ông Ajay Sahai chia sẻ với hãng thông tấn AFP (Pháp): "Mức thuế áp lên Ấn Độ chắc chắn là cao và vượt dự kiến, điều này sẽ gây tổn hại đến nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của chúng tô...
Động đất Myanmar: Cảnh tượng hoang tàn, thiếu thốn đủ đường tại tâm chấn Sagaing

Động đất Myanmar: Cảnh tượng hoang tàn, thiếu thốn đủ đường tại tâm chấn Sagaing

07:58:00 05/04/2025
Các đội cứu hộ và hàng viện trợ không thể đến Sagaing ngay lập tức. Những cây cầu nối vào thị trấn đã bị hư hại nghiêm trọng. Vì vậy, rất nhiều người đã thiệt mạng. Khi viện trợ đến được nơi, thì đã quá muộn để cứu họ , anh Ko Zeyer cho...

Có thể bạn quan tâm

Ngọc nữ có vẻ ngoài thánh thiện "tái mặt" nhận cái kết không ngờ sau khi lộ bản chất thật

Ngọc nữ có vẻ ngoài thánh thiện "tái mặt" nhận cái kết không ngờ sau khi lộ bản chất thật

Sao châu á

14:30:31 05/04/2025
Do năng lực yếu kém cũng như thái độ trốn trách tránh nhiệm gây bức xúc của Trần Đức Dung, nhiều nghệ sĩ nữ trong Đạp Gió đã từ chối làm việc cùng nàng thơ phim Quỳnh Dao .
Campuchia giảm thuế hàng Mỹ từ 35% xuống 5%

Campuchia giảm thuế hàng Mỹ từ 35% xuống 5%

Pháp luật

14:27:05 05/04/2025
Sau khi bị Mỹ áp thuế đối ứng 49%, Campuchia đã thông báo lập tức giảm thuế các nhóm hàng nhập khẩu Mỹ từ mức cao nhất là 35% xuống còn 5%.
Tình chị em đáng yêu của Công chúa Charlotte và cô em họ hoàng gia gây sốt trên mạng xã hội

Tình chị em đáng yêu của Công chúa Charlotte và cô em họ hoàng gia gây sốt trên mạng xã hội

Netizen

14:19:11 05/04/2025
Đoạn video tổng hợp các cảnh hai chị em công chúa nhỏ cùng nhau tham dự Đại lễ Bạch kim (2022), dự lễ Giáng sinh (2023-2024) và nhiều sự kiện hoàng gia khác đã thu hút hơn 633.000 lượt xem trên TikTok chỉ sau vài ngày đăng tải.
Phụ huynh tố trường dạy thêm thu tiền bất chấp Thông tư 29

Phụ huynh tố trường dạy thêm thu tiền bất chấp Thông tư 29

Tin nổi bật

13:50:28 05/04/2025
Một trường tiểu học tại Đắk Lắk bị phụ huynh phản ánh việc tổ chức dạy thêm dưới hình thức các câu lạc bộ, thu tiền với mức 130.000 đồng/tháng/học sinh.
"Team qua đường" gặp Văn Hậu và Hải My hẹn hò gần biệt thự bạc tỷ mới xây, mỹ nhân khoe chân dài cực phẩm

"Team qua đường" gặp Văn Hậu và Hải My hẹn hò gần biệt thự bạc tỷ mới xây, mỹ nhân khoe chân dài cực phẩm

Sao thể thao

13:41:52 05/04/2025
Hôm 4/4, team qua đường bắt gặp hậu vệ Đoàn Văn Hậu và bà xã Doãn Hải My cùng nhau hẹn hò đi dạo ở công viên gần nơi sinh sống.
Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, suốt 150 năm mới thấy 7 mẫu vật

Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, suốt 150 năm mới thấy 7 mẫu vật

Lạ vui

13:36:39 05/04/2025
Cá voi răng thuổng, thuộc họ cá voi mõm dài, được đặt tên dựa trên hình dạng răng giống với lưỡi dao để mổ truyền thống từng được sử dụng để bóc mỡ cá voi. Kể từ thế kỷ 19 đến nay, chỉ có 7 mẫu vật của loài này được ghi nhận,
9 "nữ hoàng bikini" gây bão màn ảnh 2 thập kỷ: Những khoảnh khắc đỉnh cao không thể bỏ lỡ!

9 "nữ hoàng bikini" gây bão màn ảnh 2 thập kỷ: Những khoảnh khắc đỉnh cao không thể bỏ lỡ!

Hậu trường phim

13:33:53 05/04/2025
Hollywood đã biến hình ảnh bikini từ một chi tiết thời trang thành biểu tượng văn hóa, và 10 nữ diễn viên này là minh chứng sống động cho điều đó.
Cuộc đời thay đổi của "công chúa băng giá": Bị ngầm cấm sóng suốt 10 năm, phải "bỏ xứ" để được cầm mic trở lại

Cuộc đời thay đổi của "công chúa băng giá": Bị ngầm cấm sóng suốt 10 năm, phải "bỏ xứ" để được cầm mic trở lại

Nhạc quốc tế

13:27:42 05/04/2025
Dù không còn chỗ đứng ở Kpop, Jessica vẫn chứng minh sức hút và bản lĩnh của mình, tiếp tục theo đuổi đam mê theo cách riêng.
Các hoa hậu Việt rủ nhau làm giám đốc, phó chủ tịch, thần thái ngút ngàn

Các hoa hậu Việt rủ nhau làm giám đốc, phó chủ tịch, thần thái ngút ngàn

Sao việt

13:16:30 05/04/2025
Vượt qua định kiến bình hoa di động , nhiều hoa hậu Việt Nam tỏa sáng ở vai trò giám đốc, phó chủ tịch, khẳng định vị trí trong xã hội.
2 con giáp sắp tạm biệt vận xui, bước vào thời kỳ huy hoàng, 1 con giáp đã giàu lại càng giàu hơn

2 con giáp sắp tạm biệt vận xui, bước vào thời kỳ huy hoàng, 1 con giáp đã giàu lại càng giàu hơn

Trắc nghiệm

12:44:42 05/04/2025
Hãy xem bạn có nằm trong số những con giáp dưới đây không nhé.5 con giáp oanh tạc bảng xếp hạng may mắn ngày 4/4 Thanh minh 2025 có 5 con giáp
Công thức làm ức gà sốt chanh dây chua ngọt hấp dẫn, cực đơn giản

Công thức làm ức gà sốt chanh dây chua ngọt hấp dẫn, cực đơn giản

Ẩm thực

12:39:21 05/04/2025
Bài viết sau chia sẻ công thức chế biến món ức gà sốt chanh dây eat clean cực đơn giản để bạn thực hiện ngay tại nhà.