Cứng giọng thách thức, Trung Quốc che giấu sự tuyệt vọng?
Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm qua (8/7) tiếp tục lên tiếng tuyên bố đầy thách thức rằng, nước này sẽ “không lùi dù chỉ một bước” trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Đây là tuyên bố mới nhất trong hàng loạt những tuyên bố cứng rắn mà báo chí Trung Quốc đưa ra trong thời gian gần đây, trước thềm phán quyết của tòa án quốc tế về tranh chấp Biển Đông.
Ảnh minh họa
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cảnh báo Philippines không được làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông, đồng thời tuyên bố Bắc Kinh “sẽ không lùi dù chỉ một bước” trong cuộc tranh chấp này.
Tờ China Daily ngày hôm qua (8/7) đã có bài xã luận trong đó tiếp tục nói rằng, tòa án trọng tài thường thực (PCA) ở the Hague không có thẩm quyền xét xử vụ kiện mà Philippines khởi xướng. Tờ báo này còn miêu tả vụ phân xử là “một trò hề” đồng thời nhấn mạnh rằng bất kỳ quyết định nào sắp tới được đưa ra “đều sẽ là bất hợp pháp, vô hiệu và không có giá trị ngay từ đầu”.
Một tờ báo khác của nhà nước Trung Quốc – tờ Thời báo Hoàn cầu, thêm rằng Bắc Kinh “sẽ đáp trả” nếu căng thẳng ở Biển Đông leo thang.
“Nếu Mỹ và Philippines hành động bất cẩn và có hành động khiêu khích trắng trợn, Trung Quốc sẽ không lùi dù chỉ một bước”, bài báo của Trung Quốc viết, đồng thời nói cụ thể rằng Bắc Kinh sẽ “xây dựng một tiền đồn quân sự” ở ngay ngoài bãi cạn Scarborough ở Biển Đông và sẽ “đánh chìm” tàu quân sự Philippines được triển khai trong khu vực.
Video đang HOT
Có thể nhận thấy rằng, càng đến gần ngày tòa án trọng tái quốc tế ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines, Bắc Kinh càng tung ra nhiều những lời đe dọa, cảnh báo nhằm vào đối thủ. Tuy nhiên, có vẻ như Trung Quốc đang dùng những lời lẽ “đao to búa lớn” để che giấu sự tuyệt vọng bởi họ đã không thể ngăn cản được việc tòa án quốc tế ra phán quyết về vụ kiện của Philippines – một phán quyết được dự đoán là gần như chắc chắn sẽ bất lợi cho Bắc Kinh.
Theo dự kiến, tòa án trọng tài quốc tế sẽ chính thức đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện của Philippines nhằm vào Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông vào chiều ngày 12/7.
Philippines đã quyết định kiện Trung Quốc ra toà án trọng tài quốc tế vào đầu năm 2013 với lý do được tuyên bố rằng, sau 17 năm đổ bao công sức thông qua con đường ngoại giao và chính trị, Manila vẫn không thể giải quyết nổi cuộc tranh chấp với Bắc Kinh ở Biển Đông nên họ buộc phải đưa mọi việc ra toà án quốc tế. Quyết định này của Philippines được đưa ra sau khi hai bên có cuộc đối đầu gay gắt ở bãi cạn Scarborough với kết quả là Trung Quốc giành quyền kiểm soát khu vực vốn được coi là ngư trường đánh cá truyền thống của Philippines.
Bắc Kinh đã vô cùng tức giận trước bước đi của Manila bởi lâu nay cường quốc hàng đầu Châu Á chỉ muốn giải quyết tranh chấp ở Biển Đông với từng nước nhỏ một trên cơ sở song phương để dễ bề gây ảnh hưởng theo hướng có lợi cho họ.
Giới chuyên gia pháp lý nhận định, gần như chắc chắn, PCA sẽ bác bỏ yêu sách chủ quyền dựa trên đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc. Với yêu sách này, Bắc Kinh đang đòi chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, lấn sâu vào nhiều khu vực vốn thuộc chủ quyền của các nước ven biển khác.
Cảm nhận rõ thế bất lợi của mình, Trung Quốc đã ra sức phá hoại tiến trình pháp lý của phía Philippines. Bắc Kinh đã tìm mọi cách, từ “ve vãn” đến doạ dẫm Manila, để buộc quốc gia Đông Nam Á từ bỏ con đường quốc tế hoá tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã không thể làm lay chuyển được ý định của Manila. Trung Quốc tuyên bố không tham gia vào vụ kiện của Philippines cũng như không tuân theo phán quyết của toà. Tuy nhiên, việc Bắc Kinh không tuân theo phán quyết của toà sẽ khiến uy tín và ảnh hưởng của nước này bị tổn hại nghiêm trọng.
Theo Vnmedia
Thủ tướng Hunsen bác tối hậu thư của Bộ Thông tin Campuchia
Thủ tướng Hunsen bác chỉ thị của Bộ thông tin Campuchia và khẳng định báo chí không cần phải viết đầy đủ, chính xác các chức danh của ông.
Ngày 9/7, The Cambodia Daily đưa tin, chưa đầy 24 giờ sau khi Bộ Thông tin Campuchia ban hành văn bản cảnh báo các cơ quan báo chí, tổ chức truyền thông nước này về việc sẽ rút giấy phép nếu không gọi đầy đủ chức danh Thủ tướng tối cao, Tổng tư lệnh tối cao của ông Hun Sen, nhà lãnh đạo Campuchia đã bác bỏ chỉ thị nói trên.
Tối 8/7, trên trang Facebook của mình, ông Hunsen khẳng định, những danh hiệu này không cần thiết, không bắt buộc.
Thủ tướng Hunsen đã bác chỉ thị của Bộ Thông tin Campuchia và khẳng định báo chí không cần phải viết đầy đủ, chính xác các chức danh của ông.
"Về việc sử dụng các chức danh lãnh đạo của Chính phủ Hoàng gia, các nhà báo không cần phải viết đầy đủ, chính xác các chức danh này nếu các nhà báo không muốn sử dụng chúng. Nhưng xin tuân thủ các quy tắc đạo đức và sử dụng nguồn tin đáng tin cậy, tránh phổ biến thông tin không đúng sự thật", ông Hun Sen nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Phay Siphan, Người phát ngôn chính phủ Campuchia nói với báo giới: "Vâng, Thủ tướng quyết định không ủng hộ Bộ Thông tin. Thủ tướng phán đối điều đó. Ông nói rằng ông sẽ để các phóng viên tự lựa chọn".
Mặc dù ông Phay Siphan khẳng định, ý tưởng ban đầu của chỉ thị này là do Bộ Thông tin đưa ra, không phải của Hun Sen, nhưng ông Ouk Kimseng, Thứ trưởng Bộ Thông tin nói rằng ông không biết ý tưởng này đến từ đâu.
Trước đó, hôm 7/7, Bộ Thông tin Campuchia đã ra "tối hậu thư" cảnh báo, báo nào không chấp hành các quy định đưa ra thì sẽ tiến hành rút giấy phép.
Cụ thể, các nhà báo được ra lệnh khi đưa tin về ông Hun Sen cần ghi đầy đủ chức danh thể hiện sự "tôn trọng" đối với cá nhân ông là Samdech Akeak Moha Sena Padey Techo Hun Sen, trong tiếng Anh là Lord Prime Minister, Supreme Military Commander Hun Sen, tạm dịch nghĩa: Thủ tướng tối cao, Tổng tư lệnh tối cao Hun Sen.
Chỉ thị này có từ tháng 12 năm ngoái nhưng truyền thông Campuchia khi đưa tin thường quên không viết đầy đủ chức danh của vị Thủ tướng.
Để răn đe và nhắc nhở, hôm 12/5, Bộ Thông tin Campuchia đã tổ chức cuộc họp báo kéo dài 3 tiếng đồng hồ chỉ để thông báo một hướng dẫn mới về cách gọi tên và cả chức vụ đầy đủ của những nhà lãnh đạo Campuchia và cảnh cáo sẽ kiện cơ quan truyền thông nào không thực hiện qui định mới.
"Chúng tôi muốn các cơ quan truyền thông thể hiện tên đầy đủ của các nhà lãnh đạo trong lần đầu tiên nhắc đến, nhưng không cần cho những lần tiếp theo", ông Ouk Kimseng, Thứ trưởng Bộ Thông tin chủ trì cuộc họp báo nói.
Quy định này được cho là nhằm vào các tờ báo ủng hộ phe đối lập hoặc theo phong cách phương Tây vốn gọi đơn giản chức danh của các lãnh đạo.
Ông Hun Sen (64 tuổi), đã giữ chức thủ tướng Campuchia từ năm 1985 đến nay. Hồi tháng 9/2013, Quốc vương Campuchia đã ký sắc lệnh bổ nhiệm ông tiếp tục làm thủ tướng nhiệm kỳ 5. Ngày 26/8/2015, Thủ tướng Hun Sen tuyên bố sẽ không nắm quyền điều hành đất nước đến năm 2030.
Theo Đất Việt
Ai đứng đằng sau lập trường chống Nga của NATO? Theo tướng đã nghỉ hưu Thổ Nhĩ Kỳ Haldun Solmazturk, NATO đã coi Nga là nguyên nhân khiến châu Âu trở nên bất ổn, thế nhưng chính họ cùng hệ thống truyền thông bài Nga thực tế mới là lý do khủng hoảng châu Âu đang diễn ra. Ông Solmazturk cho biết, từ lâu phương Tây đã luôn quy trách nhiệm cho Nga...