Cung đường 500 km xuyên rừng và đèo từ TP.HCM đi Đà Lạt
Trong hơn 40 lần chạy xe ngang dọc Đà Lạt, cung đường đèo Sài Gòn – Đà Lạt không đi theo QL20 là tuyến đường mình yêu thích, và đã đi rất nhiều lần.
Cung đường này cũng được nhiều anh em xe đạp yêu thích, vì ít xe, an toàn, đi qua vô số c ảnh đẹp hùng vĩ, đa dạng. Mình xin chia sẻ lại kinh nghiệm đi tuyến này.
Cung đường Sài Gòn – Đà Lạt cho các bạn tham khảo. Cung màu xanh là cung đường mình đang nói tới, còn cung đường đỏ là QL20.
Tổng cự li khoảng 500 km, đi qua nhiều rừng, nhiều đèo, hồ, thác. Tuy nhiên đường dễ đi. Ôtô 2 cầu, xe ga, xe số đi thoải mái nếu đường không lầy lội quá. Hiện nay, nhiều đoạn đã được cải tạo, nâng cấp rất nhiều, không khó như xưa. Có một số chỗ nhiều lựa chọn cho bạn thay đổi một chút, nhưng cơ bản vẫn theo lộ trình chính.
Lộ trình
Từ TP.HCM, bạn đi QL1K qua cầu Hóa An, đi theo TL768 dọc sông Đồng Nai về phà Hiếu Liêm. Đi phà qua chợ Hiếu Liêm (ở đây có 2 phà, các bạn cẩn thận đi nhầm).
Sau đó, bạn đi tiếp về phía bắc, bắt đầu xuyên rừng chiến khu D rất đẹp. Đến ngã ba, bạn rẽ phải về ngã ba Phú Lý, rồi rẽ trái về tiếp chợ Phú Lý, chạy giữa rừng theo con đường nhựa tuyệt đẹp.
Đoạn tiếp theo là chặng offroad theo mạn nam rừng Nam Cát Tiên về phà 107, qua phà về nhập lại QL20. Ở đây, bạn cũng có thể đi đường nhỏ, cập QL20 lên Tân Phú, Madagui theo chú thích (1) ở hình trên.
Chụp ảnh bên hồ Đạ Pal.
Sau khi nhập lại QL20, bạn tiếp tục đi qua Định Quán, Tân Phú, tới Madagui rẽ trái về Đạ Tẻ. Trước khi qua cầu sắt ở đầu thị trấn Đạ Tẻ, rẽ phải về xã Triệu Hải.
Lúc này bạn có thể ghé ngang thác Triệu Hải và thác Dakala chơi, rồi bắt đầu offroad nhẹ nhàng xuyên rừng lên hồ Đạ Pal rất đẹp. Nếu từ Madagui thay vì về Đạ Tẻ đi đèo Triệu Hải, bạn có thể đi tiếp một đoạn qua đèo Chuối, vừa qua cầu Đại Quay rẽ trái đi theo đường lên thủy điện Đambri. Đây là đoạn có nhiều đá lớn, rồi nhập lại cung đường trên ở hồ Đạ Pal theo chú thích (2). Sau đó, bạn đi tiếp tham quan đồi chè Tam Châu.
Đoạn Triệu Hải khá khó đi, chỉ phù hợp với xe offroad 2 cầu.
Vẻ đẹp của thác Triệu Hải.
Ở đoạn tiếp theo, các bạn rẽ trái theo TL725 (có thể đi tắt đoạn này ở cầu lớn cạnh hồ Tà Đùng). Từ ngã 5 Dambri nói trên, thay vì qua đèo B40 vòng qua Quảng Khê, chúng ta có thể đi thẳng về thị trấn Lộc Thắng, theo TL725 cũng rất đẹp. Sau đó, bạn chạy thẳng lên thị trấn Đinh Văn (huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng).
Video đang HOT
Bạn vẫn có thể tách một đoạn lên hồ Tà Đùng chơi lúc gặp ngã ba giao QL28 theo chú thích (3) ở hình trên.
Từ đây, bạn theo đường mới mở, đẹp và rộng rãi, đi ngang thủy điện ĐN2 về thị trấn Đinh Văn, rồi về ngã ba Lâm Hà. Sau đó rẽ trái về thị trấn Nam Ban (tỉnh Lâm Đồng), ghé thác Voi nếu các bạn thích, rồi leo đèo Tà Nung lên Cam Ly. Tại đây bạn có thể ghé sân bay Cam Ly bỏ hoang để chụp ảnh, rồi về Đà Lạt, kết thúc cung Sài Gòn – Đà Lạt 500 km nhiều đèo và rừng.
Đoạn đường đi qua cầu Cũ.
Cung đường dự kiến
Các tay lái cứng và quen phượt địa hình có thể đi hết cung đường này trong một ngày tương đối thoải mái. Xuất phát từ 4h, và lên tới Đà Lạt trong ngày, nhưng nên ngủ một đêm ở hồ Tà Đùng để giữ sức khỏe.
Để có hành trình thư thả hơn, tối thứ sáu, các bạn xuất phát lúc 20h đến bến phà Hiếu Liêm (Vĩnh Cửu, Đồng Nai), ngủ tại đây. Sáng hôm sau chạy theo cung đường trên đến hồ Tà Đùng, cắm trại ngủ tối thứ 7. Sáng chủ nhật, bạn dậy sớm, chạy tiếp lên Đà Lạt rồi 15h đi từ từ về Sài Gòn.
Hoặc nếu muốn thoải mái, các bạn có thể chơi và ăn uống ở Đà Lạt tới khuya, rồi gửi xe và đi xe khách về Sài Gòn, ngủ một giấc trên xe, đến sáng thứ hai đi làm.
Đường QL28 mới mở đi qua hồ Tà Đùng rất thoáng và đẹp.
Cung đường này rất đa dạng. Bạn có thể đi mùa mưa offroad chơi, đi mùa hoa dã quỳ vì hoa có rất nhiều trên đường, hoặc đi tắm thác và ngắm hồ Tà Đùng… Mùa nào cũng đẹp và có cái thú vị riêng.
Theo Zing News
Một lần trải nghiệm Đà Lạt hoàn toàn khác biệt
Mặc dù đã rất nhiều lần đặt chân đến Đà Lạt, chuyến đi lần này có nhiều thứ thật khác với tôi. Tôi có cảm giác mới mẻ như đang phiêu du đến một miền đất khác, hoàn toàn lạ lẫm.
Đà Lạt lần này trong tôi là một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ với món lẩu gà lá é - đặc sản Phú Yên, quán thịt rừng Ayun của vợ chồng chủ quán cá tính, cung đường Tà Nung tuyệt đẹp dẫn lên thác Voi...
Nhưng ấn tượng nhất có lẽ là căn homestay mà tôi đã chọn.
Bạn có từng mơ ước cảm giác thức giấc giữa ánh nắng ban mai và cái se se lạnh của Đà Lạt, cuộn người mãi trong chăn, duỗi chân và rướn người một cái, đón lấy những tia nắng mặt trời, một ngày vô lo? Bỏ qua những khách sạn tiện lợi quanh khu Hoà Bình, những căn homestay đang sốt xình xịch, tôi đã đến đây.
Tôi chọn Lebleu homestay, một nơi không địa chỉ cụ thể và hoàn toàn không có dịch vụ gì ngoài một căn nhà để trọ. Đó là một ngôi nhà gỗ nằm sâu dưới con dốc khá đứng, bao quanh bởi một khu vườn yên tĩnh. Nhà hoàn toàn bằng gỗ và có nhiều cửa sổ kính, nơi mà nghe đâu đã từng thuộc sở hữu của nhạc sĩ Dương Thụ, nơi ông từng sống và sáng tác khi sống ở Đà Lạt.
Căn nhà chỉ có hai phòng ngủ. Phòng thứ nhất chỉ đủ kê một giường đôi, nằm dưới tầng trệt, liền kề với bếp, phòng khách và sử dụng toilet ngoài. Phòng thứ hai trên tầng một được dẫn lên bằng cầu thang gỗ. Phòng này có toilet riêng và không gian sử dụng bằng cả diện tích tầng trệt bên dưới nên khá thoải mái, có thể ở tối đa bốn người trên này.
Phía bên ngoài là khoảnh sân phủ đầy cây cỏ đủ để giúp bạn tách biệt hẳn với không gian bên ngoài.
Trong mảnh vườn còn có hồ cá, chiếc bàn dài đặt dưới gốc cây anh đào, nơi bạn có thể quây quần bên bạn bè, người thương quanh bếp than hồng để thưởng thức bữa tiệc BBQ tự tay chuẩn bị, rồi cùng nhau trò chuyện rôm rả bên ly rượu vang, một cảm giác chỉ có ở Đà Lạt.
Kinh nghiệm của mình là nếu đi cùng nhóm bạn 4 đến 6 người, các bạn nên thuê cả 2 phòng trên và dưới, để nhóm có thể thoái mái sử dụng bếp, phòng khách và cả mảnh vườn để nướng BBQ. Còn nếu chỉ đi 2 người, các bạn nên chọn phòng trên lầu để thoái mái hơn trong việc sử dụng không gian và có nhiều góc ảnh đẹp.
Mình chọn vườn dâu chú Hùng để thăm thú, cũng như tự tay hái những thức rau củ sạch. Chú có rất nhiều vườn. Nếu các bạn sợ nắng thì nói chú cho đi vườn trong nhà.
Đi đâu rồi khi trở về nhà cũng thấy thoải mái, pha vội tách trà nhấm nháp ngày mưa cùng thành quả vừa thu được.
Đi dạo quanh Đà Lạt, mình thấy mọi thứ thật dễ chịu, mềm mại và đáng yêu.
Điểm dừng chân thứ 2 của mình là Hello Stop & Go. Đây là một ngôi nhà xinh xắn, phía sau có khu vườn nhỏ trồng toàn hoa.
Nhà Thiếu nhi (13 Đinh Tiên Hoàng) có lẽ là điểm đến không còn xa lạ đối với những người yêu mến Đà Lạt. Tôi đến đây vào buổi trưa nên khá vắng vẻ.
Tôi tranh thủ cất giữ riêng chút kỷ niệm nhỏ về Đà Lạt của tôi.
Tôi đã đi 12 km để đến quán Mê Linh Garden. Đây là một quán mới nổi ở Đà Lạt với khung cảnh tuyệt đẹp, có thể làm say đắm bất cứ trái tim sắt đá nào.
Và tất nhiên tôi không quên ghé trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt - một nơi có kiến trúc đẹp tuyệt với không gian lãng mạn.
Hồ Tuyền Lâm yên bình đến lạ, khiến tôi ngồi đây cả tiếng đồng hồ cũng không thấy chán.
Có một Đà Lạt nhẹ nhàng như thế, nhẹ nhàng gây thương nhớ, nhẹ nhàng in dấu trong tâm tưởng mỗi người, để rồi níu chân những kẻ lữ khách mãi không muốn rời đi.
Theo Zing News
7 dinh thự của vua Bảo Đại dọc miền đất nước Ngoài ba dinh thự nổi tiếng ở Đà Lạt, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn còn có nhiều dinh đẹp và xa hoa ở Hải Phòng, Vũng Tàu, Nha Trang và Đắk Lắk. Biệt thự Bảo Đại - Đồ Sơn, Hải Phòng Toàn quyền Đông Dương cho xây dựng biệt thự này từ năm 1928, với hình bát giác theo kiến trúc...