Cung điện và Vườn Schnbrunn
Cung điện Schnbrunn hay còn gọi là Cung điện mùa hè do kiến trúc sư Johann Bernhard Fischer von Erlach nối tiếng xây dựng, là một trong các cung điện quan trọng nhất về văn hóa ở Áo.
Thành phố như bức tranh nghệ thuật ở Yemen. Làng lịch sử Shirakawa-go và Gokayama. Nhà thờ chính tòa Aachen
Cung điện được xây dựng theo kiến trúc Baroque và là nơi nghỉ ngơi vào mùa hè của hoàng gia Áo. Từ thế kỷ 18 đến 1918, Schnbrunn là nơi ở của các hoàng đế Habsburg. Vào thế kỷ thứ 19, cung điện là nơi ở của Hoàng đế Franz Josefl I cùng với vợ của ông, Nữ hoàng Elizabeth của xứ Bavaria. Nữ hoàng Elizabeth được người dân trên thế giới biết đến nhiều với tên gọi Hoàng hậu Sissi.
Cung điện Schonbrunn gồm 1.441 phòng được xây dựng từ 1696 đến 1730 và vườn hoa vô cùng lớn với những kiến trúc tuyệt đẹp. Mặc dù rộng lớn như vậy nhưng cung điện không có một nhà bếp nào. Tất cả việc nấu nướng phục vụ hoàng gia đều được thực hiện ở một tòa nhà khác và thức ăn được đưa vào cung điện hàng ngày. Hiện nay có 40 phòng được mở cửa cho khách tham quan.
Cung điện Schonbrunn còn có hai vườn hoa vô cùng ấn tượng. Một vườn hoa được xây dựng theo lối Pháp và một vườn hoa được xây dựng theo phong cách của Anh. Ngoài ra trong khuôn viên cung điện còn có một vườn thú xưa cũ nhất thế giới (vườn thú đầu tiên vào năm 1752) còn tồn tại cho đến nay, 1 chuồng ngựa và 10 nhà kính để trồng cây. Vườn thú là nơi sinh sống của hơn 750 loài, đa dạng như gấu trúc khổng lồ, đười ươi, hổ Siberi, voi châu Phi, cheetahs, gấu túi, chim cánh cụt và chó sói Bắc cực.
Video đang HOT
Toàn bộ cung điện Schonbrunn được bao quanh bởi vườn hoa rộng mênh mông. Vườn hoa phía sau lưng cung điện được xây dựng theo phong cách Pháp với tên gọi Great Parterre trồng các loại hoa rực rỡ theo mùa. Ngoài cùng luôn là hai loại hoa màu đỏ và trắng tượng trưng cho quốc kỳ Áo với hai màu sọc đỏ và trắng. Hai bên vườn có 32 bức tượng điều khắc được bố trí, sắp đặt rất đẹp mắt. Ở khoảng giữa vườn hoa có một hồ phun nước với hệ thống vòi phun và hồ nước được thả đầy hoa súng.
Trên khu đồi cạnh vườn Great Parterre, kiến trúc sư Fischer đã cho xây dựng khu tiểu đình Gloriette. Đứng từ khu tiểu đình này có thể thấy được toàn cảnh thành phố Vienna của nước Áo.
Ngày nay Schnbrunn trở thành điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất của Áo nói riêng và châu Âu nói chung, cũng là nơi tổ chức các sự kiện văn hoá quan trọng của người dân Vienna. Trung bình hàng năm có 8 triệu lượt khách đến thăm quan.
Năm 1996, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Cung điện và vườn Schnbrunn là Di sản văn hóa thế giới.
Theo ngaynay.vn
Bukhara thành phố di sản 2000 năm tuổi
Con sông River Delta êm đềm chảy ngang qua Bukhara - thành phố cổ 2000 năm lịch sử của Uzbekistan. Nước xanh tĩnh lặng chảy xuôi dòng. Du khách sẽ có cơ hội ngồi trên thuyền, ngắm nhìn dòng sông và thành phố cổ Bukhara. Xuôi theo dòng sông, những công trình kiến trúc mang màu sắc cổ xưa từ từ xuất hiện.
Bukhara nằm trong con đường tơ lụa hơn 2000 năm lịch sử. Bukhara có dân số khoảng 250.000 người, là thành phố lớn thứ ba ở Uzbekistan và một trong những thành phố lâu đời nhất thế giới. Lịch sử của thành phố có nhiều biến động theo từng thời kỳ. Thế kỷ 9 -10 thuộc vương triều Salman, 1220 thành phố bị Thành Cát Tư Hãn và đội quân Mông Cổ chiếm đóng, đến năm 1370 bị chinh phục bởi Tamerlane, năm 1990 thì hoàn toàn giành độc lập.
Thành phố bên sông mang màu sắc cổ kính bởi nó là nơi lưu giữ nhiều tòa nhà trung cổ chẳng hạn như Cung điện Mùa hè, lâu đài Jacques, nhà thờ Hồi giáo Kayanga, lăng Samanid, tầng tháp Kayanga... Thành phố bao gồm 500 di tích đã phục hồi vào những năm 1960 dưới sự chỉ đạo của Liên Xô, và tiếp tục bởi Uzbekistan kể từ khi giành được độc lập. Di tích của thành phố được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Cung điện Mùa hè ở Bukhara
Cung điện Mùa hè nằm ở ngoại ô được xây dựng vào năm 1917, được chia làm hai phần: Palazzo Vecchio gọi là Abdul và Shingu gọi là Sai. Không gian của Cung điện bao gồm một khu vườn lớn, có đài phun nước, ao hồ, các tòa nhà và các cơ sở khác hài hòa hai phong cách châu Âu và Trung Á. Nơi đây có một số phòng trang trí và hội trường và hội trường được trang trí công phu bởi các thợ thủ công tốt nhất Bukhara.
Việc xây dựng cung điện gắn liền với một huyền thoại. Cung điện là nơi cư trú của Emir và cho đến nay là người duy nhất cai trị cung điện. Emir đã lắng nghe đề nghị của một ông già thịt bốn con cừu, lấy thịt cừu treo bốn hướng của thành phố. Theo thời gian, thịt cừu bị hủy hoại ở ba hướng, chỉ riêng hướng Bắc thịt cừu tươi hơn bao giờ. Vì vậy, Cung điện được xây dựng ở phía Bắc thành phố.
Lâu đài Jacques
Đi đến góc phía Tây Bắc thành phố, là nơi tọa lạc của lâu đài Jacques xây dựng trong thế kỷ I TCN - một biểu tượng của nền văn minh trung cổ Bukhara. Trong nhiều thế kỷ, lâu đài nhiều lần bị phá hủy và xây dựng lại chồng chất lên nhau nên lâu dần lâu đài lên đến 18 mét, bên ngoài các bức tường bao quanh bởi các lớp. Lớp trên cùng là thế hệ cuối cùng của Bukhara cai trị có diện tích khoảng 40.000 ha.
Tại thời điểm đó, lâu đài là một kiến trúc tích hợp, có 3.000 người sống bên trong, bao gồm các nhà lãnh đạo của tòa nhà, cung điện, kho bạc, các quan chức cư trú, kho vũ khí, nhà thờ Hồi giáo, nhà xưởng thủ công mỹ nghệ, nhà tù... Năm 1920, chiến tranh với Liên Xô làm lâu đài bị phá hủy. Khi độc lập, tòa lâu đài này mới được phục hồi lại dáng vẻ trước đây.
Tầng tháp Kayanga
Tầng tháp Kayanga xây dựng trong năm 1127, cao 46,5 mét, nằm ở trung tâm thành phố cũ của Bukhara bên cạnh Grand Mosque. Tháp được xây dựng bằng gạch nung, có 16 mét móng sâu, chân thẳng lên đến 9 mét. Tháp có kiến trúc mái vòm, trang trí bằng gạch hoa. Tầng lửng trên có 16 cửa sổ mờ cong, trang trí bằng thạch nhũ hay còn gọi là nhũ đá (Nhũ đá được tạo thành từ CaCO3 và các khoáng chất khác kết tụ từ dung dịch nước khoáng nhỏ giọt đọng lại trên tường trải qua hàng trăm, hàng nghìn năm).
Thạch nhũ khi gặp nắng sẽ phát ra ánh sáng long lanh sẽ cho du khách cảm giác những cửa sổ đó được nạm ngọc. Tháp có bậc thang dẫn đến hành lang cong hẹp mà khi đứng trên bậc trên cùng, bầu trời, dòng sông và cả đô thị cổ hiện ra trước mắt du khách.
Nhà thờ Hồi giáo Kayanga
Nhà thờ Hồi giáo Kayanga tọa lạc tại quảng trường phía trước tháp Kayanga. Công trình được xây dựng năm 1514 với tông màu xanh, bề mặt trang trí làm bằng gạch đánh bóng và làm bằng kính khảm.
Khuôn viên nhà thờ có chiều dài 127 m, rộng 78 m có thể chứa 12.000 người. Giữa sân có bốn hiên phẳng truyền thống, có tu viện trong sân. Nhà thờ tổng số 114 phòng, chứa đựng kinh Koran để dạy giáo sĩ. Nhiều tín đồ đổ về đây để nghiên cứu triết lý đạo Hồi.
Theo vyctravel.com
Ngắm thu nhuộm vàng cây lá ở Trung Quốc Thời điểm đẹp nhất để ngắm rừng lá vàng đan xen sắc đỏ ở Trung Quốc là khoảng giữa tháng 10 đến đầu tháng 11. Sắc màu mùa thu lan rộng từ miền Bắc xuống miền Nam. Lúc này, nếu phía Bắc màu vàng đỏ chen nhau, phía Nam mới chỉ một màu cam sáng. Bức tranh phong cảnh thiên nhiên nơi đây...