‘Cung điện tù nhân’ gây nỗi khiếp sợ
Khi cảnh sát gõ cửa, bà Christine Munro lập tức linh cảm xấu tới con trai lớn đang trong tù. Chắp tay trước ngực, bà khóc: “Xin đừng nói các ông đến vì Jeff”.
Bà Christine trong nhiều năm đã luôn thấp thỏm có ngày phải đối mặt khoảnh khắc nghe tin con đã chết. Ở tuổi thiếu niên, Jeff thường sử dụng giọng hài hước lạ lùng để kể những câu chuyện hoang đường. Năm 24 tuổi, anh nghiện ma túy đá, từ bỏ công việc và bắt đầu “đi bụi”.
Bà Christine không thể đếm được số lần bị đánh thức bởi điện thoại vào nửa đêm. Lúc là ai đó từ bệnh viện nói rằng con trai tâm thần của bà đang ở đó, hoặc chính là giọng Jeff đang hoảng loạn hét lên về ám ảnh bị hãm hại. Nỗi sợ hãi lớn nhất của người mẹ là con dùng thuốc quá liều hoặc sẽ quên số điện thoại của bà và lạc lối mãi mãi trên đường phố.
Jeff mắc bệnh tâm thần phân liệt. Năm ngày trước, anh được phát hiện nằm bất tỉnh trên đường phố. Cảnh sát nhẵn mặt anh ta, trước đây thường giao anh đến Trung tâm cai nghiện và sức khỏe tâm thần. Lần này, họ đưa anh ta đến Nhà tù Toronto – tòa nhà gạch đỏ thường được gọi là Don.
Tại đây, ba tù nhân cáo buộc Jeff ăn cắp một túi khoai tây chiên. Để trả đũa, họ đấm đá anh ta đến chết.
Don Jail không phải là nhà tù dành cho tội phạm bị kết án. Đó là nơi tạm giam từ tù nhân trước khi được đưa về nhà đến người chuyển đi thi hành án, chờ đợi các phiên tòa; từ người vô gia cư, nghiện ma túy và mắc bệnh tâm thần phân liệt đến kẻ giết người, buôn bán ma túy…
Don Jail ban đầu được thiết kế với những ý tưởng tiên tiến về sự giáo dục và cải tạo lành mạnh. Nó từng được mệnh danh là “Cung điện cho tù nhân”, áp dụng phương pháp tiếp cận tiến bộ với sức khỏe và điều kiện sống của các tù nhân.
Mặt tiền nhà tù Don chụp những năm 1960. Ảnh: Torontorentals
Nhà tù mở cửa năm 1856, sau 5 năm xây dựng nhưng đây không phải là nơi giam giữ nhân đạo như hứa hẹn. 180 phòng giam không có hệ thống ống nước hay xô dùng cho nhà vệ sinh. Đa số buồng giam rộng một mét, sâu 2,5 m, cao hơn ba mét, song có buồng chiều rộng chỉ 86 cm. Trong vài thập kỷ, nơi đây được miêu tả là “nhà tù tồi tệ nhất bắc Mỹ”.
Năm 1977, nhà tù Don Jail cũ bị đóng cửa. Tính đến lúc đó, hơn một triệu tù nhân đã đi qua cánh cổng nhà tù này. Don mới, xây trên nền nhà tù cũ, trở thành nhà tù chính của trung tâm thành phố Toronto. Ban đầu, nó được quảng cáo là “tối ưu về vệ sinh và sức khỏe” nhưng cũng nhanh chóng tai tiếng.
Cuối những năm 1990, trong các báo cáo nhân quyền hàng năm, Bộ Ngoại giao Mỹ nói Don “tồi tệ đến mức một số tù nhân cố ý nhận tội để được đưa đến các cơ sở khác”.
Những lời lên án cứ tiếp diễn. Quản giáo phàn nàn về sự nguy hiểm của việc nhét nhiều người vào “chiếc hộp” quá nhỏ. Don chỉ có sức chứa 562 tù nhân nhưng luôn có hơn 650 người. Bất chấp các chỉ thị của liên bang nói rằng ngủ một giường là chính sách “phù hợp về mặt cải tạo” nhất, nhà tù này thường giam giữ ba tù nhân một phòng. Hai người nằm giường tầng và người thứ 3 ngủ ở tấm nệm trên sàn, kẹp giữa tường và bệ xí.
Trong buồng giam, sàn, tường và các thanh thép đều sơn màu trắng trung tính bám đầy cáu bẩn. Hàng trăm người đàn ông sống trong khu chật chội, mùi hôi nồng nặc.
Video đang HOT
Một xà lim trong nhà tù Don những năm 1970. Ảnh: Torontopubliclibrary
Cái chết của Jeff đã thúc đẩy các cuộc lên án mới và trở nên dữ dội hơn khi các vụ bạo lực tiếp tục xảy ra. Năm ngày sau đó, một người bị tạm giam giữ vì tội ma túy bị đánh đập dã man tại khu sinh hoạt chung của Don. Hai tháng sau, một thanh niên 24 tuổi, bị đánh chết trong xà lim, trở thành vụ giết người đầu tiên trong năm.
Sĩ quan cải huấn Crystal gọi những gì xảy ra với Jeff là “một sự bạo lực đi quá xa”. “Khi có nhiều tiếng kêu, bạn biết có điều gì đó đang xảy ra và nên kiểm tra”, cô giải thích. Tuy nhiên, đa số, khi cô phát hiện ra một “cuộc chiến”, tù nhân dù nhiều thương tích nhưng luôn từ chối nói về chuyện vừa xảy ra.
“Phương pháp duy nhất chúng tôi có thể duy trì trật tự, là vũ lực. Và không ai muốn sử dụng đến nó”, một đồng nghiệp của Crystal cho hay.
Ông Dan Sidsworth, cựu lính canh làm việc hàng chục năm ở Don, từng bị một tù nhân đánh liên tiếp vào đầu, phải khâu 29 mũi trên mặt khi ông cố gắng “hoà giải” một cuộc ẩu đả.
Lính canh tin rằng có thêm nhiều nhân viên, an ninh tại Don sẽ tốt hơn. Mỗi sĩ quan phải phụ trách tới 40 tù nhân. Song đại diện cơ quan thi hành án thành phố này nói: “Tôi không nghĩ rằng nhà tù thiếu nhân viên. An ninh trại giam phụ thuộc vào vị trí và thái độ làm việc của họ”.
Nhà tù này bị tố cáo rất nhiều đến nỗi những lời chỉ trích đã mất đi sự nhức nhối.
Nhà tù Don hiện được cải tạo và trở thành bệnh viện địa phương. Ảnh: Lawandstyle
Tại đám tang của con trai, bà Christine kinh ngạc khi nhìn con trai 31 tuổi trong quan tài. Bà nói, con đã thay đổi nhiều đến nỗi tưởng cảnh sát nhầm người.
Có điều gì đó không ổn ở Don và bà muốn có ngưởi phải chịu trách nhiệm. Tháng 5/2009, gia đình bà kiện nhà tù và cảnh sát Toronto.
Bà Christine không quan tâm đến số tiền bồi thường, chỉ cần biết tại sao Jeff, với tiền sử bệnh tâm thần, lại được xếp vào nhà giam có những tên tội phạm nguy hiểm? Tại sao có người trông coi mà con trai bà lại bị đánh hội đồng đến chết?
Quan trọng nhất, những người dân Toronto như bà cần biết tại sao Don trở thành nơi đáng sợ đến vậy?
Cuối cùng, năm 2013, sau hơn 150 năm tai tiếng, Don bị vĩnh viễn đóng cửa, nhường chỗ cho bệnh viện Bridgepoint.
Tòa nhà Don Jail lịch sử đã được cải tạo rộng rãi để phục vụ như là khu hành chính cho bệnh viện. Khoảng 20% nội thất di sản từ thời nhà tù hoạt động vẫn còn được bảo tồn, dành cho hoạt động thăm quan. Khuôn viên được tạo cảnh quan thành công viên.
Nhà tù Toronto South sẽ thay thế công việc của Don. Nhà tù mới bao gồm một khu giam giữ “đặc biệt lớn” dành cho các tù nhân bị bệnh tâm thần, với các chuyên gia y tế làm việc toàn thời gian để trợ giúo họ.
Toronto South có 1.650 giường, thừa chỗ chứa tất cả tù nhân cũ của Don. Những bà mẹ bất hạnh như bà Christine cùng hy vọng nó không trở thành “Don Jail” phiên bản thứ hai.
Ám ảnh của gã tâm thần
Gã quân nhân Adrian Loya vẫn quan hệ thân thiết với Lisa dù biết cô là người đồng tính nữ và đã có vợ.
Tháng 9/2011, Adrian, 27 tuổi, gặp cô gái tóc nâu Lisa, 28 tuổi, trong lúc cùng đóng quân trong Lực lượng Bảo vệ Bờ biển tại căn cứ ở thành phố Kodiak, bang Alaska.
Adrian là cấp trên của Lisa, hai người mau chóng thân thiết và thường cùng xem phim, chơi game. Adrian nảy sinh tình cảm với Lisa dù cô sắp cưới người đồng giới Anna Trubnikova, 27 tuổi, cũng thuộc Lực lượng Bảo vệ Bờ biển.
Cuối năm 2011, Lisa và Anna kết hôn. Sau lễ cưới, Anna tỏ rõ thái độ không bằng lòng với tình bạn giữa Lisa và Adrian nhưng điều này không làm chấm dứt mối quan hệ này.
Khi Anna đi công tác vào một tối tháng 9/2012, Lisa rủ Adrian qua nhà chơi và xem tivi. Theo lời Adrian, Lisa khi ấy đã có chút men rượu trong người và định hôn Adrian. Một lúc sau, Lisa lại rủ Adrian lên giường và cố kéo tay anh ta vào phòng nhưng bị từ chối.
Lisa hoàn toàn không thể ngờ cái kéo tay của cô đã kéo theo chuỗi rắc rối.
Anna Trubnikova (trái) và Lisa Berlanga tại đám cưới năm 2011. Ảnh: Cape Cod Times.
Cho rằng bị Lisa "tấn công tình dục", Adrian kể với cấp trên nhưng bị chê cười. Tháng 2/2013, Adrian viết lá thư dài 26 trang kể những thương tổn mà Lisa đã gây ra cho mình. Khi đối phương không hồi âm, Adrian tiếp tục gửi thư cho Anna. Hành động của Adrian khiến anh ta bị Lisa yêu cầu tránh xa.
Không dừng lại, Adrian tố cáo vụ "tấn công tình dục" lên cơ quan điều tra của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển. Nhưng ngoài dự liệu, đơn tố cáo không những không bị bác bỏ mà Adrian còn bị phê bình vì là cấp trên nhưng tự đặt mình vào tình huống khó xử với cấp dưới. Cuối cùng, Adrian bị kỷ luật, trong khi Lisa bị khiển trách vì say rượu. Adrian được chuyển tới căn cứ ở thành phố Portsmouth, bang Virginia, Lisa và Anna chuyển tới thành phố Bourne, bang Massachusetts.
Nhưng trong lúc hai cô gái đã bỏ lại sự việc sau lưng, nỗi thù hận trong lòng Adrian vẫn âm ỉ. Khi cấp trên ở căn cứ mới hỏi về việc bị kỷ luật, Adrian cho rằng chính quyết định kỷ luật làm mình mất cơ hội thăng tiến. Hắn quyết tâm báo thù để đòi lại "công bằng". "Nếu tôi sắp chết, cô ta cũng không thể thoát được. Cô ta sẽ tiếp tục làm thế", Adrian viết.
Adrian lên kế hoạch thực hiện "nhiệm vụ ám sát". Từ kho dữ liệu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển, Adrian tìm được địa chỉ mới của Lisa, cách nơi hắn ở khoảng 600 dặm về phía bắc. Tháng 10/2014, Adrian lái xe tới khu vực này thám thính.
Sau khi tìm được nhà Lisa tại khu vực vịnh Cape Cod, Adrian lén lắp camera trước cửa nhà để theo dõi Lisa và Anna trong 12 ngày. Cùng với việc chuẩn bị, Adrian còn bắt đầu viết "tuyên ngôn" cá nhân dài 250 trang kể về lại mối quan hệ với Lisa và lý do muốn gây án. Hắn chọn ra tay vào ngày 5/2/2015, sinh nhật lần thứ 31.
Tối 4/2/2015, Adrian lái xe 10 tiếng, vượt qua quãng đường từ bang Virginia tới nhà của Lisa tại bang Massachusetts. 2h ngày 5/2/2015, tới nơi, Adrian gắn máy quay trước ngực và bắt đầu ghi hình những giây phút hắn tưởng là cuối đời. Hắn cầm súng hoa cải phá cửa trước nhà Lisa rồi mang súng trường và súng ngắn lên phòng, sẵn sàng "gieo nỗi sợ hãi để đó là cảm giác cuối cùng của đối phương". Kế hoạch của hắn là giết Lisa, trói Anna, khiêu khích cảnh sát để chết trong trận đấu súng.
Gã ập vào phòng ngủ, kéo mặt nạ xuống để lộ danh tính rồi lớn tiếng cáo buộc Lisa hiếp dâm. Adrian cho rằng hành động của Lisa khiến hắn trở thành như ngày hôm nay. Trước lời xin lỗi liên tục của đối phương, Adrian hét lên "cô đã có hơn hai năm để nói xin lỗi" nhưng nỗi sợ hãi trong mắt Lisa khiến hắn có chút do dự.
Đúng lúc này, hai người phụ nữ sợ hãi và lật tung tấm đệm làm vật chắn. Adrian liền rút súng. Lisa trúng 11 phát đạn và chết tại chỗ, Anna trúng bốn phát đạn nhưng vẫn sống sót để gọi cảnh sát.
Xong "nhiệm vụ" chính, Adrian chờ đợi lực lượng chức năng đến hiện trường. Hắn châm lửa đốt ôtô của mình ở lối vào khu nhà để ngăn cản bước tiến cảnh sát. Adrian còn có nhiều hành động đánh lạc hướng như đặt bom giả và bật nhạc phim hành động ở mức âm lượng hết cỡ bằng dàn loa do hắn mang tới.
Nhưng diễn biến sau đó hoàn toàn nằm ngoài dự liệu của Adrian. Hắn chờ 36 phút mới thấy lực lượng chức năng tới hiện trường. Vừa bắt gặp bóng dáng một cảnh sát, Adrian bóp cò súng trường khiến người này ngã ra đất nhưng chỉ bị thương. Khi phía cảnh sát không bắn trả, kế hoạch được chuẩn bị từ lâu của Adrian bỗng chốc tan thành mây khói. Khoảng 2h48 ngày 5/2/2015, Adrian bước ra khỏi chỗ ẩn nấp, giơ tay đầu hàng.
Sau khi bị bắt, Adrian được tạm giam tại bệnh viện và chẩn đoán mắc chứng rối loạn trầm cảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, hắn vẫn được xác định là đủ điều kiện để bị xét xử.
Tại phiên tòa mở năm 2017, luật sư bào chữa lập luận Adrian không phạm tội vì mắc bệnh tâm thần. Chuyên gia tâm lý học pháp y được gọi tới toà nói Adrian mắc chứng hoang tưởng nên nghĩ bị hại có âm mưu chống lại mình. Sự hoang tưởng được khuếch đại sau khi bị kỷ luật. Cũng từ đó, Adrian tin Lisa là kẻ thù cần hạ gục.
Adrian Loya (áo trắng) vào năm 2017. Ảnh: Cape Cod Times.
Trái lại, dựa vào thư từ của Adrian và biên bản bắt giữ, chuyên gia cho phía công tố mời đến rằng Adrian bị rối loạn hai tính cách nhưng không phải người thui thủi một mình và không thể hiện triệu chứng loạn thần. Có rất nhiều chứng cứ cho thấy Adrian biết rõ hành động của mình là sai trái.
Trong lúc luật sư cố gắng gỡ tội cho thân chủ trước tòa, Adrian lại có hành động quay mặt sang bồi thẩm đoàn và liên tục lẩm bẩm "có tội" bằng khẩu hình miệng. Thẩm phán lập tức cảnh cáo Adrian trước tòa.
Bồi thẩm đoàn cuối cùng kết án hắn phạm tội Giết người cấp độ I , lãnh án chung thân không ân xá.
Trong tù, chứng bệnh của Adrian có vẻ đã thuyên giảm sau một thời gian được chữa trị. Dù vẫn khẳng định bị Lisa tấn công, Adrian hiện thừa nhận không phải là nạn nhân hiếp dâm. "Lisa chưa từng làm điều gì tồi tệ với tôi. Tôi hiện tin rằng Lực lượng Bảo vệ Bờ biển đã cố giúp hai người lính giỏi bằng cách không làm to chuyện tối hôm ấy, nhưng tôi đã làm mọi việc leo thang vì quá ngu ngốc và khờ khạo", Adrian viết trong một bức thư.
Tới tháng 2 vừa qua, đơn kháng cáo xin tái thẩm của Adrian bị bác bỏ. Trong phán quyết, tòa tối cao bang Massachusetts nhận định "dù chứng bệnh tâm thần rõ ràng có vai trò trung tâm trong vụ án này, nhưng đánh giá của chuyên gia tâm lý đã đủ để kết tội bị cáo".
Tàu Đài Loan đụng xe tải, đâm vào vách hầm chui, ít nhất 36 người chết Một đoàn tàu ở Đài Loan gặp sự cố va chạm với một xe tải và lao vào vách đường hầm, khiến ít nhất 36 người chết và nhiều người khác bị thương. Tàu Đài Loan đụng xe tải, lao vào vách hầm chui, ít nhất 36 người chết Hiện trường vụ tai nạn (Ảnh: Central News). Theo Reuters, vụ việc xảy ra...