Cung điện nằm trên cao nguyên đá khổng lồ được ví như kỳ quan thứ 8 của thế giới
Pháo đài Sigiriya còn được gọi là ‘lâu đài trên bầu trời’. Nằm trên đỉnh tảng đá khổng lồ cao hơn 300 m, Sigiriya là một trong những di tích lịch sử có giá trị nhất của Sri Lanka và được ví như kỳ quan thứ 8 của thế giới.
Tọa lạc ở ngoại vi thành phố Matale của đảo quốc Sri Lanka, Sigiriya (nghĩa là Đá Sư tử) là tên gọi của một di tích cổ xưa độc đáo nổi tiếng thế giới.
Cung điện nằm ở trung tâm hòn đảo, trên một cao nguyên đá khổng lồ. Cao nguyên đá Sigiriya được hình thành từ magma của ngọn núi lửa đã tắt, cao hơn 200 m so với địa hình của những cánh rừng xung quanh và 370 m so với mực nước biển.
Khu phức hợp pháo đài gồm một cung điện đổ nát với những công trình lớn, khu vườn, ao hồ, lối đi và đài phun nước bao quanh. Vùng đất này đã tách biệt với thế giới bên ngoài hàng nghìn năm.
Nơi này giống như một vương quốc bất khả xâm phạm trên cao.
Cổng chính của Sigiriya là một cặp chân sư tử khổng lồ, tạo hình bằng cách tạc vào đá.
Từ cổng có một hệ thống bậc thang tạc vào đá dẫn lên đỉnh Sigiriya. Để bảo đảm an toàn, một hệ thống cầu thang mới đã được xây dựng trong những thập niên gần đây để phục vụ nhu cầu tham quan và nghiên cứu.
Video đang HOT
Các công trình của Sigiriya hầu hết đã bị hủy hoại, chỉ còn lại hệ thống bậc cấp, hành lang, lối đi, nền móng kiến trúc và các hồ nước.
Theo các nhà nghiên cứu, Sigiriya được khởi xây dưới triều vua Kassapa I vào thế kỷ thứ năm. Ban đầu các hang núi ở nơi đây được dùng làm tu viện Phật giáo, sau này cung điện và vườn cảnh được xây thêm.
Tường phía tây Sigiriya gần như được bao phủ bởi những bức bích họa dưới triều đại vua Kasyapa. 18 bức bích họa còn tồn tại cho đến ngày nay. Đáng chú ý là một số bích họa cổ mang đặc trưng của văn minh Ấn Độ cổ vẫn được lưu giữ. Dân gian cho rằng đây là hình tượng vợ của nhà vua Kasyapa hoặc cũng có thể là những nữ tư tế.
Những khu vườn phía tây cao nguyên đá có niên đại cổ xưa nhất trên thế giới được xây dựng hệ thống thủy lợi phức tạp, gồm kênh đào, hồ, đập, cầu và hệ thống nước ngầm. Khu phức hợp cung điện và pháo đài được công nhận là một trong những ví dụ điển hình nhất về đô thị cổ đại. UNESCO đã tuyên bố Sigiriya là Di sản Thế giới năm 1982 và được người dân địa phương xem là “kỳ quan thứ 8 của thế giới.
Chiêm ngưỡng "Cung điện" tráng lệ được tạo ra từ những giọt nước
Trải qua hàng triệu năm, những giọt nước nhỏ bé đã góp phần hình thành những cột thạch nhũ, những chiếc rèm... đa màu sắc, đa hình thái và thỏa sự tưởng tượng của du khách khi lạc bước vào tham quan Động Thiên Đường...
Được mệnh danh là "hoàng cung trong lòng đất", động Thiên Đường thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bỉnh là một trong những kỳ quan tráng lệ và huyền ảo bậc nhất thế giới.
Động Thiên đường nằm trong lòng một quần thể núi đá vôi ở độ cao 191m, bao quanh là cánh rừng nguyên sinh hoang sơ thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có chiều dài hơn 31,4 km, chiều rộng dao động từ 30 đến 100m, nơi rộng nhất lên đến 150m; chiều cao từ đáy động lên đến trần động khoảng 60-80m.
Động Thiên Đường được ví như một cung điện tráng lệ trong lòng đất và được Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh đánh giá là hang động khô dài nhất Châu Á, một trong những hang động kỳ vĩ nhất mà đoàn từng khảo sát nhiều hang động trên thế giới.
Động Thiên đường có cấu trúc kỳ vĩ, tráng lệ và huyền ảo khiến những người khám phá hang động liên tưởng về một thiên cung nơi trần thế. Vẻ đẹp huyền ảo tráng lệ của hang động được hé lộ khi có ánh sáng đèn chiếu rọi vào muôn vàn thạch nhũ kỳ ảo.
Du khách sẽ được thỏa chí tưởng tượng trước vô vàn thạch nhũ có nhiều hình thù khác nhau mà những người "khai phá" đã dùng những ngôn ngữ mỹ miều để đặt tên. Nào Cung Thạch Hoa Viên với khối thạch nhũ như tượng đức mẹ đồng trinh tay bế hài đồng; nào Cung Giao Trì là nơi Ngọc Hoàng bàn việc nước với các cận thần, xung quanh là tượng kỳ lân, chim phượng hoàng...
Sự hình thành của những giọt nước đã tạo nên những cột đá, măng đá, rèm đá với rất nhiều hình thù ấn tượng, đa màu sắc bên trong động
Độc đáo là Cung Quảng Hàn, nơi khối thạch nhũ rũ xuống trông như bức rèm the của tiên nữ hay Cung Quần Tiên hội tụ với cả quần thể tượng Phật A Di Đà,... ấn tượng nhất là Tháp Liên Hoa với hình thù đặc sắc mà dưới mắt mỗi người.
Ở mỗi góc nhìn đều mang những hình thù khác nhau, đây là khối thạch nhũ có hình thù vô cùng hiếm thấy lạ mắt. Thật ra đó là khối thạch nhũ được hình thành từ những giọt nước bắn tung tóe không theo quy luật nào đã tạo nên vẻ đẹp huyền bí cho động Thiên Đường.
Để hình thành được những cột đá, rèm đá này phải mất hàng triệu năm, từ những giọt nước mới tạo nên
Cột đá sừng sững giữa hang động
Những rặng thạch nhũ tạo nên những hình thù khác biệt nhau
Rèm đá
Một khối thạch nhũ ở trần Động Thiên Đường
Những khối thạch nhũ ở vách động, trần động có hàng triệu năm tuổi, đây chính là nơi chứa những giọt nước để làm nên những cột đá, măng đá ở dưới sàn động
Khối thạch nhũ bám ở vách động Thiên Đường
Tạo nên những hình thù kì quái trên trần động
Một cột thạch nhũ đỗ gãy và sau đó là bệ đỡ cho những bức rèm được hình thành
Cột đá, rèm đá quyện vào nhau tạo thành hình thù rất đẹp trong Động Thiên Đường
Những bức rèm được hình thành từ đa màu sắc của thạch nhũ
Bất kể ở đâu có những giọt nước, ở đó có những rặng thạch nhũ tuyệt đẹp
Cận cảnh kỳ quan cung điện quanh năm ngập chìm trong nước nổi tiếng ở Ấn Độ Đây là một tòa nhà 5 tầng với điều thú vị là 4 trong số 5 tầng nằm chìm hoàn toàn ở dưới nước, chỉ có tầng trên cùng là lộ ra trên bề mặt. Jal Mahal Jaipur là một cung điện nằm ở giữa hồ Man Sagar ở thành phố Jaipur, thủ phủ của bang Rajasthan, Ấn Độ. Nơi đây còn được...