Cung điện Mỹ Linh – món quà tình yêu của Tưởng Giới Thạch
Cung điện Mỹ Linh là món quà sinh nhật đặc biệt Tưởng Giới Thạch tặng Tống Mỹ Linh, từ trên cao nhìn xuống giống như một viên ngọc lục bảo nằm trên mặt chuỗi dây chuyền tuyệt đẹp.
Cung điện Mỹ Linh nằm trên đỉnh núi Tiểu Hồng, trong khu danh thắng Trung Sơn nổi tiếng thuộc thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Đây từng là nơi ở của cựu tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, Tưởng Giới Thạch và vợ Tống Mỹ Linh trước khi sang Đài Loan vào năm 1949.
Trong hàng thập kỷ, cung điện này chỉ được sử dụng làm nhà khách của chính phủ và đóng cửa không cho người dân tới tham quan. Ảnh: Amusing.
Hai năm trước, biệt thự đã được cải tạo lại và mở cửa chào đón khách du lịch cả trong và ngoài nước.
Được mệnh danh là “đệ nhất biệt thự Viễn đông”, chủ thể kiến trúc ở cung điện Mỹ Linh là một tòa nhà ba tầng được thiết kế theo phong cách cung điện lợp ngói thanh lưu ly quý hiếm – loại ngói chỉ được sử dụng ở phủ quan lại, quý tộc ngày xưa. Nhìn từ trên cao, cung điện trông giống như một viên ngọc lục bảo nằm trên mặt chuỗi dây chuyền thay đổi màu sắc theo mùa. Vào mùa xuân và mùa hè là chuỗi dây chuyền màu xanh, sang mùa thu chuyển màu vàng, cảnh tượng khiến cho bất cứ ai từng chiêm ngưỡng đều phải trầm trồ và say đắm.
Lâu đài được coi là món quà tặng mà Tưởng Giới Thạch tặng vợ Tống Mỹ Linh. Ảnh: Amusing.
Video đang HOT
Người ta nói rằng cung điện này được Tưởng Giới Thạch xây dựng để tặng Tống Mỹ Linh nhân dịp sinh nhật của bà. Nó chính là biểu tượng thể hiện tình yêu của ông. Xung quanh cung điện được bao phủ bởi “sợi dây chuyền” xanh thẫm của núi rừng càng làm nổi bật lên vẻ đẹp của viên ngọc giữa thiên nhiên hùng vĩ. Trên thực tế, “sợi dây chuyền” này chính là con đường được trồng đầy cây phong dẫn tới căn biệt thự.
Cung điện bắt đầu được xây dựng từ năm 1931 và hoàn thành năm 1934, sau đó đặt theo tên của bà Tống Mỹ Linh do trong thời gian ở Nam Kinh, bà thường xuyên tới đây nghỉ ngơi thư giãn. Sau khi Tưởng Giới Thạch chạy sang Đài Loan, cung điện Mỹ Linh bị bỏ trống và dần hư hại. Năm 1950, ngôi biệt thự được giao cho công viên quốc gia núi Trung Sơn tiếp quản, khôi phục lại, tu sửa và mở cửa cho người dân tới tham quan cho đến ngày nay. Sau đó, cung điện này được cho thuê để làm trụ sở một số phòng ban quản lý, bao gồm cả Cục Y tế của thành phố, một công ty khách sạn lớn và chịu sự quản lý của lăng Tôn Trung Sơn từ năm 2012.
Từ khi được mở cửa vào tháng 10/2013, cung điện Mỹ Linh trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Trung Quốc, hàng năm thu hút hàng triệu du khách tới tham quan từ khắp mọi nơi trên thế giới. Ảnh: Amusing.
Trong vòng một năm, cung điện Tống Mỹ Linh được cải tạo trên quy mô lớn với cấu trúc cốt thép, sửa chữa lại sàn gỗ và thay thế mái ngói thanh lưu ly bằng những viên ngói cùng màu sắc và khuôn đổ. Ngoài ra, một nhóm chuyên gia có tay nghề cao trong việc khôi phục tranh vẽ ở những tòa nhà cổ đến từ Tử Cấm Thành, Bắc Kinh cũng phụ trách phục chế những bức tranh treo tường bên trong cung điện.
Theo VNExpress
Đại tướng Phạm Văn Trà nói về vụ tàu chiến Trung Quốc đe doạ tàu Việt Nam
"Việt Nam phải nói hết các vấn đề để dư luận thế giới hiểu quan điểm của Việt Nam và cũng biết được "tâm địa" của Trung Quốc", Đại tướng Phạm Văn Trà - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phân tích về hành động của tàu chiến Trung Quốc vây ép, mở bạt che súng, dàn quân chĩa vũ khí đe doạ tàu của Việt Nam....
Đại tướng Phạm Văn Trà khuyến cáo cần bình tĩnh, tỉnh táo để đối phó tốt nhất với các diễn biến trên biển.
Trao đổi với phóng viên Dân trí bên hành lang Quốc hội, phiên bế mạc kỳ họp thứ 10 (chiều ngày 27/11), Đại tướng Phạm Văn Trà - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã phân tích về hành động của tàu chiến Trung Quốc vây ép, mở bạt che súng, dàn quân chĩa vũ khí đe doạ tàu của Việt Nam...
Theo Đại tướng Phạm Văn Trà, hành động đó của phía Trung Quốc vẫn được duy trì từ trước tới nay - kiểu hành xử của nước lớn.
"Tư tưởng của họ như thế đấy. Thỉnh thoảng họ sẽ lại làm một cú như vậy để thăm dò, xem thái độ của Việt Nam thế nào" - nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam (giai đoạn 1997-2006) nhận định.
Liên hệ sự kiện mới nhất diễn ra trên biển với cả quá trình diễn biến hành xử của Trung Quốc trên thực địa từ giai đoạn ông đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo cao nhất tại Bộ Quốc phòng cho đến nay, Đại tướng Phạm Văn Trà hàm ý nhấn mạnh Trung Quốc vẫn đeo đuổi tư tưởng hiện thực hoá "đường lưỡi bò" trên biển.
Đại tướng khẳng định, đường lưỡi bò Trung Quốc vẽ ra trên biển, dư luận quốc tế trước nay đều phản ứng, đều khẳng định là sai. Trung Quốc viện dẫn lịch sử là Tưởng Giới Thạch đã tuyên bố về đường lưỡi bò năm 1946, đến 1949-1950 (cách mạng Trung Quốc thành công - PV), lãnh đạo kế tiếp của nước này tiếp tục kế thừa, đi theo đường hướng đó, "biết là sai nhưng không sửa được".
"Diễn biến trên thực tế cho thấy họ cứ cho là trên biển, cứ nước lớn là có thể bành trướng, anh nào mạnh cứ thế lấn sang, nhưng như thế đâu được. Luật pháp quốc tế không cho làm như thế" - Đại tướng Phạm Văn Trà bức xúc.
Nói về nguyên tắc chung để ứng phó với mỗi động thái, diễn biến trên biển của Trung Quốc, Đại tướng Phạm Văn Trà nhấn mạnh: "Mình cứ phải bình tĩnh". Nguyên Bộ trưởng Quốc phòng nêu quan điểm: "Trước sau gì Việt Nam cũng cần bám theo, sử dụng biện pháp quốc tế, kiên trì phản đối những hành động sai trái. Tinh thần, quan điểm của chúng ta đã được quán triệt từ các cấp lãnh đạo nhà nước là phải tận dụng tối đa sức mạnh của dư luận quốc tế để đấu tranh với Trung Quốc.
Đại tướng cũng phân tích: "Nước lớn nào thì nước lớn, nhưng khi dư luận quốc tế không đồng tình với anh thì cũng phải suy nghĩ chứ. Vậy nên ta cứ phải cố gắng giữ bình tĩnh. Những gì họ sai, ta nêu ra quốc tế để đấu tranh chứ còn đấu tranh trực diện với họ cũng không ăn thua, phải dùng dư luận".
Cụ thể đối với hành động dùng tàu chiến vây ép, mở bạt che đại pháo, cho dàn quân trên tàu chĩa súng về phía tàu Việt Nam để đe doạ, xua đuổi, Đại tướng Phạm Văn Trà một lần nữa nhấn mạnh quan điểm "phải phản đối chứ không thể dùng biện pháp đối đầu quân sự". "Mình cố gắng đừng gây chiến, chỉ khi họ nổ súng thì buộc mình phải tự vệ thôi nhưng cần nhất là phải kiềm chế và kiểm soát được hành động, tình hình" - nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng khuyến cáo.
Đại tướng Phạm Văn Trà và Đại tướng Phùng Quang Thanh trao đổi thêm về diễn biến mới trên Biển Đông bên hành lang Quốc hội.
Làm như thế, theo Đại tướng Phạm Văn Trà, không phải là yếm thế hay run sợ và tinh thần anh em chiến sĩ trong quân đội trên thực địa từ trước tới nay vẫn rất tốt.
"Anh em luôn sẵn sàng chiến đấu, nếu cần đối đầu thì vẫn phải đối đầu thôi. Nhưng vấn đề cần nhất vẫn là tỉnh táo, cố gắng kìm chế, hạn chế va chạm ở mức tối đa có thể. Chỉ khi nào họ ép hoặc cố tình khơi mào thì chúng ta phải chiến đấu, tự bảo vệ mình thôi, chứ còn không bao giờ chúng ta sử dụng vũ khí, nổ súng trước. Tinh thần của chúng ta là như thế, cố gắng giữ hoà bình ổn định để phát triển, sử dụng luật pháp quốc tế để đấu tranh. Còn ở trên biển cũng khó lắm, trên biển là nơi thể hiện sức mạnh của các nước lớn chứ không phải như trên đất liền được" - Đại tướng Phạm Văn Trà nói.
Một lần nữa nhấn mạnh vai trò của đấu tranh ngoại giao bằng công cụ luật pháp quốc tế, Đại tướng lưu ý, đối với quốc tế, Việt Nam cũng vẫn phải nói hết các vấn đề để dư luận thế giới hiểu quan điểm của Việt Nam và cũng biết được "tâm địa" của Trung Quốc.
Câu chuyện của Đại tướng Phạm Văn Trà tạm dừng khi Đại tướng Phùng Quang Thanh tiến tới, mời người tiền nhiệm vào phòng trao đổi thêm về tình hình mà Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm khái quát "phức tạp lắm, bức xúc lắm".
P.Thảo
Theo Dantri
Cuộc gặp cuối cùng giữa Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch 70 năm trước, lãnh đạo Quốc dân đảng và đảng Cộng sản Trung Quốc đã có cuộc gặp cuối cùng trước khi cuộc nội chiến nổ ra, dẫn tới việc Đài Loan tách khỏi đại lục. Mao Trạch Đông (trái) gặp Tưởng Giới Thạch tại Trùng Khánh, Trung Quốc năm 1945. Ảnh: AFP Theo New York Times, tháng 8/1945, Mao Trạch Đông bay...