Cung điện hơn 1.000 phòng của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Cung điện Trắng, nơi ở của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, có hơn 1.000 phòng, với chi phí đầu tư trên 600 triệu USD, sở hữu nhiều trang thiết bị hiện đại, xa hoa.
Được biết đến với tên gọi Ak Saray ( Cung điện Trắng), dinh thự của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nằm trong khuôn viên rộng hơn 4 km2 trên một đỉnh đồi với nhiều cây cối ở rìa thủ đô Ankara. Cung điện Trắng hoàn thành vào năm 2014. Ảnh: Anadolu Agency
Theo Telegraph, dinh tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ còn lớn hơn cả Nhà Trắng ở Washington, Mỹ, hay Điện Kremlin ở Moscow, Nga, và thậm chí cả điện Versailles, gần thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: EPA
Dự án xây dựng dinh tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ từng gây tranh cãi vì chính quyền phải đốn hạ hàng trăm cây xanh để lấy mặt bằng thi công. Địa điểm xây dinh trước đây là một khu bảo tồn rừng do người sáng lập ra Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại Mustafa Kemal Ataturk để lại. Ảnh: AFP
Dinh thự sở hữu 1.000 phòng với các dãy hành lang và sân lát đá cẩm thạch, trang bị hệ thống an ninh công nghệ cao nhằm ngăn chặn các thiết bị nghe lén điện tử. Nhiều hạng mục của tòa nhà do chính ông Erdogan thiết kế. Chi phí xây dựng trên 650 triệu USD, chưa kể nội thất. Ảnh: Anadolu Agency
Các nhà môi trường học cáo buộc ông Erdogan lãng phí tiền công vào dự án xây dựng dinh tổng thống, làm ảnh hưởng tới những khu vực xanh xung quanh.
Tuy nhiên, ông Erdogan vẫn kiên định với kế hoạch của mình. Ông từng nói: “Không ai có thể ngăn tòa nhà này hoàn thành. Nếu họ đủ mạnh, hãy để họ đến và phá hủy nó”. Ảnh: AFP
Một cặp cửa cho một căn phòng cửa đôi cỡ siêu lớn trong Cung điện Trắng có giá khoảng 50.000 USD. Nơi đây có hơn 400 phòng như vậy. Cộng với số tiền bỏ ra để lắp đặt cho 450 phòng cửa đơn khác, tổng chi phí cửa của dinh tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là hơn 34 triệu USD. Ảnh: Anadolu Agency
Ngoài ra, chi phí trải thảm cho toàn bộ cung điện cũng đạt hơn 9 triệu USD. Ảnh: Wikipedia
Khi được hỏi vì sao muốn một cung điện mới, Tổng thống Erdogan cho biết những con gián tại văn phòng cũ, nơi ông ở khi còn là thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, khiến ông không thể chịu nổi. Ảnh: Anadolu Agency
Dù đầu tư tốn kém nhưng nhiều người lại so sánh dinh thự của ông Erdogan không khác gì một ga tàu ở Trung Quốc.
Trong ảnh là một phòng hội nghị thuộc Cung điện Trắng. Ảnh: Wikipedia
Video đang HOT
Khuôn viên Cung điện Trắng là địa điểm lý tưởng cho các buổi tiệc.
Lúc mới bắt tay xây dựng, ông Erdogan tuyên bố chỉ dùng nguyên liệu tự nhiên của Thổ Nhĩ Kỳ cho công trình. Nhưng, theo những người đối lập, bản phương án kiến trúc của tòa nhà cho thấy nguyên vật liệu đều được nhập khẩu. Phần mái đến từ Đức, trong khi đá cẩm thạch lát trong các phòng khách có xuất xứ ở Ấn Độ.
Một số vật liệu khác nhập từ Anh, Pháp. Thậm chí, cây cảnh trong khuôn viên dinh tổng thống cũng được đưa về từ Italy và Hà Lan. Ảnh: Tccb.gov
Chi phí xây dựng dinh thự được cho là đã vượt hai lần dự toán ban đầu. Đây cũng là nguyên nhân khiến nó hứng chịu nhiều chỉ trích. Song ông Erdogan bác bỏ, nhấn mạnh rằng cung điện này sẽ góp phần nâng cao vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ trên trường quốc tế. Ảnh: Anadolu Agency
Phòng họp bên trong Cung điện Trắng.
Ngoài là nơi ở của Tổng thống Erdogan, công trình này còn đóng vai trò là một trung tâm chỉ huy và điều hành chiến lược. Chính vì thế, dinh tổng thống đã trở thành mục tiêu tấn công của phe nổi dậy trong cuộc đảo chính nổ ra tối 15/7 ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Giống Nhà Trắng ở Mỹ, Cung điện Trắng cũng có một phòng tình huống và các hầm trú ẩn với khả năng chống chịu cả những vụ tấn công hạt nhân, hóa học hay sinh học. Ảnh: Wikipedia
Vũ Hoàng
Theo VNE
Cuộc sống đời thường ở đất Phật Tây Tạng
Tây Tạng luôn được nhắc tới như một miền đất của sự hoang vu, huyền bí với những người gìn giữ truyền thống Phật giáo từ hàng nghìn năm trước.
Nằm trên cao nguyên cao nhất thế giới, Tây Tạng được mệnh danh là "Nóc nhà của thế giới".
Cao nguyên và 37.000 sông băng ở đây cung cấp nước cho hơn nửa diện tích châu Á.
Hồ Namtso được coi là một nơi linh thiêng. Hàng ngày, nhiều người Tây Tạng theo đạo Phật và du khách tìm tới nơi này.
Người phụ nữ cõng con tới hồ Namtso. Ở độ cao 4.500 m so với mực nước biển, đây là hồ nước mặn cao nhất thế giới.
Cờ phướn cầu nguyện được trải gần bờ hồ.
Nhiều nhóm người tới hồ thiêng Namtso để cầu nguyện.
Cưỡi bò yak là một hoạt động được du khách yêu thích.
Cung điện Potala ở Lhasa có hơn 1.000 phòng, 10.000 điện thờ và 200.000 bức tượng.
Một người đàn ông đang xoay kinh luân (bánh xe cầu nguyện) trước điện Potala. Cung điện này đã 1.300 năm tuổi, từng là nơi ở của đức Dalai Lama. Ngày nay, đây là một bảo tàng.
Người dân thường tới trước cung điện, gần lối vào, để cầu nguyện.
Du khách và người địa phương có thể vào tham quan một số nơi bên trong.
Một đôi vợ chồng chụp ảnh cưới trong trang phục truyền thống ở đèo Nianqing Tanggula.
Mũ miện của cô dâu được trang trí cầu kỳ, tỉ mỉ.
Chùa Jokhang ở trung tâm Lhasa đón hàng nghìn người Tây Tạng theo Phật giáo tới cầu nguyện mỗi ngày.
Bên trong một cửa hàng ở Lhasa, những lá cờ cầu nguyện được cuốn lại và xếp gọn ghẽ.
Xương đầu bò yak được sơn vẽ và dùng trang trí nhà cửa.
Phụ nữ giặt quần áo ở sân một khu dân cư tại Lhasa.
Một buổi giảng dạy ở tu viện Sera, Lhasa.
Hiện Tây Tạng có 73 trường học, với 24.000 học sinh và khoảng 2.200 nhân viên, giáo viên.
Nằm trên cao nguyên cao nhất thế giới, Tây Tạng được mệnh danh là "Nóc nhà của thế giới".
Cao nguyên và 37.000 sông băng ở đây cung cấp nước cho hơn nửa diện tích châu Á.
Hồ Namtso được coi là một nơi linh thiêng. Hàng ngày, nhiều người Tây Tạng theo đạo Phật và du khách tìm tới nơi này.
Người phụ nữ cõng con tới hồ Namtso. Ở độ cao 4.500 m so với mực nước biển, đây là hồ nước mặn cao nhất thế giới.
Cờ phướn cầu nguyện được trải gần bờ hồ.
Nhiều nhóm người tới hồ thiêng Namtso để cầu nguyện.
Cưỡi bò yak là một hoạt động được du khách yêu thích.
Cung điện Potala ở Lhasa có hơn 1.000 phòng, 10.000 điện thờ và 200.000 bức tượng.
Một người đàn ông đang xoay kinh luân (bánh xe cầu nguyện) trước điện Potala. Cung điện này đã 1.300 năm tuổi, từng là nơi ở của đức Dalai Lama. Ngày nay, đây là một bảo tàng.
Người dân thường tới trước cung điện, gần lối vào, để cầu nguyện.
Du khách và người địa phương có thể vào tham quan một số nơi bên trong.
Một đôi vợ chồng chụp ảnh cưới trong trang phục truyền thống ở đèo Nianqing Tanggula.
Mũ miện của cô dâu được trang trí cầu kỳ, tỉ mỉ.
Chùa Jokhang ở trung tâm Lhasa đón hàng nghìn người Tây Tạng theo Phật giáo tới cầu nguyện mỗi ngày.
Bên trong một cửa hàng ở Lhasa, những lá cờ cầu nguyện được cuốn lại và xếp gọn ghẽ.
Xương đầu bò yak được sơn vẽ và dùng trang trí nhà cửa.
Phụ nữ giặt quần áo ở sân một khu dân cư tại Lhasa.
Một buổi giảng dạy ở tu viện Sera, Lhasa.
Hiện Tây Tạng có 73 trường học, với 24.000 học sinh và khoảng 2.200 nhân viên, giáo viên.
TheoTiền phong
Tàn tích thành phố nổi tiếng của đế quốc Mông Cổ Vào thời kỳ thịnh vượng, thành phố cổ Thượng Đô của đế quốc Mông Cổ là một quần thể kiến trúc to lớn gồm đền đài, cung điện, lăng mộ. Thành phố cổ Thượng Đô(hay Xanadu) là một công trình kỳ vĩ được hoàng đế Hốt Tất Liệt (1215 - 1294) xây dựng trong giai đoạn người Mông Cổ cai trị Trung Quốc....