Cung điện 28 tấn chocolate phong cách phương Tây
Một công viên chủ đề với các mẫu trưng bày được làm từ 28 tấn chocolate vừa được ra mắt tại Trung Quốc.Hôm 21-11, Công viên Chocolate Dream World đã được mở tại TP Trùng Khánh, tây nam Trung Quốc. Ngay lập tức, công viên này trở thành một điểm thu hút khách du lịch hàng đầu do các mẫu triển lãm được làm từ 28.000 kg chocolate.
“Du khách được đắm mình trong một thế giới như bên trong Charlie và Nhà máy chocolate (một bộ phim Mỹ nổi tiếng trong đó có một nhà máy sản xuất chocolate tuyệt diệu nhất thế giới)” – tờ South China Morning Post dẫn một báo cáo cho biết.
Một kỵ binh trong quân đội Napoleon được làm bằng chocolate tại Công viên triển lãm Chocolate Dream World ở Trùng khánh. Ảnh: SCMP
Trước đó, hồi năm 2010, World Chocolate Wonderland cũng thuộc loại công viên này đã được ra mắt tại sân vận động “Tổ chim” (Bird”s Nest) của Bắc Kinh. Cuộc triển lãm đã được thực hiện bằng 90 tấn chocolate và được trưng bày thường xuyên tại Bắc Kinh cũng như Thượng Hải.
World Chocolate Wonderland có các mẫu trưng bày liên quan đến chủ đề văn hóa truyền thống, chẳng hạn như mô hình Vạn Lý Trường Thành bằng chocolate. Cung điện cũng có một đội quân đất nung 500 người thời Tần Thủy Hoàng hoàn toàn làm bằng “loại chất gây nghiện” này.
Video đang HOT
Mô hình nàng tiên cá (đang đứng) được làm bằng chocolate tại Chocolate Dream World ở Trùng Khánh. Ảnh: SCMP
Tuy nhiên, Chocolate Dream World của Trùng Khánh mới ra mắt hoàn toàn mang phong cách phương Tây. Công viên này có hơn 60 tòa nhà theo phong cách châu Âu và các nhân vật như nàng tiên cá, các chiến binh La Mã, lâu đài thời Trung cổ và các nhân vật video game nổi tiếng như Super Mario. Tất cả vật trưng bày đều được thiết kế và tạo ra bởi chính đôi tay các nghệ nhân chocolate đến từ phương Tây.
Bảo Anh
Theo_PLO
Bí ẩn lăng mộ vua Quang Trung: Cần tiến hành khảo cổ
Để làm rõ thêm những tranh luận về dấu tích lăng mộ vua Quang Trung, các nhà nghiên cứu đề nghị cần phải tiến hành khảo cổ học.
Để làm rõ thêm những tranh luận về dấu tích lăng mộ vua Quang Trung, các nhà nghiên cứu đề nghị cần phải tiến hành khảo cổ học.
Để làm rõ thêm những tranh luận về dấu tích lăng mộ vua Quang Trung, các nhà nghiên cứu đề nghị cần phải tiến hành khảo cổ học, đồng thời có kế hoạch bảo vệ và đưa vào khai thác đối với những gì đã phát hiện.
Theo PGS-TS Đỗ Bang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhìn chung những giả thuyết về cung điện Đan Dương là có cơ sở tư liệu nhưng để chứng minh cung điện này nằm ở đâu thì cần đầu tư nghiên cứu thêm.
Đoàn các nhà nghiên cứu đi thực địa tại khu vực chùa Thiền Lâm (Thừa Thiên - Huế).
Nên khai quật khu vực gần chùa Thiền Lâm
"Những tài liệu thơ văn của tác giả Nguyễn Đắc Xuân thì không đủ cơ sở khoa học, các văn bản chữ Hán thì không chuẩn và bị nghi ngờ quá nhiều. Trong khi đó, các vật thể ở hiện trường được cho là có cung điện Đan Dương thì không có cái nào đích thực của triều Tây Sơn, của vua Quang Trung trong khi của chúa Nguyễn thì lại quá nhiều" - ông Đỗ Bang nêu ý kiến.
Cũng theo ông Bang, việc mở rộng nghiên cứu nhằm chứng minh tư liệu khảo cổ học với những di tích, di vật trực tiếp thời Tây Sơn có liên quan đến cung điện và lăng mộ Quang Trung; làm sáng tỏ số phận phủ Dương Xuân có tồn tại vào thời chúa Nguyễn đến lúc quân Trịnh chiếm đóng (từ năm 1775-1786) hay không và sau đó Tây Sơn đã sử dụng phủ này ra sao, vì sao bị xóa sổ...
Trong khi đó, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, cho rằng việc kết luận có hay không cung điện Đan Dương là một vấn đề rất lớn, cần phải có thời gian và nhiều phương pháp nghiên cứu thêm mới có thể khẳng định được.
Theo chính sử triều Nguyễn, lăng mộ vua Quang Trung nằm ở phía Nam sông Hương (Hương Giang chi Nam).
GS Phan Huy Lê cho rằng vua Quang Trung chết do bệnh nhưng không phải đột ngột đến mức không kịp dặn dò gì. "Quang Trung biết chắc mình sẽ không qua khỏi và Quang Toản sẽ không thể nào đánh được Nguyễn Ánh nên đã chỉ dụ phải nhanh chóng dời đô ra Phượng Hoàng trung đô ở Nghệ An. Với đầu óc quân sự như Quang Trung thì chắc chắn ông lường trước được hậu họa rằng sẽ bị Nguyễn Ánh trả thù và quật mả. Vì vậy, cũng có thể lăng mộ mà triều Nguyễn mô tả và thi hài mà Nguyễn Ánh quật lên đó có thể không phải của vua Quang Trung" - GS Phan Huy Lê nêu giả thuyết, đồng thời đề xuất phải có cuộc khai quật khảo cổ học khu vực chùa Thiền Lâm mở rộng để xác định thêm cứ liệu lịch sử phục vụ cho việc nghiên cứu.
PGS-TS Đỗ Bang cũng đồng tình với phương án tiến hành khảo cổ học để có cứ liệu cho các bước nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên, theo ông, cần cân nhắc lựa chọn vị trí khai quật bởi kết quả nghiên cứu của ông Nguyễn Đắc Xuân không nói rõ chỗ nào là cung điện Đan Dương. "Ở khu vực được cho là nơi cung điện Đan Dương tọa lạc hiện toàn là nhà cửa nên phải nghiên cứu, điều tra lại kỹ lưỡng nhằm khoanh vùng, chọn vị trí chính xác trước khi tiến hành khai quật. Đây là vấn đề rất quan trọng, nếu không có cái này thì không thể nào khai quật. Chúng tôi đang chờ ý kiến kết luận của GS Phan Huy Lê để có những kế hoạch tiếp theo" - PGS Đỗ Bang thông tin.
Phải bảo tồn những gì đã có
Về việc này, GS Phan Huy Lê cho rằng có thể kết luận được một số vấn đề mấu chốt quan trọng, như đã xác định được vị trí chùa Thiền Lâm chính là nơi mà thái sư Bùi Đắc Tuyên thời Tây Sơn biến thành dinh cơ riêng của mình để ở và làm việc; đã có các tư liệu của Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích hiện là những tài liệu quý giá bậc nhất trong việc nghiên cứu về cung điện Đan Dương và lăng mộ vua Quang Trung.
Về cảm nhận cá nhân, GS Phan Huy Lê nói ông tin có cung điện Đan Dương và lăng của vua Quang Trung được an táng tại đó. "Nơi làm việc của thái sư Bùi Đắc Tuyên đã xác định được thì cũng có thể trung tâm bộ máy triều đại Tây Sơn dưới thời vua Quang Trung phải được đặt gần đó, còn vị trí nào thì phải được nghiên cứu thêm" - GS Lê lý giải và khẳng định sẽ tổ chức thêm những cuộc hội thảo liên quan đến triều Tây Sơn, lăng mộ vua Quang Trung với quy mô lớn hơn, theo từng chủ đề không những ở Huế mà còn ở Hà Nội và có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về Hán Nôm, về sử học.
Người đứng đầu Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đề nghị tỉnh Thừa Thiên - Huế phải có kế hoạch, chương trình đưa vào bảo tồn nhằm hạn chế, ngăn cấm phá hoại, mua bán đối với tất cả những gì đã phát hiện liên quan đến triều Tây Sơn và lăng mộ vua Quang Trung, dù đã nhất trí hay chưa. Đối với một số vấn đề mà các nhà nghiên cứu đã đi tới sự thống nhất tương đối hoặc thống nhất trong một số phạm vi nào đó thì địa phương có thể đưa vào khai thác dựa trên kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị giáo dục.
"Không nên chờ nghiên cứu xong rồi mới khai thác, phải làm song song với nhau, nghiên cứu tới đâu nên phát huy tới đó" - GS Phan Huy Lê kiến nghị.
Theo_Kiến Thức
Ngắm dàn máy bay khủng trưng bày tại Dubai Air Show 2015 Dubai Airshow 2015 diễn ra từ 8 - 12/11 với sự tham gia của nhiều máy bay thương mại và máy bay quân sự khủng. Có khoảng 160máy bay thương mại của Boeing và Airbus được trưng bày tại Triển lãm hàng không Dubai. Bên cạnh đó là hàng chục chiếc máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng tấn công mới...