Củng cố tin cậy, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc
Việt Nam và Trung Quốc đã nhất trí về các biện pháp nhằm củng cố tin cậy, tăng cường hữu nghị, duy trì ổn định và đà phát triển lành mạnh của quan hệ Việt-Trung với việc tăng cường trao đổi cấp cao…
Đồng chí Hoàng Bình Quân. Ảnh: Lâm Khánh – TTXVN
Mục đích bao trùm của chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư là tiếp tục củng cố, tăng cường tin cậy, duy trì cục diện hòa bình, hữu nghị, ổn định, thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác trên các lĩnh vực, tạo đà phát triển lành mạnh cho quan hệ Việt-Trung, đồng thời tạo thuận lợi cho việc tiếp tục giải quyết những tồn tại…
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 7-10/4/2015.
Kết thúc chuyến thăm, đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương đã trả lời phỏng vấn báo chí đi theo đoàn về kết quả, ý nghĩa chuyến thăm, nội dung như sau:
Xin đồng chí cho biết ý nghĩa, mục đích của chuyến thăm chính thức CHND Trung Hoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ?
Chuyến thăm lần này có bối cảnh quan trọng là năm nay, hai nước Việt Nam và Trung Quốc kỷ niệm 65 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là cuộc gặp gỡ cấp cao nhất đầu tiên giữa hai Đảng, hai nước kể từ khi Trung Quốc có Ban lãnh đạo mới sau Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, do đó có ý nghĩa và tầm ảnh hưởng hết sức quan trọng đối với quan hệ Việt-Trung trong thời kỳ mới. Đây là dịp rất có ý nghĩa để hai Đảng, hai nước cùng nhau đánh giá, khẳng định quan hệ 65 năm qua và hoạch định phương hướng phát triển quan hệ trong thời gian tới. Mục đích bao trùm của chuyến thăm là tiếp tục củng cố, tăng cường tin cậy, duy trì cục diện hòa bình, hữu nghị, ổn định, thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác trên các lĩnh vực, tạo đà phát triển lành mạnh cho quan hệ Việt-Trung, đồng thời tạo thuận lợi cho việc tiếp tục giải quyết những tồn tại, góp phần gìn giữ môi trường hòa bình cho phát triển, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Trung Quốc là nước láng giềng, có truyền thống quan hệ hữu nghị lâu đời với Việt Nam và là nước có đường lối phát triển gần gũi với Việt Nam. Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc là nhằm thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, coi trọng quan hệ với láng giềng, nước lớn, bạn bè truyền thống của Việt Nam.
Quan hệ hai Đảng, hai nước 65 năm qua tuy có những lúc khó khăn nhưng phát triển tích cực là dòng chủ lưu. Kể từ khi bình thường hóa, quan hệ hai Đảng, hai nước đã phát triển mạnh mẽ. Hai bên đã giải quyết xong hai công việc rất lớn trong quan hệ là phân định biên giới trên bộ và trong Vịnh Bắc Bộ. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam; quan hệ hai nước đã nâng lên thành Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Tuy nhiên, quan hệ hai nước gần đây bị ảnh hưởng do tình hình căng thẳng ở Biển Đông, tác động không nhỏ đến tâm tư, tình cảm của nhân dân ta và các hoạt động hợp tác giữa hai bên. Trọng tâm chuyến thăm lần này của Tổng Bí thư là để trao đổi chân thành, thẳng thắn với lãnh đạo cấp cao Trung Quốc về các biện pháp nhằm khôi phục đầy đủ và thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên tất cả các lĩnh vực, củng cố tin cậy, tăng cường hữu nghị, trao đổi các biện pháp nhằm kiểm soát tốt tình hình, duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông, vì lợi ích của nhân dân hai nước, khu vực và thế giới.
Xin đồng chí cho biết một số kết quả quan trọng đạt được trong chuyến thăm?
Với sự đón tiếp rất trọng thị, với chương trình làm việc rất phong phú, không khí hữu nghị, trao đổi thẳng thắn, thực chất, hiệu quả, chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, đạt những kết quả rất quan trọng. Hai bên đã nhất trí ra Thông cáo chung 9 điểm thể hiện các nhận thức chung quan trọng về truyền thống quan hệ 65 năm qua, về quan hệ Việt – Trung, về việc tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác đầy đủ, thiết thực, duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông, đưa quan hệ song phương phát triển lành mạnh, bền vững. Trên cơ sở đó, hai bên đã đề ra các phương hướng, biện pháp lớn, thiết thực, tăng cường thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc, cụ thể ở mấy điểm chính sau:
Video đang HOT
Trước hết, hai bên đã thống nhất khôi phục đầy đủ và đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực giữa hai nước trong thời gian tới, trong đó có việc nỗ lực thực hiện tốt “Quy hoạch phát triển 5 năm Hợp tác Kinh tế – Thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2012-2016″, Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm và các thỏa thuận hợp tác kinh tế thương mại đã ký kết; thúc đẩy thương mại song phương tăng trưởng ổn định, cân bằng, bền vững; phía Trung Quốc đồng ý khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng nhập khẩu các mặt hàng có sức cạnh tranh của Việt Nam; ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư và sẵn sàng tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam đến Trung Quốc khai thác mở rộng thị trường. Hai bên nhất trí tăng cường thương mại biên giới; thúc đẩy xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới, các dự án kết nối cơ sở hạ tầng; thúc đẩy hợp tác trong các ngành nghề nông nghiệp, chế tạo, dịch vụ và các lĩnh vực khoa học công nghệ, y tế, kiểm nghiệm, kiểm dịch… Phía Trung Quốc đồng ý dỡ bỏ cảnh báo về du lịch đến Việt Nam. Hai bên đã chính thức tuyên bố thành lập các nhóm công tác về tiền tệ và về cơ sở hạ tầng; ký kết 7 văn kiện hợp tác giữa hai nước trên một số lĩnh vực.
Thứ hai là hai bên đã nhất trí về các biện pháp nhằm củng cố tin cậy, tăng cường hữu nghị, duy trì ổn định và đà phát triển lành mạnh của quan hệ Việt-Trung với việc tăng cường trao đổi cấp cao, theo đó Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhận lời sớm thăm Việt Nam. Tăng cường các cơ chế trao đổi, hợp tác giữa hai Đảng, hai nước. Hai bên đã ký Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng, nhất trí mở rộng hợp tác hữu nghị giữa Quốc hội, đoàn thể của hai nước. Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu giữa các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ và giữa các địa phương hai nước.
Thứ ba là hai bên đã trao đổi ý kiến cởi mở, thẳng thắn về tình hình và những tồn tại của vấn đề trên biển, nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc”; sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt – Trung, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC) và sớm đạt được “Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt – Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Hai bên cũng đã nhất trí thúc đẩy hoạt động của Nhóm bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, sớm khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ trong năm nay. Trong tất cả các cuộc hội đàm, hội kiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn nhấn mạnh yêu cầu tăng cường chỉ đạo thực hiện, bằng các hành động cụ thể, thiết thực, nhất quán, các thỏa thuận trên phương châm “nói đi đôi với làm”.
Xin đồng chí cho biết những dấu ấn nổi bật trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Có thể nói đây là chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư có nhiều dấu ấn rất nổi bật. Trước hết, Trung Quốc coi trọng cao độ chuyến thăm, đón rất trọng thị, dành cho Tổng Bí thư và Đoàn những nghi thức lễ tân đặc biệt, như cử cấp Phó Thủ tướng đón, tháp tùng, tiễn Đoàn tại sân bay; tổ chức lễ đón ngoài trời với 21 phát đại bác chào mừng, bố trí đoàn mô tô hộ tống rất long trọng; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo Trung Quốc tổ chức hai buổi chiêu đãi trọng thể Tổng Bí thư và Đoàn…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình với các cháu thiếu nhi trong Lễ đón chính thức tại Đại Lễ đường Nhân dân ở Thủ đô Bắc Kinh hôm 7/4. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN
Thứ hai, các cuộc hội đàm, hội kiến, trao đổi, tiếp xúc diễn ra trong bầu không khí hữu nghị, cởi mở. Hai bên trao đổi thẳng thắn, nội dung rất thực chất, đạt được những nhận thức chung và các biện pháp quan hệ rất quan trọng.
Thứ ba, chuyến thăm trong năm kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Tổng Bí thư đã có các cuộc gặp gỡ rất có ý nghĩa, như nói chuyện thân tình và cảm động với các nhân sĩ, các cựu chiến binh và thân nhân những người Trung Quốc có công với Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến; gặp gỡ và phát biểu sâu sắc, tình cảm với đại biểu thanh niên hai nước; xuống nông thôn, trò chuyện thân tình với người dân Trung Quốc.
Những hoạt động đó để lại ấn tượng hết sức tốt đẹp đối với lãnh đạo và người dân Trung Quốc, được dư luận nhân dân trong và ngoài nước đánh giá cao.
Thưa đồng chí Trưởng ban, với kết quả và những dấu ấn tốt đẹp của chuyến thăm, đồng chí có thể chia sẻ một vài suy nghĩ về triển vọng quan hệ hai nước sau chuyến đi rất quan trọng của Tổng Bí thư?
Với chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, quan hệ hai Đảng, hai nước đã có bước tiến mới với những nhận thức chung quan trọng và những biện pháp quan hệ rất thiết thực. Vì vậy, tôi cho rằng hai bên sẽ khôi phục đầy đủ và đẩy mạnh các lĩnh vực hợp tác. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để củng cố, tăng cường lòng tin, tăng cường tình hữu nghị.
Vấn đề trên biển là nan giải nhất hiện nay trong quan hệ giữa hai nước. Với chuyến thăm lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai bên tiếp tục có những nhận thức chung quan trọng làm cơ sở cho việc gìn giữ hòa bình, ổn định trên biển. Vấn đề quan trọng là “nói đi đôi với làm”, phải biến những nhận thức chung, quyết tâm chính trị thành những việc làm thiết thực ở các cấp, các ngành; phải kiểm soát tốt tình hình, phải thực sự hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau, đặt vào hoàn cảnh của nhau, chia sẻ lợi ích chính đáng của nhau để xử lý thỏa đáng những vấn đề phát sinh và tìm những giải pháp hữu hiệu, giải quyết có tình, có lý vấn đề trên biển. Tôi hy vọng sau đây, vấn đề trên biển có chuyển biến tích cực.
Tôi hy vọng với thành quả quan hệ 65 năm qua, với những nhận thức chung quan trọng và những định hướng, biện pháp thiết thực, quan hệ hai nước phát triển lành mạnh, ổn định, tích cực, thực sự là nhân tố quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của mỗi nước./.
Theo TTXVN
Tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung
Trước thềm chuyến thăm chính thức Trung Quốc trong các ngày từ ngày 7-10/4 tới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh đã có cuộc trao đổi với ông Tề Kiến Quốc, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam, cựu Đại sứ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam về mối quan hệ song phương.
Ông Tề Kiến Quốc, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam, cựu Đại sứ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Theo ông Tề Kiến Quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm chính thức Trung Quốc đúng vào dịp 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Trong chuyến thăm này, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo cấp cao khác sẽ hội đàm, hội kiến với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Dự kiến hai bên sẽ đi sâu trao đổi về các vấn đề quan trọng như quan hệ hai Đảng, hai nước, hợp tác khu vực và tình hình quốc tế, rất có thể sẽ đạt được nhiều nhận thức chung mới.
Ông Tề Kiến Quốc nêu rõ 65 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Việt Nam đến nay, hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước đã thông cảm, giúp đỡ và ủng hộ lẫn nhau trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, vun đắp mối tình hữu nghị sâu đậm. Mặc dù hai nước không tránh khỏi có những vấn đề này hay vấn đề kia, song hợp tác hữu nghị luôn là dòng chảy chính trong quan hệ hai nước.
Ông bày tỏ lạc quan về quan hệ Trung Quốc-Việt Nam. Có hai căn cứ chủ yếu, một là nền tảng hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam sâu đậm. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống Trung Quốc-Việt Nam do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo tiền bối hai nước dày công vun đắp, được các nhà lãnh đạo hai nước qua nhiều thời kỳ giữ gìn và phát huy, được nhân dân hai nước ủng hộ.
Hai là, hai nước có nhiều lợi ích chung. Hai nước đều là nước xã hội chủ nghĩa, đều coi sự phát triển của nước kia là cơ hội phát triển của nước mình, cùng đứng trước thách thức "diễn biến hòa bình" của phương Tây. Vì vậy, bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa, duy trì đất nước ổn định, thực hiện phát triển kinh tế là lợi ích chung của hai nước.
Từ những cơ sở trên, ông Tề Kiến Quốc cho rằng, mặc dù trên con đường phát triển trong thời gian tới hai nước có thể xảy ra vấn đề này hoặc vấn đề kia, nhưng chỉ cần hai bên đều coi trọng đại cục của hai nước, giải quyết thỏa đáng các vấn đề còn tồn tại, quan hệ Trung Quốc-Việt Nam nhất định sẽ không ngừng phát triển lành mạnh.
Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam Tề Kiến Quốc nhấn mạnh để củng cố và tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Việt Nam, hai nước quán triệt thực hiện đầy đủ "phương châm 16 chữ" và "tinh thần 4 tốt," thúc đẩy hợp tác thiết thực trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế-thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, quốc phòng, an ninh..., đưa quan hệ Trung Quốc-Việt Nam không ngừng tiến lên tầm cao mới.
Cùng với đó, hai nước cần nỗ lực tạo dựng nền tảng hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam trong lòng người dân hai nước. Thực tiễn 65 năm qua đã chứng minh, nhân dân Trung Quốc-Việt Nam có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, chung sống hòa thuận, thông cảm và ủng hộ lẫn nhau, đây là nền tảng quan trọng để quan hệ hai nước không ngừng phát triển.
Tuy nhiên những năm gần đây do vấn đề trên biển đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin và tình cảm của hai bên. Vì vậy, hai bên cần tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động giao lưu đã được thực hiện thành công như diễn đàn nhân dân, liên hoan nhân dân, liên hoan hữu nghị thanh niên....
Đồng thời, 2 bên cần phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống thông qua nhiều kênh khác nhau, như xây dựng trung tâm văn hóa ở mỗi nước, tăng số lượng du học sinh, thúc đẩy du lịch và giao lưu nhân dân..., thực hiện nhiều hơn nữa những công tác góp phần tăng cường lòng tin và giảm thiểu sự hiểu lầm, hiểu sai về quan hệ song phương, trong đó truyền thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng, từ đó đảm bảo mối quan hệ hữu nghị truyền thống Trung Quốc-Việt Nam bền vững.
Tới đây, nhân dịp kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội hữu nghị hai nước sẽ tổ chức "Hành trình đỏ theo dấu chân Bác Hồ" tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Chuyến đi sẽ đưa nhân dân hai nước ôn lại mối tình hữu nghị, đoàn kết chiến đấu của các nhà lãnh đạo tiền bối hai nước, để thanh niên hai nước hiểu hơn về lịch sử, về tình hữu nghị truyền thống không dễ có được, qua đó nỗ lực kế thừa và phát huy.
Liên quan tới vấn đề lãnh hải, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam Tề Kiến Quốc cho rằng trước hết, Trung Quốc và Việt Nam phải tận dụng tốt các cơ chế đàm phán hiện có, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị tìm ra biện pháp giải quyết căn bản và lâu dài mà hai bên đều chấp thuận.
Thứ hai, hai bên còn cần tận dụng tốt cơ chế đường dây nóng đã được thiết lập, kiềm chế bất đồng, giải quyết thỏa đáng các vấn đề mới phát sinh.
Ngoài ra, giới chức hai nước nên đẩy nhanh đàm phán của Nhóm công tác hợp tác trên biển về lĩnh vực ít nhạy cảm, nỗ lực triển khai các dự án hợp tác trên biển trong Năm hợp tác biển ASEAN- Trung Quốc 2015.
Mặt khác, Trung Quốc và Việt Nam cần cùng với các quốc gia Đông Nam Á thực hiện đầy đủ các quy định trong Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), cùng nhau duy trì ổn định ở Biển Đông.
Ông Tề Kiến Quốc cũng nhận định sự kết nối thực chất giữa Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á với Trung Quốc sẽ góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ song phương cũng như quan hệ ASEAN-Trung Quốc./.
Theo Vietnam
Thủ tướng "duyệt" đất làm trụ sở, mở phòng khám cho Hội chữ thập đỏ tại Quận 1 Kết luận tại buổi làm việc với Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu, trách nhiệm và sự đóng góp của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong thành tựu chung của đất nước. Nhà 201 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1 hiện tại của Hội...