Củng cố thế trận phòng ‘giặc lửa’ ngay từ cơ sở
Từ định hướng, gợi mở của Ban Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Công an quận Thanh Xuân đã tham mưu, đề xuất Quận ủy, UBND quận ủng hộ, tạo điều kiện để xây dựng, triển khai thành lập thí điểm Tổ chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại Công an 11 phường trên địa bàn.
Đúng như hình dung, chia sẻ của Thượng tá Nguyễn Văn Thắng – Phó trưởng Công an quận Thanh Xuân, nếu định hình và phát huy hiệu quả mô hình này, mỗi địa bàn sẽ có được thế trận vững chắc phòng “giặc lửa”.
Chú trọng các mô hình huy động được tối đa sức dân
Trong câu chuyện với chúng tôi, vị “tư lệnh” công tác phòng – chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Công an quận Thanh Xuân không đề cập sâu đến những số liệu; mặc dù theo thống kê của phòng CS PCCC&CNCH Công an thành phố, trong năm công tác 2019, Công an quận Thanh Xuân nằm trong “tốp” những đơn vị có kết quả hướng dẫn, kiểm tra và xử lý vi phạm cao.
Phương án diễn tập chữa cháy nhà ở khu đô thị mới được CAQ Thah Xuân tổ chức
Điều mà chỉ huy Công an quận Thanh Xuân tâm đắc, là trong những kế hoạch đã được xây dựng và triển khai liên quan đến PCCC, cứu nạn cứu hộ, đều có báo cáo kịp thời, chi tiết để tranh thủ sự chỉ đạo, lãnh đạo của Công an thành phố, Quận; từ đó hình thành được cơ chế phối hợp chặt chẽ với phòng chức năng Công an thành phố, các địa bàn giáp ranh, cũng như cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở và lực lượng chữa cháy tại chỗ ở các khu dân cư, cơ quan, trường học.
Phương châm “lấy phòng để chống giặc lửa” được Công an quận Thanh Xuân cụ thể hóa bằng những biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn trực quan, những phương án diễn tập tình huống cháy, nổ, cứu nạn, cứu hộ sát hợp thực tế địa bàn. Trung tá Vũ Văn Quân – đội trưởng đội PCCC&CNCH Công an quận Thanh Xuân cho biết, đến thời điểm này của năm 2019, trong nhiều phương án thực tập, diễn tập đã được triển khai, Công an quận tập trung vào các loại hình chính nhằm tác động trực tiếp đến nhận thức, ý thức của những cá nhân, tổ chức liên quan. Đó là phương án diễn tập PCCC&CNCH tại trụ sở cơ quan cấp phường; tại khu tập thể cũ; khu đô thị mới; nhà dân trong ngõ sâu, và ở kho hàng.
Sau mỗi phương án diễn tập, thông điệp mà đơn vị tổ chức muốn chuyển tải đến người dân; đó là hãy “phòng” tốt để có thể tránh được “giặc lửa”. Và quan trọng, không chỉ xem phòng cháy, chữa cháy là trách nhiệm của lực lượng Công an.
Phát huy hơn nữa vai trò chủ công, chủ động
Video đang HOT
“Có một nguyên tắc trong phòng, chống hỏa hoạn, đó là nước xa khó chữa lửa gần. Trong tình huống xảy ra hỏa hoạn, nếu xử trí tốt ngay từ ban đầu, thiệt hại và hậu quả sẽ được giảm tối đa. Chính vì vậy, chúng tôi nhận thức rõ chủ trương mà Ban Giám đốc Công an thành phố giao thành lập thí điểm Tổ chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại Công an các phường. Hơn ai hết, Công an cơ sở cũng sẽ phải thiện nghệ phòng, chống giặc lửa”, Trung tá Đinh Tuấn Thành – Trưởng Công an quận Thanh Xuân bày tỏ.
Các phường của quận Thanh Xuân ký kết thực hiện mô hình “Khu dân cư an toàn về PCCC”
Vai trò của lực lượng chữa cháy cơ sở, khi tìm hiểu tại địa bàn quận Thanh Xuân, thấy được nhiều tín hiệu tích cực. Trong năm 2019, từng đồng chí Cảnh sát khu vực đã được cấp “Sổ tay công tác PCCC&CNCH” – cẩm nang quý phục vụ công tác hướng dẫn, kiểm tra hàng ngày ở địa bàn dân cư. Mới đây, Công an quận tham mưu với UBND quận triển khai mô hình “Khu dân cư an toàn về PCCC” tại 11 phường trên địa bàn. Đó là chưa kể, toàn bộ đội viên dân quân, dân phòng đã được tập huấn, trang bị kỹ năng, kiến thức cơ bản về PCCC.
Vai trò và sức mạnh của lực lượng chữa cháy cơ sở ở quận Thanh Xuân, trong thời gian tới chắc chắn sẽ tiếp tục phát huy, khi chủ trương thí điểm thành lập Tổ chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại Công an 11 phường hiện hữu. Như chia sẻ của Thượng tá Nguyễn Văn Thắng về mô hình này; có nghĩa, Công an phường cùng với việc tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra an toàn PCCC tại khu dân cư; thì sẽ có thêm yêu cầu, nhiệm vụ mới, là thuần thục quy trình, thao tác báo cháy, chữa cháy ban đầu, cứu hộ cứu nạn;bảo đảm ANTT xung quanh điểm cháy, nhất là cơ chế phối hợp với địa bàn giáp ranh khi xảy ra sự cố…
“Kế hoạch tập huấn chuyên sâu đã sẵn sàng. Quận cũng đã có chủ trương đầu tư, trang bị phương tiện chữa cháy cơ động cho Công an các phường, trên cơ sở đề xuất của Công an quận. Chúng tôi tin chắc mô hình, sự thí điểm này sẽ thành công, sẽ sớm được nhân rộng; bởi mục tiêu duy nhất hướng đến: mỗi địa bàn dân cư sẽ “nói không” với “giặc lửa”, chỉ huy Công an quận Thanh Xuân quả quyết.
Theo ANTD
Đại biểu Quốc hội lo phòng cháy chữa cháy và cứu hộ trong trường học
Phát biểu thảo luận tại hội trường ngày 13/11, về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các trường học, đại biểu Quốc hội Đặng Thị Phương Thảo (đoàn Nam Định) nhấn mạnh, cần quan tâm tới công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các nhà trường.
Đại biểu Đặng Thị Phương Thảo - Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận
5 lý do để lo ngại
Dẫn báo cáo số 313 ngày 10/4/2019 mà Bộ GD&ĐT đã gửi tới Văn phòng Quốc hội, đại biểu Đặng Phương Thảocho biết, thống kê trên toàn quốc trong thời gian từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2018 đã xảy ra 15 vụ mất an toàn về công tác phòng cháy, chữa cháy tại các nhà trường dẫn tới bị thương 3 người và làm thiệt hại 650 triệu đồng.
Các vụ việc mất an toàn này tại các nhà trường nhìn chung là thấp, chỉ chiếm khoảng 0,11% trên tổng số vụ của cả nước theo xu hướng giảm dần và không gây ra các hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, rất cần quan tâm tới công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các nhà trường, để đảm bảo một cách đồng bộ và quy chuẩn hơn về công tác này đối với toàn xã hội cũng như trên toàn quốc.
Đại biểu Đặng Thị Phương Thảo đưa ra 5 lý do: Thứ nhất, nguy cơ cháy, nổ có thể tiềm ẩn ngay trong chính các nhà trường, bởi hiện nay cả nước có hơn 33.000 cơ sở giáo dục từ cấp mầm non đến cấp đại học.
Thực tế đáng lo ngại là, tại một số trường học việc chấp hành các quy định phòng cháy, chữa cháy chưa được nghiêm túc, mà vốn dĩ trong nhà trường lại có nhiều những vật dụng thiết bị dễ gây cháy như: bàn, ghế, hệ thống phòng chức năng, thiết bị thí nghiệm hay máy vi tính.
Bên cạnh đó, tại các trường bán trú còn có hệ thống bếp ăn, nếu không được vận hành đúng quy chuẩn, dễ tăng nguy cơ cháy, nổ, mất an toàn.
Thứ hai, với những trường học đặt tại khu mật độ dân cư hoặc giao thông dày đặc thì khả năng cháy, nổ, nếu xuất phát từ các hộ dân hay cơ sở kinh doanh lân cận cũng dễ ảnh hưởng và lan rộng sang các khu vực trường học khi không ngăn chặn được kịp thời.
Thứ ba, tại các thành phố, nhiều cơ sở giáo dục, nhóm lớp tư thục không được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy do sử dụng thay đổi công năng từ nhà dân thành lớp học. Ngoài ra, cũng tại một số trường học, cơ sở vật chất hoặc thiếu thốn hoặc đã xuống cấp về cơ bản không đáp ứng được yêu cầu của công tác này.
Thứ tư, một đặc điểm dễ nhận thấy của trường học là nơi mà bản thân nhà trường đã có mật độ người đông, chẳng hạn như: Đối với một trường phổ thông với quy mô từ 20 đến 30 lớp thì tổng số giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trường đã là trên dưới 1.000 người;
Từ đó dẫn tới thoát hiểm, cứu hộ và cứu nạn sẽ khó khăn và phức tạp. Ở các trường mầm non, với số trẻ vượt quá mức quy định mà đội ngũ chủ yếu lại là nữ thì việc xử lý bước đầu khi xảy ra cháy, nổ sẽ càng lúng túng hơn.
Thứ năm, cũng từ đặc điểm đó, các vụ cháy nổ nếu không được khắc phục kịp thời thì số nạn nhân sẽ lớn. Đối với các trường mầm non, tiểu học hậu quả sẽ càng nặng nề và thương tâm hơn khi nạn nhân không may là trẻ em.
Không thể không quan tâm
Từ những phân tích trên, Đặng Thị Phương Thảo cho rằng, khi xem xét toàn diện về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, không thể không quan tâm đến công tác này trong các nhà trường, nhằm đảm bảo tốt khâu phòng ngừa, tránh để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng.
Đại biểu kiến nghị cần quan tâm 3 vấn đề:
Một là, cần làm tốt, thực chất và hiệu quả công tác tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn tại các nhà trường, không coi đây là phong trào mà cần coi là một hoạt động có tính chất bắt buộc, vì sự an toàn của học sinh và của cả nhà trường. Trong thời gian qua, nhiều nhà trường đã thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền song chất lượng không cao.
Hai là, cần kịp thời chấn chỉnh, quán triệt nhận thức của các cơ sở giáo dục, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu, xử lý nghiêm những trường hợp chủ quan, lơ là với nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy trong nhà trường. Đối với trường học, cơ sở giáo dục tư thục, đặc biệt là các cơ sở mầm non cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, đồng thời đề nghị UBND các cấp kịp thời ra quyết định đình chỉ hoạt động những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Bà là,cần đưa nội dung về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vào chương trình học tập, cũng như các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cho phù hợp với từng cấp học ngành học theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy bắt đầu từ năm học 2021-2022.
Hải Minh (lược ghi)
Theo GDTĐ
Cháy lớn tại chợ ở Bình Phước, 30 kiot bị thiêu rụi Ngọn lửa bốc lên từ khu vực giữa chợ Phước Long, khiến 30 kiot của tiểu thương bị cháy rụi. Sáng 13/11, Công an tỉnh Bình Phước khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy tại chợ Phước Long, thị xã Phước Long khiến hàng chục kiot bị cháy rụi. Khuya 12/11, người dân phát hiện lửa bốc cháy tại một...