Củng cố quan hệ xuyên Đại Tây Dương
Chuyến công du tới Đức – đầu tàu kinh tế của Lục địa già là chặng dừng chân cuối cùng của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm 6 ngày tới Trung Đông và Châu Âu.
Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Angela Merkel hội đàm ở Hanover, Đức.
Trong 48 giờ tại quốc gia đồng minh (từ ngày 24-4), sau cuộc hội đàm tại thành phố Hanover miền Bắc nước Đức, Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của hợp tác xuyên Đại Tây Dương đối với hàng loạt vấn đề quốc tế. Trong đó, “ nóng” nhất là cuộc khủng hoảng Syria, tình hình tại Libya, Ukraine và Afghanistan. Cuộc khủng hoảng người di cư và chống khủng bố cũng được hai nhà lãnh đạo quan tâm, tuy nhiên, thúc đẩy Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) vẫn là ưu tiên hàng đầu.
Dù TTIP đang vấp phải những hoài nghi, ngay cả trong Chính phủ Đức, nhưng Tổng thống B.Obama vẫn bày tỏ lạc quan rằng: Châu Âu và Mỹ có thể kịp kết thúc đàm phán về hiệp định này trong năm nay; đồng thời khẳng định lại, TTIP sẽ chỉ có lợi cho Châu Âu. Cùng quan điểm với nhà lãnh đạo Mỹ, bà A.Merkel cho rằng, hiệp định sẽ “vô cùng hữu ích” đối với sự phát triển của nền kinh tế Đức cũng như Lục địa già. Vì thế, ông chủ Nhà Trắng đã chọn điểm đến là thành phố Hanover, nơi đang diễn ra Hội chợ công nghiệp Đức – một diễn đàn lý tưởng để hai nhà lãnh đạo Mỹ và Đức cùng quảng bá cho TTIP.
Có thể thấy, Tổng thống Mỹ B.Obama đang nỗ lực kết thúc các cuộc đàm phán về TTIP trước khi rời nhiệm sở vào ngày 20-1-2017. Liên minh Châu Âu (EU) và Mỹ đã đàm phán hiệp định này từ năm 2013. Những người ủng hộ hy vọng TTIP sẽ đạt được đà tiến khi Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước thuộc khu vực Thái Bình Dương đã đạt được thỏa thuận về Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).
TTIP được trông đợi sẽ là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới với một thị trường khổng lồ có 850 triệu người tiêu dùng, chiếm gần 50% tổng sản lượng hàng hóa, dịch vụ và 30% kim ngạch thương mại toàn cầu (1.000 tỷ USD/năm)… Tất nhiên, khi TTIP được ký kết thì quan hệ đồng minh Mỹ – Châu Âu sẽ càng thêm gắn bó. Về địa kinh tế và địa chính trị sẽ không quá khi nói rằng TTIP như một cách để Mỹ và phương Tây lập một liên minh vững chắc hơn nhằm đối phó với bất kỳ cường quốc mới nổi nào.
Nhưng, mọi việc không dễ dàng khi nhiều người Châu Âu và Mỹ lo ngại thỏa thuận này có thể khiến họ mất việc làm, ảnh hưởng đến mức sống hiện nay. Do đó, “lực lượng” ủng hộ TTIP tại cả Mỹ và Châu Âu, đặc biệt là Đức đang có dấu hiệu sụt giảm. Theo Quỹ Bertelsmann, chỉ có 17% người Đức tin rằng TTIP là một tín hiệu tốt, giảm tới 55% so với hai năm trước. Người Đức lo ngại TTIP có thể làm tổn hại môi trường cũng như sẽ nới rộng hố sâu ngăn cách giàu – nghèo. Điều đó sẽ đe dọa sự ổn định của thế giới. Những người hoài nghi cũng lo ngại các tiêu chuẩn về sinh thái và thị trường lao động sẽ bị hạ thấp.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Sigmar Gabriel từng cảnh báo: Hiệp định “sẽ thất bại” nếu Mỹ từ chối một số nhượng bộ. Và rằng, nếu Mỹ duy trì sáng kiến “Người Mỹ dùng hàng Mỹ” sẽ là không thể chấp nhận, bởi nó đi ngược lại chính sách thương mại tự do. Tại Hanover, hàng ngàn người biểu tình đã “nói không” với TTIP và bày tỏ sự phản đối với thỏa thuận thương mại đang được Mỹ và Châu Âu đặt nhiều kỳ vọng. Có nhiều lý do khiến người dân Lục địa già phản đối như: TTIP thành hiện thực sẽ dẫn đến việc gỡ bỏ một loạt hàng rào về tiêu chuẩn, đặc biệt về vệ sinh an toàn thực phẩm (ở đây là các sản phẩm biến đổi gen)… Tương tự, tại Mỹ, số người ủng hộ thỏa thuận là 18%, giảm đáng kể so với 53% trong năm 2014. Gần một nửa số người được hỏi ở Mỹ nói rằng họ không có thông tin đầy đủ về các thỏa thuận để góp ý kiến.
Dẫu vậy, vẫn có nhiều người ủng hộ TTIP khi cho rằng Hiệp định sẽ giúp hạ thấp rào cản về thuế quan và thương mại, có lợi cho tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm mới. Hiện nay, Chính phủ của bà A.Merkel vẫn đang thúc đẩy ký TTIP, bất chấp sự phản đối của các đảng phái cánh tả, trong đó có cả một số đảng liên minh với Chính phủ cầm quyền của đảng UDI.
Video đang HOT
Về kinh tế, Đức là một cường quốc xuất khẩu hàng đầu thế giới và TTIP ra đời sẽ biến EU và Mỹ trở thành một thị trường chung phi thuế quan và có rất ít các rào cản kỹ thuật sẽ giúp Đức đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Đây được xem là điểm tích cực nhất với Đức và có thể là yếu tố thúc đẩy Chính phủ của Thủ tướng A.Merkel nỗ lực ủng hộ TTIP. Thế nên, trong chuyến thăm Đức cuối cùng trên cương vị Tổng thống, ông B.Obama quyết tâm dùng ảnh hưởng của mình để thống nhất các điều khoản trong hiệp định TTIP trước khi rời Nhà Trắng.
Thùy Dương
Theo_Hà Nội Mới
Dân châu Âu sợ chiến tranh với Nga
Kết quả thăm dò dư luận gần đây cho thấy, dân châu Âu không muốn nước mình tham gia vào một cuộc chiến chống Nga, đồng thời phản đối Hiệp định Đối tác xuyên Đại Tây Dương với Mỹ.
Dân châu Âu không muốn một cuộc chiến với Nga
Kết quả cuộc thăm dò gần đây do Pew Research tiến hành đã cho thấy, các cư dân nhiều nước NATO không muốn thi hành một trong những điều mục chính của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, theo đó, cuộc tấn công vũ trang vào một quốc gia NATO phải bị xem như tấn công vào toàn bộ khối này.
Trung tâm nghiên cứu Pew Research đã nghiên cứu dư luận xã hội theo tình huống giả định là xảy ra cuộc tấn công của Nga đối với 1 quốc gia NATO, theo tưởng định là Nga dường như đang xử sự hiếu chiến và có thể tấn công vào một trong những quốc gia láng giềng.
Tờ The Wall Street Journal cho biết, cuộc khảo sát đã được tiến hành với tình huống, có một "cuộc xâm lược của Nga" vào một trong các nước thành viên NATO và các nước trong khối có trách nhiệm đáp trả bằng hành động quân sự để bảo vệ đồng minh của mình.
Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn những người được hỏi tại hàng loạt nước NATO không muốn đáp trả cuộc tấn công giả định bằng phương tiện quân sự, mặc dù, theo Điều V của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, khối liên minh này cần phải làm như vậy để bảo vệ đồng minh.
Dân châu Âu lo lắng một cuộc chiến tranh với Nga (Ảnh minh họa)
Quốc gia có nhiều người thiên về hướng giải quyết "cuộc xung đột quân sự nghiêm trọng với Nga" bằng con đường vũ lực là Mỹ, với khoảng 56% số người được hỏi ủng hộ kịch bản như vậy. Ngoài ra, cũng có đông người dân Canada, Anh và Ba Lan "ủng hộ" phương án hành động này.
Tuy nhiên, phần lớn những người được hỏi ở Pháp, Đức và Italia không ủng hộ việc sử dụng lực lượng quân sự trong trường hợp xảy ra cuộc tấn công vào một nước NATO. Cụ thể, ở Đức có 58% người được hỏi chống lại kịch bản như vậy, đồng thời, sự ủng hộ NATO của người dân nước này nhìn chung đã giảm sút rõ trong hai năm qua, từ 59% xuống đến 55%.
"Chúng tôi cho rằng đây là vấn đề hiện thực đối với tương lai của NATO. Ở mức độ nhất định, đây là thách thức đối với các thủ lĩnh châu Âu, bằng cách nào đó xóa nhòa sự khác biệt giữa các quốc gia - WSJ dẫn lời chuyên viên Kathy Simmons, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu.
Châu Âu chống lại Hiệp định Đối tác xuyên Đại Tây Dương với Mỹ
Tại châu Âu đang gia tăng số lượng những người chống lại "Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương" (TTIP) với Mỹ.
Chính trị gia Pháp Jean-Marie Le Pen, thủ lĩnh đảng "Mặt trận Dân tộc" đã nêu ý tưởng phát động chiến dịch giải thích hợp đồng về Đối tác xuyên Đại Tây Dương vì rằng, trong nước không hề tiến hành tranh biện về TTIP. Trong khi đó, TTIP có thể gây phương hại cho chủ quyền quốc gia của Pháp.
Nhân dân châu Âu biểu tình phản đối ký kết TTIP với Mỹ
Buổi họp dành riêng cho những thỏa thuận của Hiệp định Đối tác xuyên Đại Tây Dương được tiến hành sau "cánh cửa khép kín", nội dung không được ghi lại, cấm làm bản sao. Gây bất an hơn nữa là thực tế TTIP rất kém tính thu hút các chính phủ tham gia vào khâu thông qua quyết định.
Kết cục Đối tác xuyên Đại Tây Dương sẽ có thể trở thành công cụ mới siêu quốc gia, nơi các tập đoàn tư nhân lớn sẽ ra quyết định thay cho nhà nước, thay cho các nghị sĩ Quốc hội và, cuối cùng, thay cả nhân dân.
Điều đó đã được chứng minh khi trong thời gian không lâu bản kiến nghị của các tổ chức vận động chống TTIP ở châu Âu như tổ chức xã hội "Stop TTIP", bao gồm hơn 320 các tổ chức xã hội dân sự từ khắp châu Âu, đã thu được hai triệu chữ ký.
Chỉ trích cơ bản của các đối thủ với thỏa thuận này bao hàm ở chỗ TTIP kéo theo những hệ lụy xấu cho nền dân chủ, những người soạn thảo văn bản có ý định cào bằng mọi chuẩn mực - như ý kiến của ông Gerd Hoffmann Chủ tịch chi nhánh Bavarian của Tổ chức "Dân chủ nhiều hơn nữa".
Đã có hơn 2 triệu chữ ký của dân châu Âu phản đối TTIP với Mỹ
Ông lưu ý rằng, Hiệp định sẽ tạo điều kiện tư nhân hóa cơ sở hạ tầng công cộng, y tế và v.v...Như vậy, các thành phố lớn sẽ bị tước quyền hạn và bị hạn chế khả năng tự quản trên nhiều lĩnh vực. Đó là một trong những mục mà đại diện các chính quyền địa phương gay gắt chỉ trích, bất kể thuộc hàng ngũ đảng phái nào.
Hiện tại, Hoa Kỳ gây áp lực vô cùng mạnh vào Liên minh châu Âu, thúc đẩy việc ký kết "Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương" (TTIP), có tầm quan trọng chiến lược đối với Mỹ.
Cùng với đó, Washington tiếp tục ép Brussels chấm dứt hợp tác kinh tế với Moscow. Hoạt động kinh tế với Nga - thị trường lớn nhất của châu Âu bị phá vỡ sẽ khiến EU tiếp tục bị buộc chặt vào "cỗ xe tù" của Mỹ, trong khi đó, nước này vẫn lén lút ký hàng loạt hợp đồng kinh tế với Nga.
Việc EU đồng ý ký văn kiện này theo tuyên truyền của Mỹ là sẽ mở ra cơ hội cực kỳ sáng sủa cho "các sản phẩm thương mại xuyên Đại Tây Dương", nhưng thực tế là sự lưu thông tự do hay nói cách khác là sự tràn ngập của hàng hóa mang xuất xứ Hoa Kỳ trên toàn lãnh thổ EU. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp của châu Âu sẽ bị "con cá mập Mỹ" nuốt chửng.
Theo_An ninh thủ đô
74% người Nga ủng hộ ông Putin làm tổng thống nhiệm kì 4 Theo kết quả thống kê của một tổ chức khảo sát ý kiến dư luận, số người ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin làm thêm một nhiệm kì nữa đang ở mức cao nhất trong 4 năm qua. Theo tổ chức khảo sát VTsIOM, 74% người dân Nga sẽ tiếp tục bỏ phiếu cho ông Putin tiếp tục làm Tổng thống Nga...