Củng cố hồ sơ, xử lý đối tượng đầu độc rừng thông để chiếm đất mặt đường
Ngày 3/11, Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim cho biết đã xác định Hoàng Văn Quân, 26 tuổi, quê ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, là đối tượng thực hiện hành vi đầu độc 59 cây thông 3 lá cạnh Quốc lộ 27C, đoạn qua địa bàn xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng).
Trước đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim đã phát hiện một vạt rừng thông tại khoảnh 3, Tiểu khu 143, xã Đạ Sar, úa vàng lá. Đơn vị đã phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra hiện trường, khoanh vùng đối tượng, truy tìm thủ phạm.
Theo kết quả khám nghiệm hiện trường, tổng cộng có 59 cây thông bị kẻ xấu dùng khoan điện khoan vào thân cây, sau đó bơm chất độc vào những lỗ khoan này. Ước tính vụ đầu độc rừng thông trên đã gây thiệt hại ít nhất 18,6 m3 gỗ. Toàn bộ những cây thông bị đầu độc nay đã chết.
Sau một thời gian xác minh, lực lượng chức năng đã xác định được đối tượng thực hiện vụ đầu độc rừng thông này là Hoàng Văn Quân, hiện đang trú tại Phường 12, thành phố Đà Lạt.
Làm việc với cơ quan chức năng, bước đầu Quân khai nhận đã thực hiện hành vi đầu độc rừng thông trên với mục đích lấn chiếm đất mặt đường trên Quốc lộ 27C nối thành phố Đà Lạt với thành phố Nha Trang. Hạt kiểm lâm huyện Lạc Dương đang củng cố hồ sơ để xử lý Hoàng Văn Quân về hành vi phá rừng trái pháp luật.
Từ đầu năm tới nay, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện 583 vụ vi phạm Luật quản lý và bảo vệ rừng, trong đó, có 305 vụ đã xác định được đối tượng vi phạm, diện tích thiệt hại do phá rừng là hơn 39 ha, lâm sản bị thiệt hại là hơn 1.880 m3. Cơ quan chức năng đã xử lý 555 vụ; trong đó, xử lý hành chính 529 vụ, xử lý hình sự 26 vụ, tịch thu 1.052 m3 gỗ tròn, gỗ xẻ các loại, thu nộp ngân sách hơn 4,2 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do giá đất ở, đất sản xuất trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận cao hơn nhiều địa phương trong cả nước, nên nhiều đối tượng sẵn sàng vi phạm pháp luật để phá rừng chiếm đất. Thực trạng này đang diễn ra trên hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Nhiều diện tích rừng, nhất là rừng thông ba lá tại các vị trí gần mặt đường, giáp khu dân cư ngày càng bị phá hoại nghiêm trọng với hình thức chủ yếu là đầu độc để cây chết dần…
Đắk Nông: 9 tháng đầu năm để xảy ra 331 vụ phá rừng
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Nông, 9 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh đã xảy ra 331 vụ phá rừng, gây thiệt hại 84,8 ha rừng. Những diện tích rừng bị phá là rừng tự nhiên, rừng phòng hộ và rừng trồng.
Rừng thông dọc tuyến đường HCM đoạn qua huyện Đắk Song vẫn bị "bức tử".
So với cùng kỳ năm 2019, số vụ phá rừng ít hơn 41 vụ (giảm 6,05 %); diện tích rừng bị phá cũng ít hơn 10,28 ha (giảm 10,6 %). Diện tích rừng bị phá tập trung chủ yếu ở huyện Đắk Glong, với 198 vụ, thiệt hại hơn 57 ha; Đắk Song 102 vụ, thiệt hại hơn 22 ha; Tuy Đức 20 vụ, thiệt hại hơn 2,8 ha...
Hiện trường vụ khai thác lâm sản trái phép xảy ra tại tiểu khu 1488 do Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên quản lý xảy ra vào tháng 9/2020.
Nguyên nhân dẫn đến phá rừng chủ yếu do các đơn vị chủ rừng, chính quyền địa phương chưa làm tốt công tác, quản lý bảo vệ. Đặc biệt, công tác xử lý vi phạm chưa nghiêm, không đủ sức răn đe.
Vụ hỗn chiến, đâm 1 người chết tại chỗ ở Thái Nguyên: Nguyên nhân án mạng vì sao? Án mạng xảy ra chỉ vì bức xúc việc nhóm thanh niên đi ngược chiều nháy đèn, bấm còi. Theo CAND: Liên quan đến vụ xô xát đánh nhau giữa hai nhóm thanh niên tại tổ dân phố Thái Long, thị trấn Đình Cả, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên làm 1 người tử vong tại chỗ và 2 người khác bị thương,...