Củng cố hải quân tại Tartus, Syria : “Dấu ấn” thực lực quân sự Nga tại Địa Trung Hải
Một tàu ngầm Nga đã neo đậu tại căn cứ của Nga ở Syria sau khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra trong khi một chiếc khác đang chuẩn bị ra khơi sau khi bổ sung nhu yếu phẩm.
Hoạt động luân phiên này cho thấy sức mạnh quân sự gia tăng của Moscow tại Biển Địa Trung Hải.
Căn cứ hải quân ở Tartus này là cơ sở duy nhất như vậy mà Nga có bên ngoài khu vực Liên Xô cũ. Năm 2017, Moscow đã ký một thỏa thuận với Tổng thống Syria Bashar Assad để gia hạn hợp đồng thuê Tartus trong 49 năm. Thỏa thuận này cho phép Nga giữ tới 11 tàu chiến ở đó, bao gồm cả các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Các tàu chiến Nga đang túc trực tại Tartus, Syria. Ảnh: AP.
Nga đã tiến hành một chiến dịch quân sự ở Syria kể từ tháng 9/2015, hỗ trợ ông Assad giành lại quyền kiểm soát đối với hầu hết lãnh thổ Syria sau cuộc xung đột dữ dội.
Một căn cứ không quân ở tỉnh Latakia gần đó cũng là trung tâm chính cho chiến dịch của quân đội Nga, trong khi các cảng thương mại ở Latakia và Tartus đã đóng vai trò là trung tâm hỗ trợ hậu cần, cung cấp cho các tàu nhiên liệu và thiết bị quân sự – một chiến dịch tiếp tế lớn được mệnh danh là “Tàu cao tốc Syria”.
Trong nỗ lực khôi phục thói quen thời Liên Xô là duy trì tàu chiến cảnh giác thường trực ở Địa Trung Hải, Nga đã chuyển sang hiện đại hóa và mở rộng cơ sở hải quân ở Tartus.
“Nga tới đây trong một khoảng thời gian dài”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov nói.
Video đang HOT
Chỉ huy hải quân Nga trong khu vự c Sergei Tronev cho biết, ngoài hai tàu ngầm neo đậu tại bến cảng, Tartus hiện còn có hai tàu hộ tống tên lửa, ba tàu tuần tra và ba tàu tiếp tế.
Tronev nói thêm rằng cùng với các tàu ở Tartus, lực lượng hải quân Nga ở phía đông Địa Trung Hải hiện có cả tàu tuần dương tên lửa Marshal Ustinov, đã di chuyển từ căn cứ Severomorsk ở Bắc Cực và tàu khu trục tên lửa Đô đốc Makarov, đang đóng tại Baltics.
Tháng tới, hải quân Nga có kế hoạch mở một cửa hàng bảo trì ở Tartus, nơi sẽ tăng cường hơn nữa khả năng của căn cứ này.
“Động thái này sẽ giúp việc sửa chữa tàu dễ dàng hơn và duy trì năng lực của hải quân trong khu vực”, Yevgeny Gushchin, một sĩ quan hải quân phụ trách cửa hàng nói. “Bây giờ chúng tôi phải cung cấp tất cả các phụ tùng và công cụ sửa chữa bằng máy bay, điều này làm mọi thứ chậm lại. Sau khi mở cửa hàng, chúng tôi sẽ có thể sản xuất chúng ở đây.”
Quý Hoàng
Theo toquoc
Bên trong căn cứ hải ngoại duy nhất của Nga ở Syria
Căn cứ hải quân Tartus, Syria, là cơ sở nước ngoài duy nhất của Nga, nơi đang giúp Moscow khẳng định vị trí ở Địa Trung Hải.
Bộ Quốc phòng Nga đã tổ chức cho các phóng viên quốc tế tham quan căn cứ hải quân Nga ở Tartus, Syria. Cơ sở này đảm nhận việc bảo trì và sửa chữa nhỏ cho các tàu chiến hoạt động tại đây.
2 tàu ngầm Kilo neo ở cảng Tartus. Căn cứ hải quân ở Tartus là cơ sở ở nước ngoài duy nhất của Nga. Theo AP, năm 2017, Moscow đã ký thỏa thuận với Tổng thống Syria Bashar Assad để gia hạn hợp đồng thuê cảng Tartus thêm 49 năm.
Tàu hộ vệ tên lửa Veliky Ustyug, lớp Buyan, chuẩn bị ra khơi từ cảng Tartus. Thỏa thuận giữa Nga và Syria cho phép Moscow triển khai 11 tàu chiến ở đây, bao gồm các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân. Nga đã tiến hành chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria từ năm 2015, căn cứ Tartus góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các chiến dịch quân sự.
Căn cứ không quân ở tỉnh Latakia là trung tâm điều hành chiến dịch can thiệp quân sự ở Syria. Cảng Tartus đóng vai trò trung tâm trong việc cung cấp nhiên liệu, thiết bị, đạn dược cho chiến dịch.
Ông Yevgeny Gushchin, Giám đốc xưởng đóng tàu, nói chuyện với các phóng viên quốc tế. Căn cứ tại Tartus là một phần trong nỗ lực khôi phục vị thế của Nga trên trường quốc tế thời hậu Xô viết.
Một người nhái đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện dưới nước trong khi các phóng viên tham quan căn cứ. Cơ sở này được Liên Xô thiết lập vào năm 1971, nhằm đối trọng với trụ sở Hạm đội 6 của Mỹ ở Gaeta, Italy.
Thuyền trưởng Sergei Tronev, chỉ huy hải quân Nga ở Tartus, cho biết ngoài 2 tàu ngầm đang neo ở cảng, căn cứ này còn có 2 tàu hộ tống tên lửa, 3 tàu tuần tra và 3 tàu tiếp tế. Lực lượng hải quân Nga ở Địa Trung Hải còn có tuần dương hạm Marshal Ustinov, tàu khu trục Đô đốc Makarov đóng quân ở Baltic.
Phi công tiêm kích Su-35 chuẩn bị cất cánh ở căn cứ Latakia. Thời gian gần đây, hải quân Nga đã tăng cường tần suất quay vòng các tàu chiến ở Địa Trung Hải, tương tự điều mà Liên Xô đã làm những năm Chiến tranh Lạnh.
Linh mục Vladimir tại nhà thờ ở căn cứ Tartus. Hải quân Nga có kế hoạch mở thêm cơ sở bảo trì ở Tartus vào tháng tới, cho phép tăng cường hơn nữa khả năng đảm bảo hoạt động cho các tàu chiến ở căn cứ.
Theo Zing.vn
Tàu ngầm Nga luyện cách tránh đòn đối phương Biên đội tàu ngầm của Hạm đội Biển Đen Nga vừa thực hiện thành công cuộc diễn tập cơ động và lặn sâu tránh đòn tấn công từ đối phương. Cuộc diễn tập được thực hiện theo kịch bản đội tàu ngầm Nga đang làm nhiệm vụ hoặc cơ động trên mặt nước thì bất ngờ bị đối phương tiếp cận ở khoảng...