Cùng chung tay bảo vệ cổ vật
Tại cuộc họp báo do UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức vào sáng 15.10, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã nêu ra nhiều vấn đề liên quan đến việc khảo sát, khai quật di sản văn hóa dưới nước tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, H.Bình Sơn.
Đại tá Nguyễn Văn Nam – Trưởng phòng CSĐT tôi phạm vê trật tự xã hội, Công an tỉnh Quảng Ngãi – cho biết cơ quan công an đang tiến hành điều tra, làm rõ chứng cứ, danh tính những kẻ cầm đầu, kích động người dân và tham gia vào vụ đập phá, hủy hoại tài sản của Nhà nước, cản trở cơ quan chức năng khi đang khảo sát, thăm dò tàu cổ đắm vào sáng 13.10, để khởi tố vụ án hình sự.
Tại cuộc họp báo, đại diện một số cơ quan báo đài đã nêu lên một số vấn đề mà người dân địa phương thắc mắc. Đó là họ chưa tin Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương liệu có thực hiện đúng nhiệm chính là khảo sát, thăm dò con tàu cổ đắm hay khai thác cổ vật cũng như vấn đề khen thưởng, mức thưởng cho người dân phát hiện cổ vật dưới biển.
Đại diện Công ty Đoàn Ánh Dương khẳng định đơn vị này đã thực hiện đúng nhiệm vụ của mình là thăm dò, khảo sát con tàu cổ đắm. Trong thời gian thăm dò, khảo sát, đều có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng từ khâu đầu đến khâu cuối.
Video đang HOT
Trong hai ngày qua, khu vực con tàu cổ đắm ở vùng biển thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu đã yên ắng trở lại
Lực lượng chức năng dựng lều bạt ở tạm để canh giữ hiện trường nơi con tàu cổ đắm
Giải thích về chính sách khen thưởng, hỗ trợ cho người dân phát hiện cổ vật, ông Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi, khẳng định. “Việc khen thưởng, mức tiền thưởng cho các tổ chức, cá nhân tìm thấy cổ vật được quy định rất cụ thể tại điều 16, Nghị định 96/2009NĐ/CP của Chính phủ về việc xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam.
Theo ông Lê Quang Thích – Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi – thì hiện nay ngoài việc tiếp tục vận động, tuyên truyền người dân ở địa phương cùng chung tay bảo vệ cổ vật, Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi khẩn trương lập phương án khai quật khẩn cấp trình Bộ VH-TT-DL thẩm định và UBND tỉnh phê duyệt.
Theo ông Thích, trong phương án khai quật khẩn cấp cần phải tính đến việc sử dụng tàu, thợ lặn ở địa phương. “Vấn đề này phải được đưa ra bàn bạc kỹ với chính quyền sở tại, tránh tình trạng thắc mắc, khiếu nại của người dân”, ông Thích nhấn mạnh.
Theo TNO
Vụ náo loạn vùng biển vì cổ vật: Tìm cách an dân
Sáng 14.10, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo thăm dò, khai quật khảo cổ di sản văn hóa dưới nước tỉnh Quảng Ngãi, ông Nguyễn Minh, Phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, nêu lên vấn đề quản lý, bảo vệ nơi tàu cổ đắm chưa chặt chẽ dẫn đến có người lén lút lặn tìm lấy được cổ vật, có người thì không.
Ông Minh đưa ra một chi tiết đáng chú ý, đó là sau khi Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương (TP.HCM), đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc khảo sát, thăm dò con tàu cổ đắm thuê 3 tàu và 4 thợ lặn ở địa phương cùng tham gia. Trong quá trình khảo sát, cơ quan chức năng phát hiện 1 tàu của ngư dân địa phương đã đóng thêm lớp gỗ phía dưới đáy tàu rồi khoét lỗ làm nơi cất giấu cổ vật khi thợ lặn lấy được. Cơ quan chức năng không cho phép con tàu "2 đáy" này tham gia khảo sát nữa.
Vận chuyển đá hộc ra biển để đè lên những tấm lưới sắt bảo vệ tạm thời con tàu cổ đắm - Ảnh: Hiển Cừ
Siết chặt an ninh trên bờ, dưới biển
Trao đổi với PV Thanh Niên, TS Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi cho biết, công tác khảo sát, thăm dò con tàu cổ đắm tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển đã kết thúc.
Sau khi kết thúc khảo sát, thăm dò, ngày 14.10, Công ty Đoàn Ánh Dương đã đưa những tấm lưới sắt thả xuống vị trí con tàu cổ đắm với diện tích 240 m2, sau đó dùng hàng chục tấn đá hộc đè lên trên để bảo vệ tạm thời. Các ngành chức năng ở Quảng Ngãi cũng đã tăng cường lực lượng bảo vệ, siết chặt an ninh cả trên bờ lẫn dưới biển.
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, nhiều thợ lặn ở Bình Châu cho rằng Công ty Đoàn Ánh Dương thuê mỗi ngày tham gia khảo sát, thăm dò chỉ 3,5 triệu đồng/người là quá ít, bởi lẽ con tàu cổ đắm là do họ phát hiện nên phải được hưởng nhiều hơn. Đây chính là cái cớ để hàng trăm người dân Bình Châu lôi kéo nhau ra vùng biển nơi con tàu cổ đắm đập phá vào sáng 13.10.
Theo ông Nguyễn Minh, nhiệm vụ cấp bách của chính quyền các cấp và các ngành chức năng ở Quảng Ngãi lúc này là phải tìm cách an lòng dân. Ông Minh yêu cầu chính quyền xã Bình Châu không chỉ họp dân để tuyên truyền, vận động mà còn sàng lọc, lập danh sách những người cố tình "ăn thua đủ" với cổ vật để đến từng nhà đối thoại, phân tích tỉ mỉ những việc làm sai trái để họ nhận thức đúng hơn.
Thiếu tướng Lê Xuân Hòa, Giám đốc Công an Quảng Ngãi, đồng tình: "Phải vận động làm sao cho người dân ở các làng chài tâm phục, khẩu phục là tốt, chứ không phải họ có hành vi quấy rối là bắt giữ".
Ông Hòa nhận định rằng vụ náo loạn hôm 13.10 tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển có dấu hiệu một vụ án hình sự, như hủy hoại tài sản của nhà nước, chống người thi hành công vụ, lén lút trộm cắp, ngang nhiên chiếm đoạt cổ vật. "Cơ quan công an xác định phương châm điều tra là vận động dân là chính. Nếu dân thấy làm sai phải tự thú với chính quyền thì có thể xem xét tình tiết giảm nhẹ", ông Hòa khẳng định. Ông Nguyễn Minh nói: "Công an, viện kiểm sát, tòa án cần vào cuộc một cách đồng bộ, xem đây là vụ án điểm nên phải làm nhanh để đưa những kẻ vi phạm pháp luật ra xử lý".
Theo Dantri
Cấm các phương tiện "không phận sự" đến gần tàu chứa cổ vật Chiều 8/10, UBND tỉnh Quảng Ngãi ra quy định Khu vực hạn chế hoạt động tạm thời đối với các phương tiện và người không có nhiệm vụ trong quá trình thăm dò, khai quật, trục vớt di sản văn hóa duới nước tại vùng biển xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. Theo đó, phạm vi khu vực hạn chế hoạt động tạm...