Cùng chứa tiếng lóng ở tiêu đề: ‘Như lời đồn’ bị chỉ trích dung tục, phản cảm, riêng ca khúc này lại tạo thành ‘hiện tượng’ mới ở Vpop
Phải chăng, khán giả Việt đã có phần dễ dãi hơn trong việc tiếp nhận những ca khúc có tiêu đề chứa từ ‘cấm’?
Phát hành giữa thời điểm nhạc Việt đang tồn tại quá nhiều tiêu đề phản cảm, câu view bằng cách đọc ngược, “ Như lời đồn” do Khắc Hưng sáng tác và Bảo Anh thể hiện như “giọt nước tràn ly” khiến cả khán giả và giới chuyên môn đều không khỏi phẫn nộ. Rõ ràng, với khả năng của em trai Khắc Việt, anh hoàn toàn có thể đặt một cái tên khác, đơn giản và ít gây tranh cãi hơn nhưng hit-maker này lại không chọn cách an toàn như vậy. Anh thành công trong việc hút truyền thông nhưng mất người hâm mộ, thậm chí còn bị “ném đá hội đồng” trên diện rộng.
Cùng với “Như lời đồn”, Vpop còn một loạt những ca khúc mà mới chỉ nghe tiêu đề thôi đã thấy “ nóng mặt” như: “Thu dẩm”, “Như cái lò”, “Nắng cực”,…
Thế nhưng, vẫn có một ca khúc dính từ cấm mà lọt ngoài vòng thẩm định của cư dân mạng. Đó là “Anh đếch cần gì nhiều ngoài em” – sản phẩm mới nhất đánh dấu sự hợp tác của bộ ba Đen, Vũ và Thành Đồng. Không cầu kì ở khoản thực hiện MV, tất cả bối cảnh chỉ được gói gọn trong một căn phòng nhỏ, 3 chàng trai cùng một chiếc guitar bình thản ngâm nga từng câu hát, thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh. Ấy vậy mà chỉ sau 2 ngày phát hành, “Anh đếch cần gì nhiều ngoài em” đã có hơn 3 triệu người xem, dẫn đầu top trending Youtube khu vực Việt Nam.
“Anh đếch cần gì nhiều ngoài em” – Đen ft Vũ ft Thành Đồng
Nói về sức hút không tưởng của ca khúc này, ngoài việc đây là lần đầu tiên Đen và Vũ – 2 cái tên đình đám trong giới Underground bắt tay còn là sự tổng hợp của nhiều yếu tố: hình ảnh đơn giản, đậm màu retro nhưng cộng hưởng sâu sắc với tiêu đề và thông điệp bài hát (dù không còn gì anh vẫn cứ hiên ngang bởi điều duy nhất anh cần lúc này chính là em), tiếp đó là phần ca từ giản dị, gần gũi, đơn giản nhưng không hề tầm thường, nhất là khi cắt bất kì câu hát nào trong “Anh đếch cần gì nhiều ngoài em” đều có thể dùng như một câu “thả thính”:
“Nồng độ cồn em bao nhiêu sao cứ làm anh lảo đảo? Em chỉ mang lại chua cay như là gói mì Hảo Hảo”.
“Anh như con cáo, em như một cành nho xanh, khi em còn trẻ và đẹp, em lại không dành cho anh”.
“Trong lòng anh là kho xăng, nụ cười em là mồi lửa. Em phá vỡ đi quy tắc, rồi bỏ mặc anh ngồi sửa”.
“Ở trong xóm anh rất ngoan, chẳng ai thấy anh say mèm. Mẹ anh dặn anh đủ thứ nhưng quên dặn đừng say em”.
Điểm nhấn đặc biệt nhất hẳn phải kể đến tiêu đề ca khúc chứa từ lóng “đếch”, đã vậy còn lặp đi lặp lại chục lần ở phần điệp khúc. Có khán giả cảm thấy khó chịu khi Đen hoàn toàn có thể thay thế bằng một từ thông dụng hơn cũng mang ý nghĩa phủ định như “không” nhưng có người lại cho rằng, đây chính là nét độc đáo, khiến “Anh đếch cần gì nhiều ngoài em” dễ bị xếp vào hàng tiêu đề phản cảm như “ Như lời đồn”, “Thu dẩm”, “Nắng cực”,… nhưng ý nghĩa thực tế lại không hề dung tục.
Chứa tiếng lóng ở tiêu đề nên rất dễ hiểu khi “Anh đếch cần gì nhiều ngoài em” gây tranh cãi
Theo chia sẻ của Đen Vâu, tên ca khúc là do một người bạn của anh nghĩ ra và người đó cũng chính là tác giả. Dù mang tiếng lóng nhưng anh tin, đây là cái tên hết sức cảm xúc và nếu người nghe hiểu được thông điệp của nó thì sẽ dễ để cảm thông.
“Chẳng có gì cần phải tranh cãi ở đây hết. Với tôi, “đếch” không phải từ ngữ bậy bạ, nó là một từ mang tính chất đời thường và có chút bất thường. Âm nhạc của tôi trước nay vẫn luôn mộc mạc như vậy. Và nếu như nghe toàn bộ ca khúc, từ lời cho đến giai điệu, mọi người sẽ hiểu được thông điệp mà nó muốn truyền tải, cũng như tên ca khúc…
Thật ra, tôi cùng ekip cũng đã từng nghĩ tới việc dùng một từ nào đó nhẹ hơn ở tên ca khúc, nhưng tất cả đều không phù hợp. Khi nghe ca khúc mọi người sẽ hiểu, tôi hoàn toàn có thể thay từ “đếch” bằng “không” hay “chẳng” nhưng để đặt trong hoàn cảnh và ý nghĩa của toàn bộ bài hát, việc thay đổi ấy sẽ làm giảm giá trị của nó”. Đen Vâu bộc bạch thêm.
Quả thực, ngoài từ lóng “đếch”, sản phẩm mới của Đen, Vũ và Thành Đồng có thể được gói gọn trong một chữ “dung dị”: dung dị từ cách hát, cách quay, từ cách dùng từ suồng sã để thể hiện sự bất cần và cả cách bình thản đón nhận nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng. Bởi đúng như Đen đã nói: nếu anh muốn gây ấn tượng hay sự chú ý bằng cách đặt tên câu view, anh hoàn toàn có thể lựa chọn những từ ngữ còn gây sốc hơn.
Theo TinNhac
Ca khúc càng phản cảm, gây sốc càng dễ câu view
Những ngày qua, ca khúc 'Như lời đồn' ra mắt khiến dư luận xôn xao về những sáng tác có nội dung và hình ảnh không phù hợp. Tuy nhiên, chúng ta không thể cấm mà chỉ có thể định hướng để giúp công chúng 'nghe có ý thức' hơn và miễn nhiễm với 'rác' âm nhạc.
Nhạc sĩ trẻ nghĩ về những sáng tác "trẻ"
Trao đổi với nhạc sĩ trẻ Cao Tâm (Viện Âm nhạc Cao Tâm, TP.Đà Nẵng), xung quanh sáng tác của các tác giả trẻ, anh cho rằng: "Âm nhạc của những tác giả trẻ bây giờ đa số là những trò câu khách giật rẻ tiền, nội dung nhạt nhẽo, rỗng tuếch nhưng về hình thức thì đầy mảng miếng phô phang...
Những sáng tác ấy cho thấy những rung, giật, lắc, khoe những đường cong ... phần lớn không chú trọng phần "nghe" mà chủ yếu là phần "nhìn". Càng gây sốc bao nhiêu, thậm chí phản cảm bao nhiêu lại càng dễ câu view - câu like...".
Nhạc sĩ Cao Tâm
Những ngày qua, rất nhiều nhạc sĩ tên tuổi và tâm huyết đã lên tiếng về điều này, nhưng tất cả cũng chỉ như nước chảy ao bèo.
Những ca khúc có lời ca nhạt nhẽo, thậm chí nhảm nhí vẫn nở rộ và thật buồn khi giờ đây công nghệ đã đẩy những sáng tác vô bổ ấy trở thành hit của một vài ca sĩ. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận giới trẻ với trình độ nhận thức lệch lạc, trình độ thẩm mỹ yếu kém.
Nghe tựa ca khúc đã khiến người ta dị ứng
Nhạc sĩ Cao Tâm cho biết: Tôi đã nghe "Như lời đồn" của Bảo Anh, nghe đi nghe lại nhiều lần... Thú thật, không hiểu tác giả định nói điều gì? Chẳng có điều gì đọng lại sau khi nghe xong, nó cứ như món đồ chỉ dùng được một lần, dùng xong, nghe xong rồi bỏ, ném vào sọt rác.
Thành thật mà nói, giai điệu bài hát khá ổn, được đầu tư và dàn dựng khá công phu, nhưng ca từ thì lôm côm, căn bệnh rất thường tình ở các tác giả trẻ hiện nay.
Xem kỹ trong clip ta thấy một chàng trai dù đã có người yêu vẫn có sở thích bệnh hoạn là sưu tầm các búp bê . Hình như tình yêu trong nhân vật này đã bị hủy hoại, niềm tin đã bị thui chột, thông điệp đưa ra có lẽ là thế này: Con người còn biết lừa dối, bội phản, nhưng những con búp bê thì không. Tình yêu không tồn tại và đừng mù quáng tin vào tình yêu, để rồi phải trả giá.
Khắc Hưng - Bảo Anh gây bức xúc dư luận với ca khúc Như lời đồn.
Trong clip có vô số hình ảnh bắt mắt, những cô gái xinh đẹp với những động tác vũ đạo đầy tuyên chiến, khiêu khích. Có thể vì thế mà những bài hát tương tự như thế này được giới trẻ hiện nay thích chăng?
Hay "Nóng như cái lò" vẫn tiếp tục nóng trong những cái đầu bốc hỏa. "Nắng cực" vẫn tiếp tục được nghe nhiều... Cũng như bài hát được quảng cáo rầm rộ trước đó của Sơn Tùng M-TP "Chạy ngay đi", nhưng nghe xong tôi lại ngơ ngác tự hỏi lòng mình: Tại sao lại chạy, chạy đi đâu, chạy để làm gì, trong lúc chúng ta vẫn phải sống, vẫn phải đối mặt...!
Những gì chúng ta thấy sẽ lại tiếp tục làm mưa, làm gió, tiếp tục làm chúng ta trăn trở, bức xúc và nói nhiều về nó. Ngụ ý của tác giả cũng chỉ cần có thế: Càng nói nhiều thì càng nổi tiếng, càng "Như... lời đồn...!".
Theo Tri Thức Trẻ
'Như lời đồn' nghe phản cảm đấy nhưng chưa là gì so với loạt tiêu đề chỉ muốn ban hành lệnh cấm dưới đây Phải chăng, vì nội dung quá đỗi nhảm nhí nên nhạc sĩ mới phải gây sốc bằng tiêu đề nhằm hút view từ trí tò mò của khán giả? Khắc Hưng vốn là nhạc sĩ từng giành giải Âm nhạc Cống hiến, một giải thưởng uy tín trong giới âm nhạc nhờ loạt hit đình đám vào năm 2017 như: "Ghen", "Đâu chỉ...