Cùng chiêm ngưỡng hgTerm, chiếc Raspberry Pi “nhỏ nhưng có võ”
Mới đây, đã có thêm một phát minh mới về chiếc laptop tí hon Raspberry Pi, do kĩ sư đến từ Croatia anh Igor Brkic thực hiện.
Chàng trai đã tạo ra một chiếc máy tính cá nhân dựa trên bảng mạch Raspberry Pi đặt trong một chiếc vỏ in 3D, khiến không ít kĩ sư phải ngưỡng mộ và thán phục trước sản phẩm sáng tạo này.
Nếu nhiều bạn chưa biết Raspberry Pi là gì, thì mình sẽ giới thiệu đôi nét về nguồn gốc của nó. Raspberry Pi là cụm từ để chỉ các máy tính xách tay chỉ có một board mạch (hay còn gọi là máy tính nhúng), kích thước chỉ lớn hơn chiếc thẻ tín dụng một tí.
Thiết bị này được phát triển đầu tiên tại Anh với mục đích ban đầu là thúc đẩy việc giảng dạy về khoa học, kĩ thuật máy tính cơ bản trong các trường học và tại các nước đang phát triển.
Bảng mạch do chính anh Brkic thiết kế dành cho chiếc laptop tí hon của mình
Được biết, anh Brkic đã đặt tên cho sản phẩm của mình là hgTerm. Nói về mục đích nam kĩ sư tài năng chia sẻ, bởi nhu cầu của anh cần một thiết bị gì đó mạnh mẽ như chiếc laptop nhưng phải nhỏ gọn để dễ dàng mang theo bên mình và dùng để gỡ lỗi (debug), flash firmware cho các thiết bị nhúng.
Bên cạnh đó, thiết bị này cũng phải đảm bảo được các nhu cầu cơ bản như chơi game và lướt web. Cho nên, Brkic đã tạo ra chiếc máy tính tí hon với thời lượng pin tốt, mang sức mạnh xử lý vừa đủ xài, cộng với một màn hình độ phân giải cao, linh động, mở ra được 270 độ, âm thanh nghe hay và có bàn phím vật lý.
Với những yêu cầu trên, anh đã “cân đo đong đếm” và chọn một màn hình kích thước 4 inch dành riêng cho Raspberry Pi, một bàn phím Bluetooth, đặt tất cả lên trên một cục pin dự phòng Xiaomi 5.000 mAh nhưng đã bị tháo vỏ, chỉ giữ lại lõi pin.
Đặc biệt hơn anh đã thiết kế lại bảng mạch Raspberry Pi 3B với một số bộ phận bị lược bỏ như: Một cổng USB, một cổng Ethernet, một cổng kết nối HDMI, và những đầu kết nối camera hay màn hình. Không chỉ vậy, anh còn “cắt tỉa” bớt các đầu pin GPIO của bảng mạch để chúng chỉ cao bằng 60% ban đầu nhằm khiến bảng mạch nhỏ gọn hơn nữa.
Giải thích lý do của việc “cắt gọt” bảng mạch, anh kĩ sư Brkic cho biết là vì bảng mạch Raspberry Pi cần được đặt vào trong phần nắp màn hình laptop, mà màn hình Hyperpixel do Pimoroni sản xuất lại có không gian khá chật chội nên việc “cắt gọt” là bắt buộc.
Nơi đặt giữa bảng mạch Raspberry Pi và cái màn hình là một chiếc đồng hồ thời gian thực, một mạch Arduino Pro Mini, một sợi cáp USB-to-serial, và một mạch quản lý năng lượng. Vậy nên, thay vì cắm các thiết bị ngoài vào cổng USB ở bên hông bàn phím, nó lại được kết nối vào một cổng nằm ở cạnh trong màn hình.
Về phần chiếc vỏ 3D có bản lề kép, nó sẽ giúp màn hình được đặt tại vị trí như một chiếc laptop bình thường, hay lật ngược để chuyển sang chế độ đứng lên.
Video chơi game trên chiếc Raspberry Pi
Brkic đã chia sẻ bí quyết để thiết kế cũng những các phần mềm để hỗ trợ trong quá trình tạo ra thành phẩm tại đây, kèm theo đó là các bản thiết kế vỏ in 3D.
Anh cho biết: Tôi rất hài lòng về kết quả đạt được. Tuy thiết bị có phần dày và nặng hơn (do có viên pin lớn), nhưng nó rất vừa vặn với lòng bàn tay. Và bàn phím vật lý thì dễ dùng hơn bàn phím cảm ứng trên smartphone.
Theo anh thì quá trình hoàn thành chiếc laptop tí hon Raspberry Pi kéo dài trong 2 tháng, và phần nhiều thời gian anh dành cho việc tạo ra hình dạng cái vỏ. Anh cũng thừa nhận rằng chi phí các linh kiện khá cao làm cho chiếc laptop của mình có giá không hề rẻ so với một chiếc laptop cũ, nhưng bù lại nó cho anh những cảm xúc và trải nghiệm tuyệt vời khi làm ra.
Theo Thế Giới Di Động
Đây là lý do nhiều người dùng chọn mua Galaxy S10 vì một linh kiện nhỏ nhưng quan trọng hàng đầu ở dưới màn hình
Nếu như trước đây máy tính cá nhân được xem là thiết bị công nghệ mang tính liên kết thông tin với người dùng nhiều nhất thì những năm gần đây, nó đã bị soán ngôi bởi chiếc smartphone nhỏ trong lòng bàn tay của chúng ta.
Dù kích thước chỉ bằng 1/10 laptop, điện thoại được xem là sản phẩm chứa nhiều thông tin cá nhân của người dùng nhất, bao gồm cả hình ảnh, tài khoản email, tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội và hàng tá thứ khác.
Cũng vì những thông tin này rất quan trọng nên các nhà sản xuất điện thoại không ngừng tìm đến các giải pháp bảo mật, từ PIN, mã phức tạp, hình vẽ, cho đến mở khóa bằng khuôn mặt, vân tay... để bảo vệ cho người dùng.
Và qua quá trình phát triển, các phương pháp bảo mật ngày càng hoàn thiện hơn để mang lại không chỉ sự an toàn tối đa mà còn tiện lợi trong các trường hợp khác nhau trong cuộc sống hàng ngày. Trong số đó, đọc vân tay bằng sóng siêu âm đang được Samsung áp dụng trên Galaxy S10 vượt trội hơn cả, đánh bật mọi đối thủ bảo mật khác ở nhiều điều kiện khác nhau.
Ai cứu bạn khỏi những lúc ướt át?
Cảm biến bảo mật vân tay hiện nay có 2 dạng phổ biến, một là đọc quang học theo kiểu truyền thống vốn được đa số các hãng sử dụng và hai là đọc theo sóng siêu âm với đại diện Samsung Galaxy S10 là đầu tiên.
Cảm biến quang học sẽ hoạt động ổn định trong điều kiện lý tưởng, tuy nhiên khi có một chút yếu tố từ môi trường, bạn sẽ thấy được sự bất lợi của nó.
Nước là một trong những kẻ thù lớn nhất của cảm biến vân tay quang học, dù cho điện thoại bạn có khả năng chống nước nhưng chắc chắn khi đang ở hồ bơi thì sẽ chẳng tài nào vượt qua được màn hình khóa.
Trong khi đó, cảm biến vân tay siêu âm của Galaxy S10 không chỉ được đặt gọn ghẽ dưới màn hình giống giảm bớt diện tích thiết kế mà còn đem lại lợi thế đọc vân tay một cách chính xác ngay cả khi bạn đang ở dưới hồ bơi.
Dù là ở bàn làm việc khô ráo hay đang tung tăng dưới hồ bơi, bạn vẫn luôn có thể đọc tin nhắn và xử lý email kịp thời mà không gặp bất kỳ trở ngại nào với Galaxy S10.
Thậm chí khi đang chạy xe vào những ngày mưa và bạn buộc phải mở điện thoại của mình lên để xem bản đồ hoặc đọc nhanh tin nhắn vừa mới nhận, cảm biến vân tay siêu âm đến từ Galaxy S10 vẫn đáp ứng một cách trọn vẹn nhất và không hề làm bạn thất vọng dù chỉ một giây.
Caption: Có phải đây là một trong những điều mà bạn từng ước với chiếc điện thoại của mình? Galaxy S10 đã mang lại giải pháp không thể tuyệt vời hơn.
Ngoài ra, đây cũng là một trong những hoạt động thường nhật mà chắc chắn cảm biến vân tay truyền thống sẽ phải chịu thua. Bạn sẽ phải làm gì trong trường hợp này? Lau tay thật sạch rồi mới mở khóa được máy, hay cứ để mọi thứ tự nhiên và Galaxy S10 sẽ đáp ứng hết tất cả? Một lần nữa, rào cản của nước không ngăn được bảo mật vân tay siêu âm.
Đến cả khi lấm bẩn mồ hôi, Galaxy S10 vẫn luôn bên bạn
Thử thách tiếp theo mà các điện thoại trang bị cảm biến vân tay truyền thống luôn gặp phải khó khăn từ trước đến nay: mồ hôi tay. Vấn đề mồ hôi tay xuất hiện ở người dùng không hề ít, đặc biệt vào những ngày trời nóng oi lại càng khiến các loại cảm biến vân tay quang học chịu thua do bàn tay chủ nhân lúc nào cũng bị ẩm mồ hôi.
Vậy mà cảm biến vân tay siêu âm của Galaxy S10 lại tỏ ra vượt trội hơn hẳn khi không chỉ xem mồ hôi tay là chuyện nhỏ mà còn cho thấy nó dư sức đọc được ở những tình huống phức tạp hơn, chẳng hạn như tay chân lấm bẩn bùn đất kèm mồ hôi.
Lấy ví dụ những người yêu thích thể thao, chắc chắn rằng sản phẩm họ mang theo bên mình không chỉ là đôi giày, bình nước, mà còn cả chiếc điện thoại để theo dõi các thông tin sức khỏe cũng như kiểm tra tin nhắn công việc thường xuyên. Sẽ thật là bực bội nếu bạn muốn kiểm tra mình đã chạy được bao nhiêu kilomet trên điện thoại mà tay chân thì lại lấm bẩn khiến cảm biến vân tay đọc không nổi đúng không? Galaxy S10 lại giải quyết một cách dễ dàng đấy!
Người bạn đồng hành thầm lặng trong công việc
Smartphone là người bạn đồng hành trong công việc của chúng ta hàng ngày, đây là điều không thể chối cãi. Nhưng bên cạnh đó, có một khía cạnh nhỏ mà một chiếc điện thoại sẽ trở nên hoàn hảo hơn: sự thấu hiểu.
Trong môi trường công sở hàng ngày, hay thậm chí là cả lúc đang họp, bạn không thể giơ một chiếc smartphone mình lên để nhận diện khuôn mặt bởi điều này sẽ khiến mọi người xung quanh khó chịu hoặc có thể bị đánh giá là không nghiêm túc trong buổi họp.
Nhưng chính Galaxy S10 lại là người bạn đồng hành luôn thầm lặng và hiểu chuyện, chỉ với một lần chạm nhẹ lên cảm biến vân tay ở mặt trước, bạn đã có thể mở được máy để kích hoạt mail hoặc ghi âm một cách nhanh chóng mà không làm phiền những người xung quanh.
Sẵn sàng trong mọi cuộc vui
Nỗi sợ tiếp theo của các hình thức bảo mật truyền thống chính là nguồn sáng. Khi ánh sáng quá phức tạp hoặc thậm chí là yếu, các dòng điện thoại sử dụng tính năng bảo mật bằng khuôn mặt sẽ gặp rắc rối trong quá trình quét. Thậm chí ngay cả FaceID cũng sẽ chào thua nếu buổi tối bạn nằm nghiêng trên giường để mở khóa xem tin nhắn.
Những lúc này, chỉ có cảm biến vân tay siêu âm cho thấy được sự khác biệt, chinh chiến cùng bạn trong mọi hoàn cảnh, dù là ngày mưa hay đêm tối mịt.
Bảo mật thông tin, thời đại nào cũng cần. Và khi người dùng ngày càng quan tâm đến thông tin cá nhân của mình được giữ kín thì cũng là lúc công nghệ bảo mật cần được cải tiến nhiều hơn. Sau nhiều năm phát triển, bảo mật vân tay siêu âm trên Galaxy S10 đang là giải pháp tối ưu nhất trên thị trường smartphone thời điểm hiện tại và tương lai gần, nó không chỉ giúp thiết kế sản phẩm được tuyệt mỹ hơn mà bên cạnh đó còn tối ưu hơn cho mọi trường hợp sử dụng hàng ngày của chúng ta.
Theo GenK
Acer ConceptD 500: Nhìn tưởng máy pha cà phê nhưng lại là PC cấu hình khủng Mang vẻ ngoài đơn giản, gọn gàng với tông màu thời trang nhưng bộ PC Acer ConceptD 500 lại sở hữu cấu hình cực kỳ 'đáng nể' bên trong ConceptD 500 và màn hình ConceptD CM7321K 32 inch Acer mới đây đã công bố hai máy tính để bàn trong dòng sản phẩm ConceptD mới của họ, một dòng máy nhắm đến những...