Cung cấp kịp thời 40 đơn vị chế phẩm máu cứu sản phụ thoát khỏi tử thần
40 đơn vị chế phẩm máu đã được Viện Huyết học – Truyền máu TƯ cung cấp cho BVĐK Sơn Tây để cấp cứu cho sản phụ bị băng huyết, sốc mất máu.
Trước đó, sáng 3/7, chị Nguyễn Thị Tám (30 tuổi – thôn Ké, xã Tản Lĩnh, Ba Vì) vào Bệnh viện đa khoa Sơn Tây, sinh thường được một bé gái khỏe mạnh.
Tuy nhiên, ngay sau đó, tử cung của sản phụ co kém, máu âm đạo ra nhiều, da xanh nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ. Qua hội chẩn, lãnh đạo bệnh viện nhận định đây là trường hợp rất nặng: sốc mất máu, rối loạn đông cầm máu do đờ tử cung, chỉ định phẫu thuật cắt tử cung bán phần.
Sau phẫu thuật và truyền các chế phẩm máu, chị Tám đã có thể tươi tỉnh, trò chuyện với bác sĩ bên đứa con gái nhỏ đáng yêu (ảnh: BVCC).
Bệnh viện lập tức kích hoạt quy trình “báo động đỏ”, huy động các bác sĩ, điều dưỡng của khoa Sản, Ngoại tổng hợp, Hồi sức cấp cứu, Gây mê hồi sức, Huyết học – Truyền máu; chuẩn bị phương tiện, thiết bị sẵn sàng ứng cứu.
Khoa Xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây đã liên hệ với khoa Lưu trữ và phân phối máu của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương để được “chi viện” các chế phẩm máu an toàn. Do nhu cầu sử dụng máu ít, không thường xuyên, nên bệnh viện chỉ dự trữ một số đơn vị khối hồng cầu; trong khi đây lại là ca bệnh phức tạp, cần nhiều chế phẩm máu đặc biệt (huyết tương, tủa lạnh…) nhằm bù đắp sự thiếu hụt các yếu tố đông máu. Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã vận chuyển chế phẩm máu kịp thời, nhưng vẫn chưa đủ cho sản phụ, Bệnh viện Sơn Tây tiếp tục cho xe đến Viện nhận thêm chế phẩm máu để truyền cho người bệnh.
Video đang HOT
Tính đến sáng 4/7, trong vòng chưa đầy 24 giờ đồng hồ, bệnh nhân đã được truyền tổng cộng 40 đơn vị chế phẩm máu. Sau khi được phẫu thuật, truyền dịch, thuốc hồi sức, truyền các chế phẩm máu kịp thời nhằm giảm tình trạng đông máu, mất máu, đến sáng 6/7, bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo, sức khỏe ổn định, các chỉ số cận lâm sàng được cải thiện đáng kể, vết mổ khô, hiện đang được theo dõi tiếp tại bệnh viện.
BS. Kiều Thanh Vân – Trưởng khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây cho biết, băng huyết sau sinh là một tai biến thường gặp và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ, là thách thức đối với các bác sĩ sản khoa, hồi sức cấp cứu. “Trường hợp sản phụ Nguyễn Thị Tám là ca bệnh rất nặng, tiên lượng tử vong cao do mất máu và rối loạn đông cầm máu, cần đến lượng chế phẩm máu lớn trong thời gian ngắn”- BS Kiều Thanh Vân cho biết.
Việc triển khai hiệu quả, linh hoạt quy trình “báo động đỏ” của Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây và việc chuẩn bị chu đáo, cung cấp kịp thời các chế phẩm máu an toàn từ Viện Huyết học và truyền máu Trung ương đã giúp những trường hợp như chị Tám được thoát khỏi “tử thần”, mang lại niềm tin cho người bệnh./.
Mẹ bầu có 4 đặc điểm này, có tỷ lệ sinh thường cao, bớt nỗi lo dao kéo
So với mổ lấy thai, sinh thường có nhiều ưu điểm như thời gian phục hồi ngắn, không cần gây mê hay gây tê sau sinh.
So với mổ lấy thai, sinh thường mang nhiều ưu điểm như thời gian phục hồi ngắn, không cần gây mê hay gây tê sau sinh. Nhiều mẹ bầu sẽ chọn sinh thường thay vì mổ lấy thai. Nếu người mẹ có 4 đặc điểm sau, khả năng sinh thường là cao hơn so với sinh mổ.
1. Sự cân xứng vùng chậu
Sự cân xứng vùng chậu có nghĩa là đầu của thai nhi tương xứng với vùng xương chậu của bà bầu. Lúc này, thai nhi sẽ nằm ở vị trí chính xác, kích thước đầu của thai nhi không quá lớn, có thể vượt qua ống sinh. Muốn như vậy, bà bầu nên đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng để thai nhi không quá to, đầu không quá lớn và dễ dàng vượt qua khung chậu.
2. Sử dụng lực đủ
Để thai nhi ra khỏi tử cung, mẹ cần dùng lực đủ. Nhìn chung, lực của người mẹ càng tốt thì thai nhi sẽ ra khỏi tử cung nhanh hơn. Ngược lại, nếu lực của người mẹ không đủ, quá trình chuyển dạ có thể kéo dài và chứng loạn trương lực có thể xảy ra. Do đó, bà bầu cần vận động phù hợp trong thai kỳ. Điều này không chỉ giúp tăng cường thể lực, giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn tăng khả năng sinh sản, giúp thai nhi được sinh nở dễ dàng.
3. Sức khỏe thể chất
Tình trạng thể chất của bà bầu cũng rất quan trọng. Nếu bà bầu không khỏe, bị bệnh tim hoặc cao huyết áp khi mang thai, bạn rất dễ gặp các vấn đề khi sinh thường. Vì vậy, bác sỹ thường khuyên các bà bầu này nên sinh mổ. Do đó, nếu muốn sinh thường, bà bầu phải khỏe mạnh.
4. Chuẩn bị tâm lý tốt
Ngoài ba điểm trên, chuẩn bị tâm lý cũng rất quan trọng. Mọi người đều biết rằng để sinh thường, sản phụ phải trải qua những cơn co thắt rất mạnh. Việc bà bầu quá căng thẳng, lo lắng, sợ hãi không chỉ làm tăng cơn đau, kéo dài thời gian chuyển dạ mà còn ảnh hưởng đến việc sinh nở.
Sinh thường gồm ba giai đoạn, mỗi giai đoạn rất quan trọng, bà bầu nên hiểu rõ
1. Giai đoạn chuyển dạ đầu tiên là giai đoạn người phụ nữ mang thai cảm thấy sự co thắt thường xuyên cùng với việc cổ tử cung mở dần dần, tiến tới cổ tử cung được xóa hoàn toàn. Đây là giai đoạn mất nhiều thời gian nhất và cơn đau liên tục gia tăng.
2. Giai đoạn thứ hai của quá trình chuyển dạ là khi tử cung được mở hoàn toàn cho đến khi thai nhi được sinh ra. Giai đoạn này mất một thời gian tương đối ngắn khoảng 2 giờ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nếu việc sinh nở không dễ dàng, bác sỹ sẽ phải sử dụng thêm thuốc, các dụng cụ hỗ trợ để giúp ca sinh nở được suôn sẻ.
3. Giai đoạn chuyển dạ thứ ba là giai đoạn xuất nhau thai, khoảng 10-30 phút. Sau khi nhau thai tự bóc tách, bà bầu cần ở trong phòng sinh khoảng 2 tiếng để theo dõi tình trạng thể chất và tránh một số vấn đề. Sau 2 giờ theo dõi, sản phụ sẽ được đưa trở lại phòng bệnh.
Vụ cháu gái sơ sinh chấn thương vai, gãy xương đòn: Bệnh viện Quận 9 TP. HCM phản hồi nguyên nhân Sau bài phản ánh của phóng viên báo điện tử Dân sinh, lãnh đạo Bệnh viện Quận 9 TP. HCM đã chính thức giải thích nguyên nhân "sự cố" cháu gái mới sinh bị chấn thương vai phải - gãy xương đòn. 2 bác sĩ bệnh viện này thừa nhận có thiếu sót. Vụ cháu gái chấn thương vai gãy xương đòn: Bệnh...