Cùng bé làm đồ handmade siêu đáng yêu bằng kẹp gỗ
Để các bé phát huy khả năng tư duy sáng tạo của mình, các cô chính là người đưa đường chỉ lối. Để bé cảm thấy thích thú với buổi học, các cô cần tạo cho bé nhiều những trò chơi bổ ích, lý thú, tạo cơ hội cho các bé thỏa sức sáng tạo. Kheotay.com.vn sẽ đồng hành cùng các cô để cùng bé làm đồ handmade siêu đáng yêu bằng kẹp gỗ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Kẹp gỗ
Màu nước
Giấy màu
Khuy hình
Phụ liệu trang trí
1. Cùng bé học chữ với kẹp gỗ xinh xắn
Với các bé mẫu giáo lớn, đã bắt đầu học chữ, để tạo nên sự thích thú cho bé, các cô nên dùng nhiều dụng cụ phụ giảng sinh động, bắt mắt, kích thích sự thích thú của trẻ. Thay vì viết chữ lên bảng như thông thường, thỉnh thoảng các cô có thể dùng những phụ kiện xinh xinh như kẹp gỗ để kẹp các chữ cái lên một sợi dây thừng treo trên bảng để bé thích thú hơn và muốn học hơn.
2. Tạo hình mặt người ngộ nghĩnh
Các cô có thể hướng dẫn và cùng các bé cắt hình mặt người bằng giấy, vẽ mắt, mũi, miệng và gắn lên kẹp gỗ tạo thành hình em bé dễ thương. Hãy để các bé tô màu cho các hình này theo ý thích để bé thỏa sức sáng tạo và để bé cảm thấy thích thú hơn với công việc mình đang làm.
Video đang HOT
Để món đồ thêm phần sinh động, chúng mình có thể vẽ mặt với các biểu cảm khác nhau và thêm các đoạn dây mềm gắn thành hai cánh tay với các cử động linh hoạt.
3. Chế tạo mô hình máy bay, ô tô từ kẹp gỗ
Các bé, đặc biệt là các bé nam rất thích các mô hình như máy bay, ô tô. Từ những chiếc kẹp gỗ, các cô có thể cùng bé chế tạo máy bay, ô tô đồ chơi vô cùng đơn giản.
Để làm chiếc máy bay từ kẹp gỗ, chúng mình chỉ cần dùng keo nến gắn thêm 2 đoạn que đè lưỡi ở phía đầu làm cánh máy bay, một que đè lưỡi phía sau làm đuôi máy bay và thêm một đế tròn nhỏ phía dưới.
Để làm ô tô mô hình cho bé, bạn chỉ cần luồn một đoạn tăm qua ống hút nhựa và gắn 2 khuy tròn cổ điển hai bên , sau đó dùng kẹp gỗ kẹp ống nhựa vào giữa. Bạn nối hai kẹp gỗ như vậy với nhau tạo thành một chiếc xe ô tô ngộ nghĩnh.
4. Tạo hình con vật dễ thương từ kẹp gỗ
Hình bướm:
Để tạo hình cánh bướm, chúng mình chỉ cần cắt giấy màu hay giấy hoa thành hình cánh bướm và kẹp vào kẹp gỗ. Gắn thêm 2 chiếc râu ở đầu, vậy là hoàn thành chú bướm xinh xắn chỉ trong chưa đầy một phút.
Hình chú chim nở ra từ trứng siêu đáng yêu:
Dùng mút xốp cắt hình quả trứng vỡ đôi và dán ở 2 đầu kẹp, cắt hình chú chim non dán phía trong tạo hình chú chim nở ra từ quả trứng siêu đáng yêu.
Hình chú chim xinh xắn:
Chỉ cần tô màu cho kẹp gỗ, gắn thêm mắt và dùng lông vũ làm cánh, chúng mình đã có ngay một chú chim xinh xắn, làm bé vô cùng thích chú.
Một số hình trang trí ngộ nghĩnh khác:
Hình người tuyết:
Hình ông già Noel:
Hình hoa lá:
Hình Minion vui nhộn:
Có rất nhiều cách trang trí kẹp gỗ làm đồ chơi cho bé yêu. Các mẹ, các cô hãy thường xuyên cùng các bé chơi các trò chơi hay làm các món đồ như thế này để bé thỏa sức tư duy, sáng tạo và học hỏi. Các mẹ, các cô đừng quên ghé thắm kheotay.com.vn để biết thêm nhiều cách làm đồ handmade khác nhé.
Theo kheotay.com.vn
Học văn có lăn tăn?: Những tiết học 'nối văn với đời'
Nếu không hữu dụng tức thì cho việc làm văn thì cũng là bài học sống để dạy chữ không xa với dạy người... Đó là mong muốn của giáo viên dạy văn luôn trăn trở với nỗi lo học sinh sẽ không còn thấy môn học này cần cho cuộc sống.
Học sinh học trồng lúa để hiểu hơn những câu ca dao, tục ngữ về nông thôn - LẠI PHÚC
Cô giáo "tiếp thị" cho môn văn mỗi ngày
Theo cô Nguyễn Kim Anh, giáo viên môn ngữ văn Trường THPT Phan Huy Chú (Đống Đa, Hà Nội), người thầy phải như nhà "kinh doanh", sống còn với sản phẩm của mình. Với tâm niệm ấy, cô Kim Anh chia việc "tiếp thị" môn văn với học sinh (HS) thành các bước cụ thể để các em thấy được sự cần thiết và bổ ích của văn học. Làm sao để người học cần thấy vui với niềm vui được hiểu biết và có thể vận dụng trong đời sống. Sau đó mới bàn tới khoái cảm văn chương, khoái cảm thẩm mỹ...
Mỗi học kỳ, cô đều cố gắng tổ chức cho HS 2 buổi học thực tế. Cô đưa học trò đi thăm bảo tàng văn học, nhà lưu niệm nhà thơ, thăm mộ nhà văn, dự ngày thơ VN, các lễ kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của các nhà văn do Hội Nhà văn tổ chức. Nếu khó sắp xếp, cô tham dự rồi quay, chụp ảnh để cài vào bài dạy cho HS. Đó cũng là cách làm sống động bài dạy và tạo ấn tượng cho học trò.
Học để ứng phó với thực tế cuộc sống
Với trẻ thành phố, những hình ảnh về người nông dân "một nắng, hai sương", cây lúa, con trâu, cánh đồng trong các câu ca dao, tục ngữ càng trở nên xa lạ với cuộc sống hiện đại. Vậy làm sao để HS có thể biến những kiến thức sách vở khô cứng ấy trở nên sống động và thực sự có cảm xúc khi nghe đến bài ca dao: "Cày đồng đang buổi ban trưa/Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày/Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần"...
Từ trăn trở ấy, thầy cô Trường phổ thông liên cấp Olympia hiểu rằng không bài học nào, lời giảng nào quý giá bằng những kiến thức do chính HS đúc kết được thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế.
Vì vậy, các thầy cô đã thực hiện dự án học tập tích hợp liên môn, trong đó có môn văn với chủ đề "Tìm hiểu nền nông nghiệp lúa nước" kéo dài suốt 8 tháng (từ 12.2017 - 8.2018) dành cho HS khối 11 tại một xã ngoại thành của Hà Nội.
Tham gia dự án, HS sẽ trở thành những người nông dân thực thụ khi trực tiếp thực hiện tất cả các công đoạn như: gieo mạ, cấy lúa, chăm sóc, gặt, phơi thóc, xay xát... Quá trình thực hiện dự án là cơ hội để HS chiêm nghiệm lại các kiến thức đã học trong các tác phẩm văn học viết về nông thôn và người nông dân. Ngoài ra, HS còn phải tính toán, lên kế hoạch tài chính để giải bài toán kinh tế chi phí đầu vào - đầu ra (bán thành phẩm có lãi). Điều quan trọng và ý nghĩa nhất của dự án là số tiền lãi thu được sẽ sử dụng trong các hoạt động phục vụ cộng đồng. Đây là một trong những nội dung giáo dục của nhà trường, hướng HS tới cách ứng xử văn minh, nhân hậu, xem xét bản thân với tư cách là một thành viên của cộng đồng.
Vào những ngày cận Tết Nguyên đán, HS khối 10 được tìm hiểu về văn học dân gian (vè, ca dao, dân ca, tục ngữ) qua dự án học tập mang tên "Hội xuân làng Chòng". HS có chuyến đi về quê hương Kinh Bắc (Bắc Ninh) để trực tiếp tìm hiểu và trải nghiệm không gian văn hóa làng quê Bắc bộ xưa với những làn điệu dân ca quan họ trữ tình do chính các liền anh, liền chị thể hiện...
Với những bài học như vậy, HS không chỉ được thu nạp kiến thức sách vở mà còn được vận dụng kiến thức của nhiều môn học vào trong các hoạt động, sự việc cụ thể nhằm phát huy sự sáng tạo, chủ động ứng phó với mọi tình huống thực tế của cuộc sống.
Học văn qua mạng xã hội
Hơn 10 năm qua, tiến sĩ Nguyễn Quang Trung và tổ xã hội của Trường THPT chuyên ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã áp dụng phương pháp "trả tác phẩm về cho HS" để dạy môn ngữ văn.
Với phương pháp học này, mỗi lớp được chia làm 2 nhóm để chuẩn bị về một tác phẩm trong khoảng 2 tuần tới 1 tháng theo các ban: Ban tiểu phẩm có nhiệm vụ dàn dựng tiểu phẩm khoảng 10 phút dựa vào nội dung tác phẩm thành kịch nói, múa, hát, ngâm thơ, nhạc kịch, thời trang, hoạt cảnh... Ban đạo cụ chuẩn bị trang phục, phông màn, trang trí cho tiết mục. Ban tiểu luận có trách nhiệm soạn thảo văn bản phần nội dung tiểu luận, cuộc đời, sự nghiệp của tác giả; về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, phân tích đánh giá về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Ban hội thảo chịu trách nhiệm về những câu hỏi thảo luận xung quanh tác giả, tác phẩm và chủ trì buổi thảo luận. Sau đó, mỗi nhóm sẽ trình bày trước lớp "tác phẩm của mình".
Còn tại Trường phổ thông song ngữ liên cấp Wellspring (Hà Nội), các thầy cô giáo còn áp dụng nhiều phương pháp dạy học mới để việc "học đi đôi với hành". Ngoài ra, học văn qua Facebook cũng là một phương pháp được nhiều HS hứng thú. Cô Nguyễn Thu Trang, giáo viên dạy văn của trường này, cho biết: "Các thầy cô giáo sẽ chia lớp thành từng nhóm để lập và quản lý các trang Facebook của một tác giả văn học nào đó. Muốn có được những dòng trạng thái (status) hay, HS phải tự tìm kiếm trên internet, qua sách báo... Như thế, nội dung của những tác phẩm văn học sẽ được HS tiếp thu qua quá trình sàng lọc thông tin mà không phải ngồi học thuộc lòng như cách học văn cũ".
Theo thanhnien
Cách làm bộ bàn ghế sofa cho búp bê Bạn là người thích chơi búp bê, muốn tự tay làm các vật dụng dành tặng cho các em búp bê của mình. Với chiếc ghế sofa kiểu dáng hiện đại, trẻ trung sẽ làm cho bộ sưu tập đồ chơi búp bê của bạn trở nên phong phú và lý thú hơn bao giờ hết! Cách làm bộ bàn ghế sofa cho...