Cúm thường và cúm A: Phân biệt dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh
Cúm thường và cúm A là hai loại cúm dễ mắc phải trong điều kiện khí hậu ẩm, nồm hiện nay. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng và nguy hiểm của cúm thường và cúm A khác nhau. Vì vậy, bạn cần phân biệt được hai loại cúm này.
Bệnh cúm thường và cúm A có những dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ được bệnh và phân biệt được hai căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt cúm thường và cúm A.
1. Phân biệt định nghĩa về cúm thường và cúm A
Cúm thường và cúm A đều là những bệnh bị gây ra bởi virus. Tuy nhiên, vì mức độ nguy hiểm của hai loại bệnh khác nhau và cúm thường thường nhẹ, có thể khỏi sau vài ngày và ít gây ra biến chứng nguy hiểm. Trong khi đó, biến chứng của cúm A lại nguy hiểm, tiến triển nhanh, khó kiểm soát.
Cúm thường là gì?
Cúm thường gây ra bởi virus và còn có tên gọi thông thường là cảm cúm, cảm lạnh. Bệnh cúm thường xảy ra quanh năm, đặc biệt mùa thu đông do đặc tính sinh học của mầm bệnh.
Có tới hơn 100 loại virus gây ra bệnh cúm thường và những loại virus này có thể phát triển mạnh mẽ ở điều kiện ẩm ướt, mát mẻ, nhiệt độ thấp.
Cúm thường đa số mọi người có thể mắc trong năm – Ảnh Internet
Cúm A là gì?
Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và thường xảy ra vào mùa đông xuân khi chuyển giao giữa hai mùa, bệnh cúm do mùa gây ra.
Cúm A thường gây ra bởi các chủng của virus cúm A bao gồm: H1N1, H5N1, H7N9. Bệnh cúm A là bệnh lây lan qua đường hô hấp thông qua các hạt bụt, giọt nước li ti dính virus do người bệnh ho hay hắt hơi hoặc có thể qua tiếp xúc với các đồ vật nhiễm virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.
Không chỉ vậy, cúm A còn lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, đặc biệt là nơi tập trung nhiều người như trường học, khu vui chơi,…
2. Phân biệt triệu chứng cúm thường và cúm A
Đặc điểm giống nhau của cúm thường và cúm A tương đối giống nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số triệu chứng khác có thể phân biệt được như:
Triệu chứng của cúm thường:
- Người mắc bệnh cúm thường cụ thể gặp một số triệu chứng như: Chảy nước mũi, người bị cúm thường hắt hơi nhiều có khi liên tục. Kèm theo đó là một số triệu chứng khác như, nghẹt mũi, sổ mũi, nhức đầu, ho kèm sốt nhẹ.
Người bị cúm thường cơ thể mệt mỏi, nhức cơ nhẹ. Đa số, các triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường chỉ dừng ở mức độ nhẹ và dễ điều trị. Bệnh chóng khỏi và trong vài ngày hoặc 1 tuần có thể khỏi bệnh.
Cúm thường nếu được kê đơn thuốc và điều trị chính xác sẽ nhanh khỏi mà hầu hết không để lại biết chứng nguy hiểm.
Video đang HOT
Cúm thường gây ra triệu chứng sốt nhẹ ở người bệnh – Ảnh Internet
Triệu chứng của cúm A:
Người mắc bệnh cúm A, ban đầu cũng xuất hiện những triệu chứng cảm cúm thông thường như cảm cúm thông thường ở trên.
Tuy nhiên, kèm theo đó sẽ có một số triệu chứng điển hình như: Ho, đau đầu, người bệnh cúm A bị sưng hạch hầu họng, bị viêm, đau nhức vòm họng. Không chỉ vậy, người bị cúm A còn xuất hiện tình trạng sốt cao trên 38.5 độ C và sốt kéo dài.
Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như: Cơ thể mệt mỏi, đau nhức xương khớp, cơ nặng, tê bì tay chân, buồn nôn, nôn mửa thường xuất hiện ở trẻ em. Đặc biệt nếu bệnh trở nặng có thể gây ra triệu chứng khó thở, viêm phổi.
Cúm A thường xảy ra biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh lý mạn tính.
Do đó, cần xem xét các triệu chứng và chẩn đoán cận lâm sàng để xác định được bệnh cúm thường hay cúm A để có hướng xử lý kịp thời.
3. Điều trị hai bệnh cúm khác nhau như thế nào?
Điều trị cúm thường:
Vì cúm thường là bệnh phổ biến và ít gây ra nguy hiểm cho người mắc. Thông thường, bệnh có thể tự khỏi đối với những người có sức đề kháng tốt. Trường hợp cúm chưa biến chứng có thể không cần thực hiện xét nghiệm hoặc điều trị cúm tại cơ sở y tế nếu biểu hiện triệu chứng nhẹ.
Tuy nhiên, một vài triệu chứng nặng của cảm cúm thông thường khiến người bệnh lo lắng thì cần tới cơ sở y tế để nhận thăm khám và hướng dẫn điều trị bệnh kịp thời.
Có thể tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể để nhanh chóng khỏi bệnh cảm cúm thông thường.
Điều trị cúm A như thế nào?
Cúm thường và cúm A cần có các biện pháp điều trị khác nhau – Ảnh Internet
Bản chất do cúm mùa tiến triển thường lành tính nhưng lại có nguy cơ gây ra biến chứng nặng và nguy hiểm ở người có hệ miễn dịch suy yếu, người mắc bệnh lý mạn tính.
Đặc biệt vì chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị cúm A mà chỉ có các biện pháp hỗ trợ làm giảm triệu chứng và hạn chế biến chứng xảy ra. Người mắc cúm A cần lưu ý một vài điều khi điều trị cúm A như sau:
- Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi trong môi trường sạch sẽ, an toàn.
- Người bệnh cần uống đủ nước, bổ sung các loại thức ăn lỏng, dễ hấp thu để bù nước do bị mất nước khi sốt.
- Sử dụng thuốc hạ sốt hỗ trợ điều trị giảm triệu chứng.
- Bổ sung vitamin C nhằm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.
- Chỉ sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn, không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc vì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
4. Biện pháp phòng cúm A hiệu hiệu quả
Vì cúm A lây lan rất nhanh nên đặc biệt trong mùa dịch mọi người có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Để phòng ngừa cúm A, mọi người cần tuân thủ theo nguyên tắc:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Hạn chế tiếp xúc với vùng mắt, mũi, miệng,…
- Giữ gìn vệ sinh chung như môi trường xung quanh, nhà cửa, trường học,…
Khi xuất hiện các dấu hiệu sốt, ho hay đau đầu trong đợt dịch cần cách ly và đưa tới cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm và chẩn đoán chính xác bệnh.
Phòng cúm A hiệu quả bằng cách tiêm vaccine phòng cúm để bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch.
Trẻ nhỏ mùa này hay bị cảm lắm, mẹ học mấy mẹo này để con khỏe, chẳng phải uống viên thuốc nào nhé!
Việc trẻ em hay bị cảm sốt do thay đổi thời tiết là vấn đề làm nhiều mẹ lo lắng.
Mùa thu đông là khoảng thời gian có tỷ lệ trẻ mặc bệnh đường hô hấp trên cao. Bởi vì đường hô hấp của trẻ đang phát triển, niêm mạc khí quản chưa phát triển hoàn thiện, lông mao của phổi còn thưa thớt không thuận lợi cho việc đào thải bụi bẩn, vi khuẩn, chất nhờn. Do đó, trẻ rất dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, viêm phế quản.
Bác sĩ trực tuyến: Wang Yan, bệnh viện Nhân dân trực thuộc Đại học Y học Cổ truyền Trung Quốc sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên và cách phòng ngừa các bệnh này.
Nhiễm trùng đường hô hấp trên là gì?
Viêm đường hô hấp trên hay còn gọi là cảm cúm bao gồm viêm mũi cấp, viêm họng cấp, viêm amidan cấp,... Các triệu chứng trên có thể xảy ra đơn lẻ hoặc cùng lúc.
Biến chứng do viêm đường hô hấp trên có thể là: viêm xoang, viêm tai giữa, áp xe amidan, viêm phế quản, viêm phổi, bệnh hen cấp.
Viêm mũi có phải là bệnh viêm đường hô hấp trên không?
Viêm mũi cấp tính là một loại nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các triệu chứng chính của nó là chảy nước mũi, nghẹt mũi và hắt hơi. Sổ mũi chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn đầu, đôi khi kèm theo sốt nhẹ, mệt mỏi, khó chịu và các triệu chứng khác. Khi viêm mũi cấp tính tái phát, bội nhiễm vi khuẩn hoặc điều trị không triệt để sẽ dẫn đến viêm mũi mãn tính.
Bác sĩ nhắc nhở: cảm lạnh tái phát dễ dẫn đến viêm mũi mãn tính, phụ huynh cần cho con đi khám và điều trị kịp thời.
Nếu trẻ bị viêm đường hô hấp trên thì có cần dùng kháng sinh không?
90% nhiễm trùng đường hô hấp trên là nhiễm vi rút và chỉ cần điều trị triệu chứng mà không cần dùng kháng sinh. Trong thời kỳ khởi phát, trẻ bị nhiễm trùng thì cần dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ.
Bé 6 tháng tuổi ho khò khè về đêm nhưng ban ngày không ho nhiều, cách điều trị như thế nào?
Có thể xảy ra hai trường hợp: Ho về đêm kèm theo thở khò khè có thể do viêm phế quản thở khò khè; ho về đêm có đờm trong cổ họng và không ho vào ban ngày, có thể do dịch mũi chảy ngược. Cha mẹ phải đưa bé đến bệnh viện để chẩn đoán thì mới được kê đơn thuốc phù hợp.
Phòng chống nhiễm trùng đường hô hấp
Chú ý vệ sinh
Phụ huynh cần giữ gìn vệ sinh môi trường trong nhà, đảm bảo không khí lưu thông, duy trì nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, khử trùng quần áo giường bệnh kịp thời để ngăn ngừa mầm bệnh lây lan. Trong gia đình, người lớn mắc bệnh cần tránh tiếp xúc với trẻ em khỏe mạnh. Bạn cũng cần hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng cá nhân, trang phục.
Tập thể dục
Tập thể dục có lợi cho việc tăng cường thể lực của trẻ và nâng cao khả năng phòng chống bệnh tật. Ngoài việc khuyến khích trẻ tập thể dục thể thao, mẹ nên cho bé tắm nắng, hít thở không khí trong lành để nâng cao sức đề kháng và khả năng thích ứng với môi trường bên ngoài.
Mặc ấm và mặc lạnh phù hợp
Một số mẹ thích mặc cho con thật ấm khi trời trở lạnh vì sợ con bị lạnh. Trên thực tế, để phòng bệnh viêm đường hô hấp trên cho trẻ, mẹ nên nâng cao sức đề kháng cho bé và cho bé mặc quần áo phù hợp.
Nguyên tắc khi mặc quần áo là sờ vào lòng bàn tay và gáy của bé, nếu 3 chỗ này không lạnh có nghĩa là bé đã mặc đầy đủ quần áo.
Tiêm phòng theo kế hoạch
Tiêm phòng cúm là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh cúm. Tiêm phòng có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cúm và các biến chứng nghiêm trọng.
- Trẻ em 6 tuổi-8 tuổi: Cần tiêm 2 liều cho lần tiêm chủng đầu tiên (cách nhau 4 tuần)
- Trẻ em> 8 tuổi: chỉ cần 1 liều
- Khuyến cáo người già, trẻ em, phụ nữ có thai, bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, nhân viên y tế và các nhóm nguy cơ cao mắc cúm cần được ưu tiên tiêm phòng cúm hàng năm.
- Không đến những nơi công cộng để giảm nguy cơ lây nhiễm
Xông hơi bằng giấm có thể được sử dụng để khử trùng không khí và ngăn ngừa cảm lạnh.
Chế độ ăn uống hợp lý
Bạn cần cho bé ăn chế độ ăn uống phong phú giàu đạm và vitamin. Hãy cho trẻ ăn, uống nhiều sữa, trứng, thịt nạc, cá và các sản phẩm từ đậu nành để bổ sung năng lượng tiêu hao và nâng cao chức năng miễn dịch.
Virus RSV nguy hiểm thế nào, tại sao khiến bà mẹ trẻ "ngàn lần xin lỗi con"? Trong 1 số trường hợp cá biệt (như trẻ sơ sinh dưới 6 tháng), virus RSV có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng, đôi khi đe dọa tính mạng, như viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản. Mới đây, trên mạng xã hội xôn xao chia sẻ của một người mẹ về việc con nhiễm virus RSV qua nụ hôn của...