Cụm tháp Chăm đẹp nhất đất Việt vẫn giữ được vẻ nguyên vẹn sau 800 năm
Cụm đền tháp Po Klong Garai được xem là biểu tượng văn hóa du lịch ở Ninh Thuận.
Tháp Po Klong Garai là tên gọi chung của cụm tháp Chàm đẹp nhất còn sót lại ở nước ta tại Ninh Thuận. Theo ghi chép, công trình được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 bởi vua Shihavaman (người Việt gọi là Chế Mân).
Là một trong những biểu tượng nổi tiếng ở thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Po Klong Garai luôn là điểm đến không thể bỏ qua ở Ninh Thuận. (Ảnh: ty_le_minh)
Tọa lạc trên đồi Trầu, phường Đô Vinh, tháp Po Klong Garai mang đậm bản sắc văn hóa Chăm, thờ phụng vị vua Po Klong Garai (Jaya Simhavarman) – người được cho là có nhiều công lao trong thời trị vì Champa – vùng Panduranga.
Khác với các cụm tháp Chàm ở Nha Trang, Phan Thiết, Po Klong Garai ở Ninh Thuận được xây dựng theo ở thời điểm nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc của Champa đã đạt đến đỉnh cao hoàn mỹ.
Tháp được xây dựng cách đây xấp xỉ 8 thế kỷ. (Ảnh: tripzillamag)
Được tạo nên bởi bàn tay điêu luyện và kỹ thuật xây dựng độc đáo của người xưa, dù đã trải qua 800 năm tồn tại, cụm tháp phần lớn vẫn giữ được sự nguyên vẹn, uy nghiêm cho đến ngày nay. Những gì còn sót lại ở Po Klong Garai thể hiện đỉnh cao trong kiến trúc xây dựng và nghệ thuật điêu khắc của một nền văn hóa từng rất lừng lẫy trong quá khứ.
Các công trình phần lớn đều giữ được nét kiến trúc ban đầu. (Ảnh: iezramusic)
Cụm tháp có quy mô tương đối lớn với tổng diện tích khoảng 10ha nằm trên một ngọn đồi có hướng nhìn về toàn cảnh một góc thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
Po Klong Garai là một tổ hợp bao gồm 3 tòa tháp: tháp chính (cao 21,59m), tháp lửa (cao 9,31m), tháp cổng (cao 8,56m). Tháp chính là nơi thờ tượng vua Po Klong Garai với mái vòm ở cửa và 2 trụ đá lớn khắc chữ Chăm cổ, bên trên là bức phù điêu thần Siva 6 tay đang múa. Ở phía Đông là tháp cổng và tháp thần lửa nằm chếch về phía Nam với mái hình thuyền.
Video đang HOT
Nét cổ kính bao trùm khu di tích. (Ảnh: tranthailuyen)
Ở mỗi công trình lại nổi bật với những họa tiết chạm khắc tỉ mỉ, công phu với hình đuôi rồng, lá, bò thần… thể hiện nét văn hóa, tôn giáo của người Chăm. Vẻ hùng vĩ của tòa tháp khiến du khách ngỡ ngàng, khó có thể tin đây là những công trình đã được xây dựng cách đây hàng nhiều thế kỷ.
Các tháp được xây từ loại gạch nung màu đỏ sẫm đẹp mắt, kết nối với nhau bằng dầu rái. (Ảnh: phanrang_thapcham)
Chạm tay vào từng viên gạch, bước đi qua từng bức tường tại tháp Po Klong Garai khiến du khách lại càng thêm ngưỡng mộ sự tài hoa của đôi tay người thợ xưa. Sự cổ kính của tòa tháp với thời gian vẫn không làm giảm đi tính chất uy nghiêm của một thời huy hoàng tại nơi đây.
Tháp Po Klong Garai là địa điểm săn ảnh được giới trẻ yêu thích. (Ảnh: Huỳnh Ngọc Minh)
Hằng năm cứ vào ngày cuối tháng 6, ngày 1/7 tính theo lịch Chăm (rơi vào khoảng tháng 9, 10 dương lịch), tại tháp Po Klong Garai sẽ diễn ra lễ hội vô cùng trang trọng và tưng bừng với sự tham gia của đồng bào người Chăm đến thờ cúng tại 3 cụm tháp.
Du khách có thể sáng tạo đủ kiểu ảnh với vô vàn góc chụp đẹp mắt tại khu di tích. (Ảnh: kimberlyitsme)
Đến với Po Klong Garai, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp còn sót lại của nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc xưa, thỏa thích ghi lại những bức ảnh đẹp mà còn được khám phá văn hóa và hòa mình vào không khí lễ hội linh thiêng.
Giữ chân du khách từ những điều 'tế nhị'
Để phát triển du lịch, bên cạnh quảng bá vẻ đẹp sông nước, thiên nhiên, núi non đất Việt, để giữ chân du khách cần nhiều hơn thế nữa...
Không ít lần chúng ta bắt gặp những người đàn ông "hóng gió" ở nơi đầu cầu vắng vẻ. Hoặc cứ vi vu đứng ở 1 góc của mỏ bàn phà sang sông và tự nhiên "trút bầu tâm sự" nơi đầu sóng ngọn gió.
Và trên hành trình, mọi người chắc ít nhiều đều đã có lúc mong xe mau dừng ở nơi thuận tiện nào đó để "giải quyết" cái bụng đang quặn thắt. Có khi ghé vào rồi, nếu không vì lý do "bất khả kháng" thì cũng khó lòng theo được cách giải quyết của dân địa phương.
Và người Việt chúng ta thấy những cảnh đó xem là "chuyện thường ngày ở huyện". Song với du khách nước ngoài thì đây là hình ảnh có gì đó ngồ ngộ khiến họ không dám nhìn.
Chuyện nhỏ nhưng không nhỏ
Rừng Trà Sư không chỉ là vương quốc của các loài chim cò quý hiếm mà còn là nơi có WC chuẩn "sạch" và được xây dựng bằng vật liệu thân thiện với môi trường rừng tự nhiên.
Bạn thích đi du lịch bất cứ đâu, việc đầu tiên bạn cần phải nghĩ đến là chuyện vệ sinh. Ở những khu du lịch do tư nhân đầu tư khai thác, nhà vệ sinh nơi đó được chăm sóc tương đối sạch sẽ, dù mức độ cũng tùy từng nơi.
Nhưng đối với nhiều điểm du lịch công cộng, nhà vệ sinh, thậm chí có thu phí thật sự, nằm dưới tiêu chuẩn vệ sinh trung bình. Do vậy, khách du lịch nội địa thường lại thích "về với thiên nhiên" hơn.
WC vô cùng lịch sự tại KDL Rừng tràm Trà Sư.
Bạn là nữ du khách hay là người lớn tuổi sức khỏe đã giảm, vệ sinh cá nhân là chuyện rất đáng quan tâm để chuyến đi hoàn hảo.
Nếu là khách ngoại quốc, nhiều chỗ họ sẽ thật sự ngỡ ngàng hoặc là kinh hoàng khi thấy nhà vệ sinh của dân bản địa.
Nhà vệ sinh tại điểm tham quan Điện mặt trời An Hảo vô cùng lịch lãm.
Tiếng Việt của chúng ta gọi những nơi cần thiết với mọi người đó là nhà xí hay văn hoa hơn là công trình phụ, phải chăng chính vì vậy nên ít được chú trọng, để nó xấu xí cũng được?
Giờ ta hay gọi là "nhà vệ sinh" nhưng thường lại là nơi mất vệ sinh, do không được dọn rửa thường xuyên và cũng do người sử dụng không có ý thức gìn giữ sạch sẽ.
Điểm tham quan Điện mặt trời đẹp bất tận bởi không gian rực rỡ.
Làm du lịch đúng nghĩa phải biết đến điều tế nhị
Nếu có tấm lòng với du lịch nước nhà, chúng ta sẽ thấy có những nhà đầu tư đã biết cách chăm chút đến du khách từ những điều tế nhị nhất. Đầu tiên họ đã nghĩ đến là "công trình phụ" phải rộng rãi, sạch sẽ, đầy đủ trang thiết bị.
Nhiều hướng dẫn viên có thể thao thao bất tuyệt về các danh lam, thắng cảnh khắp 63 tỉnh thành, sự đặc sắc đa dạng của văn hóa nhiều dân tộc Việt Nam.
Nhưng chỉ cần một câu chuyện hài hước có thật của một khách du lịch về sự cố liên quan đến vấn đề vệ sinh thì mọi quảng bá du lịch mất đi ít nhiều tác dụng.
Sảnh đón khách của resort Sao Mai Thanh Hóa sẽ có "Công trình phụ chuẩn không cần chỉnh" 5 sao.
Do đó, bên cạnh việc chúng ta tăng cường quảng bá về sự xinh đẹp của biển, của rừng, của sông nước, núi non đất Việt nhưng để giữ chân du khách cần phải làm nhiều nữa. Đơn cử như làm đẹp cái nhà vệ sinh. Chuyện nhỏ nhưng không nhỏ chút nào.
Bất cứ điểm du lịch nào, Nhà nước hay tư nhân, có thu phí hay không thu phí, muốn thu hút và giữ chân khách phải biết "điều tế nhị" nhất. Đâu thể để thượng đế cứ tự nhiên quay lưng ra đường mãi được!
Công viên đẹp nhất vùng Tây Bắc đất Việt, nơi cảnh sắc thay đổi tuyệt mỹ mỗi mùa Dọc mảnh đất Việt Nam không thiếu công viên, nhưng chắc chắn không có công viên nào sở hữu tầm nhìn đẹp và không gian thư thái như Choản Thèn. Nếu như Sapa là một bức tranh du lịch nhộn nhịp, rực rỡ sắc màu thì Y Tý lại được biết đến như điểm dừng chân của những tâm hồn thích phiêu du...