Cụm sao quái vật từng thắp sáng vũ trụ sơ khai
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, những ngôi sao đầu tiên có thể tập hợp lại thành các nhóm sáng chói khắp vũ trụ sơ khai.
Những ngôi sao đầu tiên trong vũ trụ được sinh ra vài trăm triệu năm sau Vụ nổ Big Bang, kết thúc một thời kỳ được gọi là Vũ trụ tối tăm, khi đó các nguyên tử hydro và heli hình thành nhưng không có gì chiếu sáng.
Bây giờ hai nhà nghiên cứu Canada đã tính toán những vật thể này trông như thế nào. Họ thấy rằng những ngôi sao đầu tiên có thể tập hợp lại thành các nhóm sáng chói, với độ sáng khủng gấp 100 triệu lần độ sáng Mặt trời.
Nguồn ảnh: Spaceflight Now
Video đang HOT
Hai nhà khoa học, Alexander DeSouza và Chaianu Basu đã mô hình hóa độ sáng của các ngôi sao. Trong đó, một cụm nhỏ gồm 10 đến 20 nguyên mẫu sao có độ sáng liên tục được tăng cường.
Theo mô phỏng, khi có 16 cụm sao hình thành và cộng hưởng quang học, độ sáng tổng thể của các cụm sao gấp 100 triệu lần so với độ sáng Mặt trời.
Nhưng phần lớn những ngôi sao sớm nhất trong vũ trụ thường sống cuộc đời ngắn ngủi và cũng tạo ra các nguyên tố đầu tiên như carbon và oxy.
"Lõi" của nhiều thiên hà khổng lồ đã hình thành sau Vụ nổ Big Bang
Nghiên cứu một thiên hà xa xôi có khối lượng lớn hơn Milky Way, kết quả cho thấy 'lõi' của các thiên hà khổng lồ trong vũ trụ đã hình thành 1,5 tỷ năm sau Vụ nổ Big Bang, sớm hơn khoảng 1 tỷ năm so với các phép đo trước đó.
Các nhà nghiên cứu đã công bố phân tích của họ vào ngày 6/ 11/ 2019 trên Tạp chí Vật lý thiên văn- một tạp chí của Hiệp hội Thiên văn học Hoa Kỳ.
Masayuki Tanaka, tác giả và là phó giáo sư khoa học thiên văn tại Đại học Nghiên cứu Cao cấp và Đài quan sát Thiên văn Quốc gia Mỹ nói: "Nếu chúng ta hướng kính viễn vọng lên bầu trời và chụp ảnh sâu, chúng ta có thể thấy rất nhiều thiên hà ngoài kia. Nhưng sự hiểu biết của chúng ta về cách các thiên hà này hình thành và phát triển vẫn còn khá hạn chế, đặc biệt là khi nói đến các thiên hà khổng lồ".
Nguồn ảnh: ScienceDaily
Các thiên hà được phân loại rộng rãi ở hai dạng chết hoặc sống: các thiên hà chết không còn hình thành sao, trong khi các thiên hà còn sống vẫn sáng với mức độ hoạt động hình thành sao mạnh mẽ.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các kính viễn vọng tại Đài thiên văn WM Keck ở Hawaii để quan sát một thiên hà chuyển trạng thái từ "sống" sang đang "chết dần".
"Theo dõi thông số quang phổ ở 2 micron, không nhìn thấy được bằng mắt người, dữ liệu cho thấy quá trình hình thành sao bị đè nén, cho thấy thiên hà này đang chết dần", Francesco Valentino, đồng tác giả của bài báo chia sẻ.
"Chúng tôi cũng nhận thấy rằng" lõi "của các thiên hà khổng lồ ngày nay dường như được hình thành hoàn toàn trong Vũ trụ sơ khai khoảng 1,5 tỷ năm sau Vụ nổ Big Bang".
Các phép đo trước đây cho thấy phần lõi các thiên hà siêu lớn hình thành 2,5 tỷ năm sau vụ nổ Big Bang.
Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục điều tra xem các thiên hà khổng lồ hình thành như thế nào và chúng chết như thế nào trong Vũ trụ sơ khai cũng như hiện đại, và tích cực tìm kiếm các thiên hà siêu lớn "đang chết dần" này.
Huỳnh Dũng
Nòng nọc khổng lồ chứa sao chủng bên trong Hình ảnh này từ Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA / ESA cho thấy thiên hà LEDA 36252 - còn được gọi là Kiso 5649 hình dạng nòng nọc rất hiếm và khó tìm thấy trong vũ trụ. Thiên hà LEDA 36252 còn có tên là nòng nọc. bởi vì cái đầu sáng và cái đuôi thon dài. Thiên hà này...