Cúm gia cầm độc lực cao xuất hiện ở châu Phi
Senegal đã ghi nhận dịch cúm gia cầm độc lực cao H5N1 xuất hiện tại một trang trại trên lãnh thổ. Điều này đồng nghĩa với việc cúm gia cầm độc lực cao đã lan tới châu Phi.
Cúm gia cầm đã xuất hiện tại Senegal. Ảnh: Reuters
Theo hãng thông tấn Reuters (Anh), Tổ chức Thú y Thế giới ngày 7/1 xác nhận thông tin trên. Theo đó, Senegal cho biết đã có 58.000 con gia cầm chết vì virus cúm gia cầm độc lực cao H5N1 tại vùng Thies. Chính quyền địa phương quyết định tiêu hủy số gia cầm còn lại trong tổng số 100.000 con.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết con người đôi khi có thể mắc cúm gia cầm H5N1, nhưng việc lây truyền giữa người sang người là hiếm. Tỷ lệ tử vong ở người khi mắc H5N1 là 60%.
Video đang HOT
Người mắc H5N1 thường tiếp xúc với gia cầm nhiễm virus hoặc đã chết. Chưa có bằng chứng cho thấy H5N1 lây sang người qua thực phẩm được nấu chín kỹ.
Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc ngày 7/1 cho biết đã tiêu hủy 14,9 triệu con gia cầm kể từ khi xác nhận ca mắc cúm gia cầm độc lực cao đầu tiên vào cuối tháng 11.
Từ đầu mùa Đông đến nay, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Anh và Thụy Điển đã ghi nhận dịch cúm gia cầm xuất hiện trên lãnh thổ. Ấn Độ trong tháng 1 cho biết 6 bang tại nước này có gia cầm chết vì H5N1 và H5N8.
Tấn công bằng bom tự chế ở Cameroon gây nhiều thương vong
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 6/1, Chính phủ Cameroon thông báo 4 binh sĩ và một quan chức cấp cao của nước này đã bị thiệt mạng và 5 người khác bị thương nặng trong vụ tấn công bằng bom tự chế xảy ra tại khu vực Tây Bắc nước này.
Hiện trường một vụ tấn công tại khu vực Buea, Cameroon ngày 3/10/2018. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Người phát ngôn của Chính phủ Cameroon, ông Rene Emmanuel Sadi, cho biết vụ tấn công xảy ra lúc 1h (theo giờ địa phương) khi chiếc xe chở những người kể trên cùng đoàn xe quân sự hộ tống trở về thị trấn Mbengwi, cách thủ đô Yaounde khoảng 450 km về phía Tây Bắc, bị phục kích. Theo ông Rene Emmanuel, các thiết bị nổ được chế tạo từ các bình ga lớn. Ông không tiết lộ thông tin liên quan tới những đối tượng thực hiện vụ tấn công.
Đây được xem là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất kể từ vụ tấn công xảy ra tháng 6/2019, khiến 4 cảnh sát thiệt mạng và 6 người bị thương.
Khu vực miền Tây Cameroon, tập trung đông người sử dụng tiếng Anh, luôn trong tình trạng bất ổn về an ninh kể từ năm 2017 khi phiến quân chống đối chính phủ tuyên bố đòi độc lập. Những bất ổn an ninh đã khiến hơn 3.000 người thiệt mạng và hơn 700.000 người phải rời bỏ nhà cửa.
* Cùng ngày, tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) cho biết đang điều trị cho 8 người bị thương nặng là những nạn nhân trong vụ tấn công đẫm máu ở miền Trung Mali.
Người đứng đầu MSF tại Mali Juan Carlos Cano cho biết thêm những người bị thương được chuyển đến từ Bounti và Kikara.
Trong khi đó, các lực lượng của Pháp cho biết đã tiêu diệt hàng chục phiến quân trong vụ không kích ngày 3/1 vào khu vực gần Bounti và Kikara.
Trải dài trên khu vực dài 15 km, hai khu vực Bounti và Kikara là một phần thuộc thị trấn Mopti, cách thủ đô Bamako 600 km. Đây là khu vực từng xảy ra vụ tấn công khiến nhiều người thiệt mạng do các tay súng Hồi giáo thực hiện ở Bắc Mali vào năm 2012 và sau đó mở rộng sang quốc gia láng giềng Burkina Faso và Niger, thổi bùng căng thẳng sắc tộc trong nhiều năm qua.
Hàn Quốc tiêu hủy 13,6 triệu gia cầm vì dịch cúm Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc ngày 6/1 cho biết nước này đã tiêu hủy 13,6 triệu con gia cầm như một biện pháp phòng ngừa nhằm đối phó với số ca gia cầm nhiễm cúm độc lực cao trong các trang trại địa phương ở nước này. Theo hướng dẫn kiểm dịch của Bộ trên, tất cả gia...