Cúm gia cầm biết đâu là “cơ hội” cho nông sản sạch
Tại cuộc giao lưu trực tuyến “Đối phó với cúm gia cầm biến thể mới bằng cách nào?”, ông Đàm Xuân Thành – Cục phó Cục Thú y khẳng định các trang trại chăn nuôi công nghệ cao, khép kín trong đợt dịch như Ba Huân hay Dabaco chẳng hạn không hề bị ảnh hưởng, sản phẩm vẫn an toàn tuyệt đối, cho thấy chăn nuôi công nghệ cao có lợi thế lớn.
Cụ thể, theo ông Đàm Xuân Thành, tính tới ngày 2.3, ca nươc co cac ô dịch cúm gia cầm xảy ra tại 14 hộ chăn nuôi thuộc 10 xã cua 7 tỉnh chưa qua 21 ngày (Cum A/H5N1 xảy ra tại 9 hô cua 7 xã và Cum A/H5N6 xảy ta tại 5 hô chăn nuôi cua 3 xã), cụ thể: Bạc Liêu (cúm A/H5N1): Dịch xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi thuộc xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long (đã qua 10 ngày). Số gia cầm chết và tiêu hủy là 2.785 con;
Ông Đàm Xuân Thành – Phó Cục trưởng Cục Thú y.
Nam Định (cúm A/H5N1) thì dịch xảy ra tại 3 hộ chăn nuôi thuộc xã Trực Thuận, huyện Trực Ninh (đã qua 19 ngày). Số gia cầm chết và tiêu hủy là 5.185 con; An Giang (cúm A/H5N1): Dịch xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi thuộc xã Phú Mỹ Đông, huyện Thoại Sơn (đã qua 13 ngày). Số gia cầm chết và tiêu hủy là 80 con;
Video đang HOT
Sóc Trăng (cúm A/H5N1): Dịch xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi thuộc xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú (đã qua 9 ngày). Số gia cầm chết và tiêu hủy là 945 con; Đồng Nai (cúm A/H5N1): Dịch xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi thuộc xã Suối Trầu, huyện Long Thành (đã qua 14 ngày). Số gia cầm chết và tiêu hủy là 5.000 con;
Nghệ An (cúm A/H5N1), dịch xảy ra tại 2 hộ chăn nuôi cua 2 xã: Xã Diễn Nguyên, Huyện Diễn Châu, dịch xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi (đã qua 17 ngày). Số gia cầm chết và tiêu hủy là 72 con và xã Diễn Cát, Huyện Diễn Châu, dịch xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi (đã qua 12 ngày). Số gia cầm chết và tiêu hủy 50 con. Cuối cùng, tỉnh Quảng Ngãi (cúm A/H5N6): Dịch xảy ra tại 5 hộ chăn nuôi cua 3 xã.
“Toan bô gia câm trong đan măc bênh đa đươc cơ quan thu y va chinh quyên đia phương tô chưc tiêu huy; đông thơi thưc hiên tiêu đôc khư trung ô dich; quan ly vung co ô dich; kiêm soat viêc vân chuyên, buôn ban, giêt mô gia câm trên đia ban; tuyên truyên đê ngươi dân hơp tac chăt che vơi cac cơ quan chưc năng trong viêc giam sat, phat hiên va xư ly dich kip thơi” – ông Thành cho biết.
Ông Thành nhìn nhận về nguy cơ cúm A/H5N1, A/H5N6 rằng nhìn chung, các địa phương đã khống chế tốt các ổ dịch, không để lây lan rông va không lây bệnh cho người, mức độ thiệt hại cho ngành chăn nuôi gia cầm là không đáng kể, tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi gia cầm. Cúm gia cầm có khi còn là “cơ hội” cho nông sản sạch vì những doanh nghiệp cung cấp giống sạch, thịt gia cầm an toàn đã qua kiểm dịch, xác nhận sẽ được người tiêu dùng lựa chọn.
“Dự báo trong thời gian tới, các ổ dịch co thê vẫn phát ra rải rác tại một số địa bàn có nguy cơ cao, đặc biệt khu vực nuôi nhiều thủy cầm, xung quanh chợ buôn bán gia cầm sống, khu vực có ổ dịch cũ; Đến nay, dịch cúm gia cầm tại Việt Nam đã trở thành dịch địa phương với đặc điểm các ổ dịch phát sinh rải rác, le te” – ông Đàm Xuân Thành cho hay.
“Người dân cứ an tâm sử dụng thịt gia cầm an toàn từ những doanh nghiệp có nguồn gốc rõ ràng, không ham rẻ. Nông dân nên sử dụng con giống từ các công ty như Ba Huân, thịt trứng gia cầm từ những đơn vị như Ba Huân thì cứ an tâm mà sử dụng” – ông Đàm Xuân Thành khẳng định.
Theo Danviet
Ăn tiết canh giữa dịch cúm gia cầm là "tự sát"
Giao lưu trực tuyến với độc giả Báo Điện tử Dân Việt, Bác sỹ, Thạc sỹ Vũ Ngọc Long - Trưởng phòng Kiểm dịch Y tế biên giới (Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) nói: Tuyệt đối không ăn tiết canh kể cả tiết canh lợn, dê, vịt, thủy cầm... vì chẳng khác nào là tự sát...
Cụ thể, ông Long cho hay không chỉ trong đợt cúm gia cầm đang đe dọa này mà dù thời điểm nào ăn tiết canh cũng là "con đường tự tự sát" nhanh nhất do hàng loạt các vi khuẩn như khuẩn cầu lợn, sán... có trong máu lợn, gà, thủy cầm gây ra.
Bác sỹ Long cũng cho biết: Kể cả các món tái chín làm từ gà, thủy cầm cũng là nguyên nhân khiến cúm gia cầm có cơ hội xâm nhập vào cơ thể người nhanh nhất.
Ăn tiết canh rất nguy hiểm. I.T
Còn theo lãnh đạo của Cục Thú y (Bộ NNPTNT), Tổ chức Thú y thế giới (OIE), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Nông nghiệp - Lương thực của Liên Hợp Quốc (FAO) đã phát đi cảnh báo: Vi rút cúm A/H7N9 đã được phát hiện trên gia cầm hoặc môi trường hoặc người ở cac tỉnh, thành phố của Trung Quốc, bao gồm một số tỉnh giáp với các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam.
Các hoạt động buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp gia cầm và sản phẩm gia cầm qua biên giới vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Vì vậy, nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm độc lực cao khác (A/H5N2, A/H5N8) chưa có ở Việt Nam xâm nhập vào Việt Nam trong thời gian tới là rất cao, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh có nhiều hoạt động buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc và rất đáng lo ngại.
Theo Danviet
Thứ trưởng Bộ Y tế: "Nâng mức độ cảnh báo về cúm gia cầm H7N9" Ngày 3.3, tại cuộc Họp ban chỉ đạo phòng chống chủng vi rút cúm gia cầm độc lực cao trên người, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã yêu cầu nâng cao mức độ cảnh báo về cúm gia cầm lên mức độ 2 (có ca bệnh). Theo thứ trưởng Long, mặc dù Việt Nam chưa có ca bệnh nhiễm virus...