Cúm A/H1N1 bất thường, nhiều người nguy kịch
Do biến đổi khí hậu, tình hình dịch tễ bệnh cúm ở Việt Nam đang có nhiều thay đổi. Trước đây bệnh cúm thường gặp vào mùa lạnh, thu đông, đông xuân, nhưng hiện nay bệnh cúm xuất hiện quanh năm.
Ảnh minh họa
Đáng lo ngại, số người mắc cúm mùa ở nước ta đang tăng cao, trong đó có nhiều trường hợp rất nặng, nguy hiểm tới tính mạng.
Theo bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, gần đây số trẻ nhỏ đến khám và điều trị bệnh cúm đang gia tăng khá nhanh. Các bác sĩ phát hiện nhiều trẻ nhiễm cúm nhưng không được đưa đi khám kịp thời, thậm chí được chỉ định dùng kháng sinh để điều trị do nhầm lẫn với viêm họng cấp nên trẻ nhập viện khi bệnh nặng hơn.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng liên tục tiếp nhận nhiều ca mắc cúm mùa ở người lớn, phổ biến nhất là cúm A/H1N1, một số ít ca mắc cúm H8N2 và cúm B. Trong số các trường hợp mắc cúm mùa phải nhập viện điều trị có nhiều ca bệnh nặng đe dọa tới tính mạng…
Video đang HOT
Trước số người mắc cúm mùa gia tăng với nhiều trường hợp trong tình trạng rất nặng, GS-TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, nhận định, do có sự biến đổi của khí hậu nên bộ mặt dịch tễ của bệnh cúm ở nước ta thay đổi rất nhiều.
Trước đây, bệnh cúm thường gặp vào mùa lạnh, thu đông, đông xuân nhưng giờ cúm xuất hiện quanh năm và có thể gây ra đại dịch. Đặc biệt, biến chủng mới của cúm dẫn tới hậu quả nghiêm trọng làm bệnh nhân diễn biến nặng ở phổi và có nguy cơ bị tử vong.
Cùng với đó, virus cúm đã kháng lại nhiều thuốc chống cúm được sử dụng lâu nay như Tamiflu. Qua nghiên cứu dịch tễ học và điều trị trên lâm sàng, thuốc Tamiflu tại Việt Nam có tỷ lệ kháng 10%-15% nên vẫn được sử dụng để điều trị.
Tuy nhiên, việc dùng thuốc Tamiflu chỉ có tác dụng nếu chẩn đoán phát hiện cúm sớm trong 48 giờ đầu, có triệu chứng sốt và theo chỉ định của bác sĩ. Sau 48 giờ, bệnh nhân chủ yếu được điều trị hạ sốt và chăm sóc để phòng biến chứng.
Theo các chuyên gia y tế, cách phòng tránh cúm tốt nhất là tiêm phòng vaccine cúm đầy đủ cho cả trẻ em và người lớn; đồng thời giữ môi trường sống sạch sẽ, khô thoáng và tránh xa nơi đông người, vốn có nguồn lây lớn.
Những trường hợp sốt cao, khó thở cần chủ động cách ly, đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn xử lý, phòng tránh bệnh lây lan. Việc nhận biết và phát hiện sớm các dấu hiệu mắc bệnh có thể giúp điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong.
QUỐC LẬP
Theo SGGP
Dịch cúm lan rộng tại Nga, hàng nghìn trường học phải đóng cửa
Tính đến ngày 12/2, dịch cúm đã lan ra 5 vùng liên bang của Nga và nhà chức trách đang thi hành các biện pháp khẩn cấp, trong đó có đóng cửa các trường học và nhà trẻ, để ngăn chặn dịch lan rộng hơn.
Bác sĩ chuẩn bị tiêm vắc xin phòng Viêm gan B tại trung tâm y tế ở Moskva, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Theo Bộ trưởng Y tế Veronika Skvortsova, tỷ lệ mắc cúm tăng cao ghi nhận được ở trên 50% diện tích hành chính tại mỗi vùng trên. Thường dịch cúm xảy ra vào giữa mùa Đông và sẽ kết thúc vào cuối tháng 4. Bộ trưởng Skvortsova cảnh báo tháng 2 là đỉnh điểm của dịch và sẽ kéo dài khoảng 2 tuần nữa.
Đối phó với bệnh dịch, Cơ quan quản lý tiêu dùng Nga cho biết đã đóng cửa 3.839 trường học và 1.078 nhà trẻ để tiến hành các biện pháp phòng ngừa. Qua đường dây nóng hoạt động 24/24, các chuyên gia có thể trả lời các câu hỏi của người dân về các biện phòng phòng bệnh hiệu quả nhất, nhận thông tin về tình hình dịch bệnh. Theo người đứng đầu cơ quan này Anna Popova, trên cả nước Nga đã có 49 khu vực vượt ngưỡng dịch, tuy nhiên thủ đô Moskva vẫn ở dưới ngưỡng này.
Cho tới nay, số người mắc bệnh vượt quá 120.000 người trên cả nước, đã có người tử vong. Người mắc cúm chủ yếu là trẻ em ở độ tuổi 3-6 và 7-14 tuổi. Bộ Y tế Nga khuyến cáo người dân tránh đến những nơi đông người nếu không cần thiết, sử dụng khẩu trang y tế, đưa ra các lời khuyên tăng cường sức miễn dịch và các biện pháp phòng ngừa mắc bệnh.
Trước đó, hôm 6/2, Cơ quan quản lý tiêu dùng Nga cảnh báo người dân về dịch cúm đang lan rộng tại 26 nước châu Âu, trong đó phổ biến nhất là cúm A chủng H1N1 và H3N2.
Tâm Hằng (TTXVN)
Theo baotintuc.vn
Hồng Công: Dịch cúm bước vào giai đoạn đỉnh điểm Ngày 23-1, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin dịch cúm mùa đông tại Đặc khu hành chính Hồng Công (Trung Quốc) đang ở giai đoạn đỉnh điểm khi mỗi ngày lại có thêm nhiều ca nhiễm cúm nặng. Ảnh minh họa Chỉ tính riêng trong ngày 21-1 có thêm 10 người trưởng thành nhiễm cúm nặng, trong đó 2 trường...