Cúm A vào mùa: Cách điều trị như thế nào?
Cúm là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, ghi nhận các trường hợp mắc quanh năm. Vào mùa đông là thời điểm thích hợp để dịch cúm bùng phát.
Bác sĩ Chuyên khoa Nhi Phí Xuân Thi, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, cho biết cúm là một bệnh lây nhiễm mạnh, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường hay xảy ra vào những tháng mùa đông, vì thời tiết lạnh, mọi người dành nhiều thời gian “cho nhau” hơn. Bệnh rất dễ lây từ người sang người khi ho, hắt hơi, hoặc chạm vào các bề mặt có chứa dịch tiếp xúc.
Theo bác sĩ Thi, mỗi năm có hàng triệu người bị cúm và rất nhiều người tử vong liên quan tới cúm. Bệnh đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai hoặc những người có các vấn đề sức khỏe như hen suyễn, bệnh tim, bệnh phổi mạn,…
Triệu chứng của bệnh cúm mùa có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng thường có các triệu chứng sau: Sốt trên 37.8 độ, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho và đau họng có thể xuất hiện.
Người bị mắc cúm thường sốt từ 2 đến 5 ngày. Đó là sự khác nhau với sốt do nhiễm virus đường hô hấp trên gây ra, thường hồi phục sau 24 đến 48 giờ.
Hầu hết người bị cúm mùa thường có sốt và đau cơ, và một vài người có triệu chứng giống như cảm lạnh (chảy mũi, đau họng). Triệu chứng của cúm mùa cải thiện sau 2 tới 5 ngày, mặc dù bệnh có thể kéo dài tới 1 tuần hoặc hơn. Yếu cơ và mệt mỏi có thể dai dẳng sau vài tuần
Bệnh cúm bình thường có thể tự khỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cúm có biến chứng thậm chí tử vong vì cúm thường.
Mùa đông dịch cúm lan rộng (ảnh minh họa).
Biến chứng hay gặp nhất là viêm phổi. Viêm phổi là một nhiễm trùng nguy hiểm ở phổi và hay xảy ra ở trẻ nhỏ hoặc người trên 65 tuổi, người sống trong trại dưỡng lão, đái tháo đường hoặc có các bệnh lý nền tim- phổi. Viêm phổi cũng thường gặp ở bệnh nhân miễn dịch suy giảm như bệnh nhân ghép tạng.
Điều trị cúm như thế nào?
Theo bác sĩ Thi, hầu hết người bị cúm sẽ hồi phục sau 1 đến 2 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số biến chứng nguy hiểm của cúm có thể xảy ra.
Video đang HOT
Trường hợp sau cần đến ngay cơ sở y tế: Bạn cảm thấy khó thở, có triệu chứng đau hoặc thắt chặt vùng ngực hoặc dạ dày, có các dấu hiệu thiếu dịch, như chóng mặt khi đứng hoặc không đi tiểu, cảm thấy rối, lo lắng. Bị nôn nhiều, không thể dừng lại, hoặc không thể uống đủ dịch.
Ở trẻ em, bạn phải gọi ngay cho bác sĩ nếu có các dấu hiệu trên hoặc nếu có thêm các dấu hiệu dưới đây: da xanh hoặc hơi tím, trẻ kích thích, không muốn được ôm giữ, khóc không có nước mắt (ở trẻ nhũ nhi), sốt và phát ban
Những người phải cảnh giác với cúm: Phụ nữ mang thai, trẻ dưới 5 tuổi đặc biệt là dưới 2 tuổi, người già trên 65 tuổi, người có các bệnh phổi mạn tĩnh như hen, bệnh tim, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch (như HIV, ghép tạng) và một vài bệnh lý khác. Nếu bạn hoặc con bạn có triệu chứng của cúm và thuộc nhóm tăng nguy cơ biến chứng, hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế để được cung cấp dịch vụ y tế tốt nhất.
Khi bị cúm, cần uống đủ nước để tránh bị mất nước. Một cách đơn giản giúp chúng ta biết có uống đủ nước không là quan sát màu sắc nước tiểu. Bình thường, nước tiểu có màu vàng nhạt- trong. Nếu bạn uống đủ nước, thì sẽ buồn tiểu mỗi 3 đến 5 giờ.
Acetaminophen- Paracetamol: Có thể giúp bạn hạ sốt, giảm đau đầu, đau cơ. Aspirin thì không được khuyến cáo với bệnh nhân dưới 18 tuổi, vì có thể dẫn đến hội chứng Reye- một bệnh rất nguy hiểm.
Thuốc ho thường không giúp ích cho bệnh nhân. Ho có thể tự hồi phục mà không cần điều trị. Chúng tôi không khuyến cáo sử dụng thuốc ho hoặc thuốc cảm lạnh cho trẻ dưới 6 tuổi.
Việc điều trị thuốc kháng virus, theo bác sĩ Thi thuốc kháng virus có thể sử dụng để điều trị hoặc dự phòng cúm. Khi sử dụng để điều trị, thuốc không thể loại được các triệu chứng của cúm, nhưng có thể giảm được mức độ nặng và thời gian bệnh khoảng 1 ngày. Không phải tất cả mọi người mắc cúm đều cần thuốc kháng virus, nhưng có một số người cần đến, quyết định sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Nếu bạn bị bệnh nặng hoặc thuộc nhóm nguy cơ cao biến chứng của cúm thì bạn cần thuốc kháng virus. Nếu người bệnh bị bệnh nhẹ, không có nguy cơ biến chứng thì có thể sử dụng thuốc kháng virus nếu họ đã có triệu chứng 48 giờ hoặc ít hơn. Và không điều trị khi triệu chứng đã khởi phát hơn 48 giờ.
Kháng sinh: Kháng sinh thì không được sử dụng trong điều trị các bệnh về virus như cúm. Kháng sinh chỉ được sử dụng trong điều trị nếu có biến chứng nhiễm khuẩn đi kèm như viêm phổi do vi khuẩn, viêm tai, viêm xoang. Kháng sinh có thể có những tác dụng phụ bất lợi và tăng nguy cơ kháng kháng sinh.
Các phương pháp điều trị khác: Có những phương pháp điều trị bằng thảo dược, dân gian khác nhau trong điều trị cúm. Tuy nhiên, những phương pháp này ít được nghiên cứu, không rõ về hiệu quả và an toàn. Hãy thảo luận với bác sĩ trước khi chúng ta sử dụng.
7 dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về tâm thần
Với nhịp sống và yêu cầu của xã hội ngày nay, nhiều người stress nặng dẫn đến trầm cảm, thậm chí tự sát nhưng khi phát hiện đã quá muộn.
Theo thống kê của Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (Hà Nội), trong năm 2014, tỷ lệ mắc 10 chứng rối loạn tâm thần phổ biến là 14,2%, riêng rối loạn trầm cảm chiếm 2,45%. Năm 2015, tỷ lệ tự sát lên đến 5,87% trên 100.000 người. Tình trạng stress kéo dài nhưng không được phát hiện là một phần nguyên nhân của vấn đề này.
Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Dũng, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho rằng chúng ta có thể nhận diện bản thân đang stress thông qua một số dấu hiệu cơ bản.
Đau cơ
Theo tiến sĩ Dũng, khi bị đau cổ, người bệnh thường nghĩ do mình đã ngồi trước máy tính quá lâu. Tuy nhiên, triệu chứng co cơ bắp có thể là một trong những dấu hiệu của stress.
Để khắc phục tình trạng này, người bệnh nên hít thở sâu khoảng 5-10 lần và tập trung thả lỏng cơ thể. Đối với vùng cổ, bác sĩ Dũng khuyến mọi người nên cố gắng xoay và xoa bóp nhẹ nhàng.
Co giật mí mắt
"Nếu từng bị co giật mí mắt, chúng ta cần hiểu đây là triệu chứng nhất thời, tình trạng này gọi là blepharospasm (hình thức rối loạn trương lực cơ)", tiến sĩ Dũng giải thích.
Để khắc phục tình trạng này, chúng ta nên nhắm mắt lại và để chúng nghỉ ngơi. Ngoài ra, mọi người nên tránh các công việc khiến mắt phải làm việc nhiều. Nếu công việc yêu cầu thường xuyên phải tiếp xúc máy tính, chúng ta có thể dành 20 phút để nhìn ra cửa sổ, nơi có không gian thoáng đãng.
Cắn móng tay
Dù khá phi lý, tiến sĩ Dũng khẳng định việc cắn móng tay có thể là kết quả của sự căng thẳng thần kinh.
Cắn móng tay là một trong những biểu hiện của stress quá mức. Ảnh minh họa: Vox.
"Cắn móng tay mỗi khi lo lắng là biểu hiện của việc chúng ta đã quá căng thẳng và tự làm xao nhãng bản thân bằng hoạt động này. Cắn móng tay là cách phổ biến được nhiều phụ nữ lựa chọn để đối phó với cảm giác căng thẳng và lo lắng", ông cho hay.
Do đó, khi đang bị căng thẳng, chúng ta nên thử nén chặt nó lại bằng cách gọi điện thoại cho bạn bè, người thân, hoặc thư giãn với việc đọc sách, nghe nhạc, đi dạo...
Sâu răng
Chúng ta vẫn biết sâu răng là hậu quả của việc lười vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, stress cũng là thủ phạm ít người để ý. Nguyên nhân là stress khiến chúng ta thường nghiến răng vào ban đêm, thậm chí ban ngày. Thói quen này khiến răng bị ăn mòn, gây tổn thương dẫn đến sâu răng.
Để giải quyết tình trạng này, bác sĩ Dũng khuyên mọi người nên chuyển mối lo của mình thành chữ viết. Chúng ta có thể viết ra các vấn đề của mình, nhìn nhận chúng theo hướng tích cực hơn, sau đó tự đề xuất giải pháp. Nếu không thể bỏ được thói quen nghiến răng, mọi người nên đến gặp bác sĩ nha khoa để tìm cách bảo vệ răng miệng tốt nhất.
Xuất hiện các nốt phát ban
Stress có thể gây ra phát ban, tạo nên những vùng da nổi mẩn đỏ ở bụng, lưng, cánh tay và khuôn mặt. Chứng phát ban được gây ra bởi tác dụng phụ của sự căng thẳng trên hệ thống miễn dịch histamine đang tiết ra, gây những vết ngứa và mẩn đỏ.
Khi cảm thấy căng thẳng, chúng ta có thể đặt tay vào vùng bụng, khi hít vào, bàn tay sẽ nổi lên và ngược lại, nó hạ xuống khi thở ra. Việc hít thở sâu như vậy khoảng 5-10 lần trong cả ngày có thể hỗ trợ giảm căng thẳng.
Buồn ngủ
Khi cảm thấy mệt mỏi và uể oải, chúng ta có thể đang quá căng thẳng. Nguyên nhân là stress làm tăng lượng hormone adrenaline trong cơ thể, gây cảm giác buồn ngủ. Tuy nhiên, sự căng thẳng này cũng làm giảm chất lượng giấc ngủ, gây cảm giác mệt mỏi và cáu kỉnh khi thức dậy.
Người bị stress thường xuyên buồn ngủ nhưng chất lượng giấc ngủ không tốt. Ảnh minh họa: Sapo Lifestyle.
Để thay đổi tình trạng trên, chúng ta có thể ngủ sớm hơn hoặc tranh thủ ngủ khoảng 30 phút vào buổi trưa.
Đãng trí
Một số nghiên cứu trên thế giới chỉ ra tình trạng stress mạn tính có thể làm thu hẹp khu hippocampus - một phần của não trước có nhiệm vụ lưu giữ thông tin, hình thành ký ức. Tuy nhiên, kích thước khu hippocampus sẽ trở lại bình thường khi mức độ căng thẳng của giảm đi.
Tiến sĩ Hưng khuyến cáo nếu muốn não hoạt động tốt, chúng ta nên thường xuyên tập thể dục, leo cầu thang hoặc nhảy. Thói quen này giúp chúng ta chịu đựng tốt hơn với các căng thẳng trong tương lai
Bác sĩ này cho hay người bệnh cần tìm cách điều khiển cơ thể phản ứng trước các tác nhân gây ra sự lo lắng và khó chịu. Việc trực tiếp đối mặt với các tác nhân này nhằm thay đổi những yếu tố gây stress. Bạn có thể tránh, loại bỏ chúng hoàn toàn hoặc thậm chí giảm cường độ, tần số và rút ngắn thời gian căng thẳng thông qua đó.
Ngoài ra, chúng ta nên coi căng thẳng là một điều quen thuộc, tập cách thở sâu, qua đó ổn định nhịp tim và hô hấp.
Vì sao cắn móng tay, sâu răng, đau cơ cũng báo hiệu bạn bị stress? Nguyên nhân của những rối loạn tâm thần phổ biến một phần do tình trạng stress kéo dài nhưng người bệnh không nhận diện được. Bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần chỉ ra 7 dấu hiệu cảnh báo về chúng ta đa đối diện với stress. Theo TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện...