Cúi đầu xin lỗi, giám đốc công ty Anh bị tát tới tấp vào mặt
Cúi đầu xin lỗi và nhận trách nhiệm bồi thường vì sản phẩm của công ty đã khiến khách hàng ở Hàn Quốc tử vong, giám đốc công ty đã bị người nhà nạn nhân tát tới tấp vào mặt.
Tại Seoul ngày 2.5.2016, ông Atar Safdar, giám đốc chi nhánh công ty Owy Reckitt Benckiser Korea của Anh tổ chức một cuộc họp trong một khách sạn để nhận lỗi về vụ một sản phẩm của công ty gây thiệt mạng hàng trăm người. Doanh nhân này đã bị một số thân nhân của các nạn nhân phản đối và tát vào mặt nhiều lần.
Tại cuộc họp báo, ông Atar Safdar vừa nói vừa cúi đầu nhiều lần xin lỗi: “Chúng tôi xin lỗi về những thiệt hại mà Owy Reckitt Benckiser đã gây ra. Đây là lần đầu tiên chúng tôi nhận trách nhiệm đầy đủ và nói lời chính thức xin lỗi. Chúng tôi đã xin lỗi quá muộn và chúng tôi chấp nhận bồi thường”.
Ông Atar Safdar (áo vest đen) bị người nhà nạn nhân xông đến tát vào mặt.
Video đang HOT
Ông Atar Safdar thông báo lập quỹ bồi thường khoảng 4 triệu USD để trợ giúp nạn nhân sống sót. Một ngân khoản tương tự đã được hãng Oxy RB góp vào quỹ của bộ Môi Trường Hàn Quốc.
Khi ông Atar Safdar tuyên bố “thành tâm xin lỗi” và “bồi thuờng” thì nhiều người có mặt trong phòng họp tràn lên la hét “không tha lỗi”, xô đẩy và tát tới tấp vào mặt ông này.
Vụ tai tiếng xảy ra vào năm 2011 khi 4 phụ nữ Hàn Quốc có thai bị tử vong vì bệnh phổi biến chứng. Kết quả khám nghiệm khẳng định biến chứng này có liên can đến hóa chất dùng để sát trùng máy gây ẩm không khí. Bốn nạn nhân đều dùng sản phẩm Oxy Ssak Ssak, do công ty Anh Owy Reckitt Benckiser nói trên bán tại Hàn Quốc từ năm 2001.
Điều tra được mở rộng với kết quả kinh hoàng. Phần lớn nạn nhân tử vong đã sử dụng thuốc sát trùng Oxy Ssak Ssak. Trong 10 năm, 103 người chết, mà đa số là phụ nữ và trẻ em. Theo thống kê, có đến 500 người báo cáo họ bị ảnh hưởng sức khoẻ sau khi dùng sản phẩm Oxy Ssak Ssak và những sản phẩm khác của công ty này.
Theo Danviet
Đất khai hoang bị thu hồi có được bồi thường?
Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
Hỏi: Gia đình tôi khai hoang diện tích 1000m2 đất từ năm 1987 để trồng dừa nước đến nay chưa có sổ đỏ. Nay, Nhà nước và chính quyền địa phương đang có chính sách giải tỏa đất vì làm đường cao tốc liên tỉnh trong đó có diện tích đất của gia đình tôi. Cho tôi hỏi, trường hợp như tôi có được bồi thường đất không?
Đất khai hoang bị thu hồi có được bồi thường? - Ảnh minh họa.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Vấn đề này chuyên gia tư vấn luật TRẦN THỊ HẬU - CÔNG TY LUẬT HỢP DANH FDVN đưa ra ý kiến như sau:
Thu hồi đất để làm đường giao thông là một trong các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Theo đó, Luật Đất đai 2013 tại Khoản 1 Điều 75 quy định, để được bồi thường đất, hộ gia đình anh/chị cần đáp ứng các điều kiện sau: Không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm; Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận mà chưa được cấp. Trong trường hợp chưa có Giấy chứng nhận, trước tiên anh chị xem xét gia đình mình có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị định 43/2012/NĐ-CP, ngày 15/05/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (Nghị định 43/2014/NĐ-CP); Điều 15 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, ngày 27/01/2015 Quy định chi tiết một số điều của Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 44/2014/NĐ-CP thì đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận và được bồi thường đất khi bị thu hồi. Hoặc trường hợp gia đình anh/chị sử dụng đất ổn định vào mục đích thuộc nhóm đất nông nghiệp từ trước ngày 01/07/2004 (căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định theo Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP) nhưng không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nêu trên, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp thì được công nhận quyền sử dụng đất theo điểm a Khoản 5 Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP: Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được cấp Giấy chứng nhận theo hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất đang sử dụng nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp theo Điều 129 Luật Đất đai 2013 và được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, diện tích đất nông nghiệp còn lại (nếu có) phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước.
Đồng thời, Khoản 2 Điều 77 Luật Đất đai 2013 cũng quy định rõ: đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01/07/2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 Luật Đất đai 2013. Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (chi phí san lấp mặt bằng và chi phí khác liên quan trực tiếp có căn cứ chứng minh đã đầu tư vào đất mà đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi được).
Như vậy, căn cứ vào những quy định pháp luật đã viện dẫn trên, gia đình anh/chị tùy vào trường hợp cụ thể của mình để xem xét và có hướng xử sự đúng quy định pháp luật.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
HUY LÂM
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Vụ án oan Huỳnh Văn Nén: Không yêu cầu cung cấp tất cả hóa đơn TAND tỉnh Bình Thuận không yêu cầu ông Nén phải đảm bảo có đầy đủ tất cả các chứng cứ, hóa đơn, liệt kê từng thời gian, từng sự việc để chứng minh các thiệt hại trong quá trình đi kêu oan nhưng phải cung cấp được những giấy tờ, tài liệu tối thiểu mà ông hiện có để việc thương lượng được...