Cục trưởng Vi Kiến Thành: ‘Hội đồng thẩm định chỉ có vai trò tư vấn’
Cục trưởng Vi Kiến Thành cho rằng từ trước đến nay, Hội đồng thẩm định phim có nguyên tắc, cơ chế hoạt động. Thành viên trong hội đồng đều làm việc dựa trên những quy định này.
Tại phiên họp tổ ở Quốc hội xoay quanh dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Lê Thu Hà đưa ra nhiều ý kiến liên quan đến cơ chế kiểm duyệt phim hiện nay. Trong đó, nữ đại biểu để xuất cơ chế giám sát với Hội đồng thẩm định phim để tránh tình trạng độc quyền và nguyên tắc bảo mật thông tin đối với tác phẩm khi chưa ra rạp.
Theo đại biểu Lê Thu Hà, hiện nay, thị trường điện ảnh cạnh tranh khốc liệt, kịch bản là tài sản quan trọng cần bảo mật. Vì thế, nhiều nhà làm phim lo lắng khi đưa kịch bản ra thẩm định.
Sẽ có nhiều đơn vị kiểm duyệt
Trả lời Zing, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho rằng từ trước đến nay, Hội đồng thẩm định phim có nguyên tắc, cơ chế hoạt động rõ ràng, cụ thể. Thành viên trong hội đồng đều làm việc dựa trên những quy định này.
“Nếu nhà làm phim muốn thêm các chức năng, thẩm quyền của Hội đồng thẩm định phim thì chỉ có thể bổ sung ở Nghị định. Vì để sửa đổi luật phải mất hàng chục năm. Trong khi đó, Nghị định có thời gian sửa đổi nhanh hơn, phù hợp với sự biến động của ngành điện ảnh”, Cục trưởng Cục Điện ảnh cho hay.
Cục trưởng Vi Kiến Thành cho biết từ trước đến nay, Hội đồng thẩm định phim có nguyên tắc, cơ chế hoạt động.
Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành viện dẫn trường hợp phim Vị và cho biết để đi đến quyết định cấm phổ biến tác phẩm này tại Việt Nam, Hội đồng Trung ương thẩm định và phân loại phim tiến hành xem xét, thẩm định. Sau đó, Cục Điện ảnh mời thêm một hội đồng tư vấn khác bao gồm cơ quan quản lý văn hóa cùng các đơn vị truyền thông, báo chí để xem xét lần nữa.
“Sau khi xem phim, hội đồng tư vấn này cũng thống nhất việc không thể phổ biến phim Vị tại Việt Nam. Không lẽ mọi người thiếu tin tưởng vào các cấp hội đồng thẩm định phim. Ngoài ra, hội đồng chỉ có vai trò tư vấn, còn Cục trưởng Cục Điện ảnh mới là người quyết định cuối cùng, dựa trên pháp luật”, ông Vi Kiến Thành nói.
Nói về đề xuất thay đổi cơ chế kiểm duyệt phim, Cục trưởng Cục Điện ảnh cho hay theo điều 32 của dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi, không chỉ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền kiểm duyệt phim mà đã phân cấp về UBND cấp tỉnh.
“Sắp tới, các sở cũng có hội đồng kiểm duyệt. Cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình cũng thành lập Hội đồng thẩm định và phân loại phim của cơ quan, tổ chức. Thành phần của Hội đồng gồm các nhà chuyên môn điện ảnh, chuyên gia, nhà quản lý thuộc các lĩnh vực liên quan, trong đó ít nhất 2/3 là các nhà chuyên môn điện ảnh”, ông trao đổi thêm với Zing.
Xoay quanh vấn đề này, nhiều đạo diễn, nhà sản xuất cũng nêu ra quan điểm về việc bổ sung các chức năng, thẩm quyền của Hội đồng thẩm định và quy chế khi xem bản duyệt của Hội đồng duyệt phim quốc gia trong Luật Điện ảnh (sửa đổi).
Quy định rõ thẩm quyền của Hội đồng thẩm định phim
Video đang HOT
Trao đổi với Zing , đạo diễn Khoa Nguyễn cho rằng Luật Điện ảnh cũng như văn bản dưới luật cần có quy định rõ ràng hơn về vai trò, nghĩa vụ và thẩm quyền với thành viên Hội đồng thẩm định phim.
“Nếu thành viên Hội đồng thẩm định phim làm lộ nội dung của phim khi chưa phát hành sẽ gây thiệt hại khó đong đếm được đối với giới làm phim, vi phạm nguyên tắc bảo mật và Luật Sở hữu trí tuệ. Vì thế, cần có những quy chế cụ thể về các điều cấm đối với thành viên trong hội đồng. Tôi nghĩ mọi thứ rõ ràng sẽ giúp các nhà làm phim bảo vệ tác phẩm của mình và Hội đồng thẩm định phim làm việc dễ dàng hơn”, anh cho biết.
Cảnh trong phim Người lắng nghe: Lời thì thầm . Ảnh: ĐPCC.
Cùng quan điểm, nhà sản xuất Nguyễn Nguyên Duy cho rằng phim chưa công chiếu, Hội đồng thẩm định phim cần tuân thủ nguyên tắc bảo mật thông tin.
“Thông tin về phim bị tiết lộ, gần như tác phẩm không còn sức lôi cuốn, bất ngờ với khán giả khi ra rạp”, anh nói.
Luật sư Fushihara Hirota (chuyên gia pháp luật của The Libero & Associates) chia sẻ với Zing thành viên của Hội đồng thẩm định phim phải luôn giữ vị trí trung lập, khách quan trước giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
“Thành viên của hội đồng chỉ được xem, thưởng thức các tác phẩm cho công việc thẩm định, phân loại phim. Họ không được phép kể, mô tả lại hoặc bình luận về phim được thẩm định dưới bất cứ nội dung, hình thức nào. Kể cả người đó làm thêm những công việc khác như nhà báo, phóng viên hay nhà bình luận phim cho đến khi tác phẩm được phổ biến”, luật sư Hirota cho biết.
Ngoài ra, luật sư cũng đưa quan điểm nên áp dụng chế định xã hội hóa với Hội đồng thẩm định phim, để nâng cao chất lượng và phù hợp với tình hình sản xuất phim hiện nay.
“Những biện pháp như cấm phổ biến, không được phổ biến hoặc cắt xén đoạn phim nào theo ý kiến chủ quan của thành viên hội đồng nên được xóa bỏ. Thay vào đó, họ chỉ nên tập trung cho việc phân loại phim theo độ tuổi”, ông chia sẻ.
Theo luật sư Hirota, các nội dung được liệt kê trong phần nghiêm cấm nên được hình thành bằng bộ tiêu chí để phân loại phim theo loại C. Cụ thể, bộ tiêu chí sẽ quy định cụ thể, rõ ràng các yếu tố, từ ngữ, loại miêu tả, cách thức nào sẽ được phân loại C. Từ đó, Hội đồng thẩm định không hoạt động chủ quan và nhà làm phim nắm được để thực hiện trong quá trình làm phim.
Cục trưởng Vi Kiến Thành: 'Không thể bỏ các điều cấm ở Luật Điện ảnh'
Cục trưởng Vi Kiến Thành muốn Luật Điện ảnh sửa đổi sẽ thúc đẩy sự sáng tạo của các nhà làm phim, tạo động lực phát triển ngành nghệ thuật thứ 7.
Thời gian qua, nhiều nội dung trong dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi nhận sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các nhà quản lý, giới làm phim.
Trao đổi với Zing, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết Cục tôn trọng quan điểm, kiến nghị từ các đạo diễn, nhà sản xuất. Tuy nhiên, người đứng đầu Cục Điện ảnh nhấn mạnh không thể bỏ các điều cấm trong Luật Điện ảnh vì đó là hành lang pháp lý của nhà làm phim.
Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành bàn về những kiến nghị của giới làm phim xoay quanh dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi.
Luật Điện ảnh không gây khó cho nhà làm phim
- Xoay quanh dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi, giới làm phim đã tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo và đề xuất nhiều kiến nghị, với mong muốn nới lỏng luật để thúc đẩy nền điện ảnh phát triển. Là người đứng đầu Cục Điện ảnh, quan điểm của ông thế nào?
- Tôi cũng dành thời gian để theo dõi buổi tọa đàm, lắng nghe ý kiến từ các nhà làm phim đã góp ý cho dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi. Chúng tôi luôn cố gắng nghiên cứu, tiếp thu các quan điểm từ nhiều đạo diễn, nhà sản xuất, tất nhiên là phải hợp lý và đúng quy định của pháp luật.
Là người đứng đầu Cục Điện ảnh, tôi muốn Luật Điện ảnh sửa đổi có những quy định cụ thể, bám sát với đời sống thực tiễn của ngành điện ảnh. Khi được Quốc hội thông qua, Luật Điện ảnh sẽ thúc đẩy sự sáng tạo của các nhà làm phim, tạo điều kiện cho điện ảnh nước nhà phát triển.
- Một trong những kiến nghị của đạo diễn, nhà sản xuất là xóa bỏ các quy định về nội dung và hành vi bị cấm trong dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi, biến thành bộ tiêu chí riêng của ngành?
- Luật là phải có quy định cấm để tạo ra hành lang pháp lý giúp các nhà làm phim biết được làm gì và giới hạn tới đâu trong sáng tạo nghệ thuật. Vì thế, không thể bỏ các điều cấm trong Luật Điện ảnh sửa đổi.
Luật Điện ảnh 2006 tính đến nay đã 15 năm với hàng trăm phim được sản xuất, cấp phép ra rạp. Các nhà làm phim đều dựa vào luật để làm việc và chỉ vài ba dự án xảy ra vấn đề ngoài mong muốn.
Tất cả điều, khoản trong dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi đều đã được nhắc đến trong Luật Điện ảnh 2006 chứ không phải bây giờ mới soạn thảo để gây khó cho nhà sản xuất, nghệ sĩ. Luật Điện ảnh sửa đổi đang cố gắng cụ thể ra những thứ đã có, hoàn toàn không phải là điều mới.
Phim Ròm của đạo diễn Trần Thanh Huy phải chỉnh sửa nội dung nhiều lần theo yêu cầu của Cục Điện ảnh trước khi phát hành. Ảnh: ĐPCC.
- Thế nhưng, Luật Điện ảnh hiện hành bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu để điều chỉnh phù hợp, góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động điện ảnh, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của ngành nghệ thuật thứ 7?
- Người làm phim và nhà soạn thảo luật chưa có tiếng nói chung và còn khoảng cách, đó là điều luôn luôn xảy ra. Mục đích cuối cùng khi xây dựng Luật Điện ảnh sửa đổi là cố gắng xích lại gần nhau giữa nghệ sĩ, nhà làm phim và cơ quan quản lý.
Những người làm phim dĩ nhiên luôn mong muốn có sự tự do tuyệt đối trong sáng tạo nghệ thuật. Về phía nhà quản lý, họ làm việc dựa trên cơ sở pháp lý và giải quyết, dung hòa tất cả mối quan hệ xã hội.
Điện ảnh là lĩnh vực đặc thù, không phải như các ngành khác. Nhiều thành phần tham gia vào lĩnh vực này, như điện ảnh tư nhân, nhà làm phim độc lập. Vì thế, không thể áp dụng cách thức quản lý của nhiều ngành vào điện ảnh.
Không thể loại bỏ việc thẩm định kịch bản
- Cũng từ vấn đề kiểm duyệt, một số đạo diễn kiến nghị hình thành Hội đồng thẩm định và phân loại phim tại TP.HCM, hoạt động song song với hội đồng ở Hà Nội?
- Chắc anh em làm phim không đọc kỹ luật. Theo điều 32 của dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi, không chỉ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền kiểm duyệt phim mà đã phân cấp về UBND cấp tỉnh.
Sắp tới, Sở Văn hóa cũng có hội đồng kiểm duyệt. Cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình cũng thành lập Hội đồng thẩm định và phân loại phim của cơ quan, tổ chức. Thành phần của Hội đồng gồm các nhà chuyên môn điện ảnh, chuyên gia, nhà quản lý thuộc các lĩnh vực liên quan, trong đó ít nhất 2/3 là các nhà chuyên môn điện ảnh.
Hội đồng thẩm định và phân loại phim có trách nhiệm tư vấn cho cơ quan có thẩm quyền trước khi cấp Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng.
Về kiến nghị hội đồng duyệt phải có tất cả thành phần từ các lĩnh vực khác trong xã hội và đến từ nhiều địa phương, vùng miền chỉ hợp lý về mặt lý thuyết. Hội đồng duyệt phim hiện nay là 11 người, nếu đủ các thành phần, con số sẽ lên trên 40 người.
Nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc kiến nghị cần đơn giản hóa thủ tục thẩm định cấp phép để thu hút các nhà làm phim quốc tế. Ảnh: ĐPCC.
- Nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc đưa ra quan điểm một trong những rào cản ngăn cản các dự án phim quốc tế đến Việt Nam là hoạt động kiểm định kịch bản. Từ đó, nhà sản xuất cho rằng Luật Điện ảnh sửa đổi nên đơn giản hóa thủ tục thẩm định cấp phép và loại bỏ việc kiểm định kịch bản?
- Theo tôi, thủ tục thẩm định, cấp phép của Việt Nam không rườm rà hay phức tạp gì. Đó chỉ là nhìn nhận, quan điểm riêng từ phía nhà làm phim.
Về ý kiến loại bỏ việc thẩm định kịch bản đối với phim hợp tác quốc tế là sai. Trên thực tế, một số kịch bản của phim hợp tác gặp phải vấn đề phản ánh không đúng về chính trị, an ninh, sai sự kiện lịch sử, văn hóa của Việt Nam.
Nếu không có hoạt động thẩm định kịch bản sẽ phát sinh nhiều vấn đề, bộ phim vi phạm pháp luật của nước ta. Đối với những nhà làm luật, họ nhìn ở góc độ toàn diện, làm sao để cân bằng giữa việc phát triển điện ảnh đi liền với chính trị, kinh tế.
Liên quan đến đề xuất "luồng xanh" dành cho các phim Việt Nam được mời dự liên hoan phim quốc tế, ban soạn thảo Luật Điện ảnh sửa đổi đang tiếp thu và nghiên cứu để bổ sung.
Lý do 'Bố già', 'Kiều' được tranh giải ở LHP Phim "Kiều" của Mai Thu Huyền và "Bố già" tranh giải cùng các tác phẩm khác tại Liên hoan phim Việt Nam 2021 diễn ra ở Huế. Trao đổi với Zing , ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết Liên hoan phim Việt Nam 2021 có tổng cộng 128/141 phim được chọn tham gia, trong đó có 26 phim...