Cục trưởng phòng chống tệ nạn: Mại dâm đành biết mà không phạt được
Các hoạt động mại dâm ngày càng biến tướng với nhiều hình thức tinh vi khiến công tác phòng chống tệ nạn ngày càng khó khăn.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Theo Cục phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), hiện cả nước có khoảng 30.000 người bán dâm, trong đó, số có hồ sơ quản lý là 13.928 người. Các đối tượng này hoạt động rất tinh vi như tập trung ở các tụ điểm công cộng, trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ trá hình và thông qua môi giới điều hành, sử dụng internet, phương tiện liên lạc để tiếp thị, mại dâm theo tour du lịch.
Video đang HOT
Đặc biệt, có sự xuất hiện một số đối tượng là người nước ngoài vào Việt Nam hùn vốn thành lập các nhà hàng, khách sạn, karaoke, vũ trường chuyên phục vụ cho người nước ngoài ở các KCX – KCN như ở Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM nhưng thực chất là tổ chức hoạt động mại dâm.
Đáng chú ý là hoạt động mại dâm theo hình thức “gái gọi” không thông qua sự điều hành của chủ đường dây hay chủ nhà hàng, khách sạn. Thay vào đó, đối tượng môi giới cũng là người bán dâm đang có chiều hướng gia tăng và phát triển mạnh. Gái bán dâm liên kết với nhau thành nhóm hoạt động, hình thành các đường dây liên tỉnh, móc nối với các hướng dẫn viên du lịch để cung cấp gái mại dâm cho khách đến các địa điểm du lịch trong nước hoặc nước ngoài.
Ngoài ra, mại dâm trẻ em cũng ngày càng nghiêm trọng, nhất là tại các khu vực cửa khẩu. Đơn cử như tại các cửa khẩu tiếp giáp với Trung Quốc, từ đầu năm đến nay, Bộ đội biên phòng đã bắt giữ, xử lí 133 vụ với 158 đối tượng và giải cứu 177 nạn nhân gồm 16 trẻ em. Tuyến biên giới Tây Nam giáp với Campuchia có khoảng 200 phụ nữ Việt Nam liên quan đến hoạt động mại dâm tại 47 casino, 35 trường gà ở ngoại biên đối diện.
Ông Nguyễn Văn Minh, Cục trưởng Cục phòng chống tệ nạn xã hội cho rằng, nguyên nhân khiến hoạt động mại dâm không có dấu hiệu giảm là do vướng luật. Chẳng hạn như trong quy định của Pháp lệnh phòng chống mại dâm, việc xử lí mại dâm phải bắt được quả tang và khi lập biên bản phải có sự thừa nhận của cả người mua dâm và người bán dâm. Trong khi đó, để phát hiện các đối tượng hoạt động mại dâm phải mất rất nhiều thời gian nhưng vì không bắt được quả tang nên đành biết mà không phạt được để tạo sự răn đe.
Theo Infonet
Ma túy đang tuồn vào Việt Nam bằng mọi phương thức
Ma túy đang được tuồn vào nước ta với nhiều chủng loại mới, bằng mọi phương thức. Theo đó, số người nghiện ma túy tổng hợp đang gia tăng nhanh ở nhiều tỉnh, thành phố lớn trong khi cơ quan chức năng chưa đưa ra được tiêu chí đánh giá và cai nghiện.
Tại Hà Nội, Cục Phòng chống tệ nạn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) và Bộ Công an vừa tổ chức hội thảo về công tác phòng chống ma túy và cai nghiện phục hồi 6 tháng đầu năm 2012.
Theo Bộ LĐ-TB-XH, trong 6 tháng đầu năm 2012, các cơ sở trong cả nước đã tổ chức cai nghiện cho 16.000 lượt trong tổng số 35.000 đối tượng nghiện ma túy. Trong đó cai tại trung tâm là 9.400 lượt người, cai tại gia đình và cộng đồng là 6.600 lượt người. Các địa phương cũng đã tổ chức dạy nghề cho 4.200 đối tượng sau cai nghiện và hỗ trợ vốn, tạo việc làm cho 2.045 người sau khi cai nghiện.
Số người nghiện ma túy tổng hợp đang tăng mạnh tại các thành phố lớn
Tuy nhiên, theo Cục CSĐT tội phạm ma túy (Bộ Công an) cho biết, hiện nay tình trạng ma túy tuồn vào nước ta vẫn diễn biến rất phức tạp. Ma túy ngày với nhiều chủng loại được đưa vào nội địa tiêu thị bằng nhiều phương thức: chuyển qua biên giới Việt-Lào, Việt-Trung và biên giới Tây Nam, đường hàng không, đường thư báo, chuyển phát nhanh, hồ sơ du học và cả đường biển. Trong đó, phần lớn là được vận chuyển qua các cửa khẩu ở Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Trị. Ma túy được giấu trong container hàng đã được niêm phong kẹp chì, nên rất khó kiểm tra.
Cũng theo cơ quan chức năng, hiện nay số người nghiện ma túy tổng hợp đang gia tăng ở nhiều tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh... Trong khi đó, tiêu chí để xác định người nghiện ma túy tổnghợp và phác đồ điều trị cho nhóm người nghiện loại ma túy này lại chưa được đưa ra. Do đó, việc quản lý rất khó khăn. Bởi trên thực tế, đưa người nghiện ma túy tổng hợp vào các trại cai nghiện hiện nay không có kết quả. Do đó, vấn đề cần giải quyết ngay là Bộ Kế hoạch đầu từ phố hợp với Bộ LĐ-TB-XH rà soát đánh giá cơ sở vật chất ở các Trung tâm cai nghiện để điều chỉnh chính sách, tiêu chuẩn cho phù hợp với thực tế, đồng thời hỗ trợ xây dựng nâng cấp các cơ sở cai nghiện ở cộng đồng theo kiến nghị của nhiều địa phương.
Trước tình hình này, lãnh đạo, Cục Phòng chống tệ nạn cho biết,mục tiêu của Chính phủ đặt ra trong thời gian tới là sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các địa phương xây dựng các mô hình cai nghiện hiệu quả tại gia đình, cộng đồng và quản lý sau cai nghiện gắn kết với các chương trình an sinh xã hội, xây dựng một số mô hình cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone.
Theo Dân Trí
Sắc Kiến vẽ tranh làm tình nguyện Dùng sở trường của mình là vẽ tranh để làm tình nguyện, câu lạc bộ Sắc Kiến của Trường đại học Kiến trúc Đà Nẵng đang ngày càng đóng góp thiết thực cho cộng đồng. "Tôi là sinh viên Đại học Kiến trúc" Sắc Kiến thành lập 24/4/2009 gồm các bạn sinh viên đến từ Trường đại học Kiến Trúc Đà Nẵng. Với...