Cục trưởng Hàng hải: Tàu Sunrise bị cướp 1/3 lượng dầu
Trao đổi với PV Dân trí sáng nay (9/10), ông Nguyễn Nhật – Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam – cho biết, cướp biển đã phá hỏng toàn bộ thiết bị thông tin để khống chế và hút 1/3 lượng dầu trên tàu Sunrise 689.
“Tàu của cướp biển khi tiếp cận tàu Sunrise 689 là tàu nhỏ. Sau khi khống chế được thủy thủ đoàn, bọn cướp biển dẫn tàu hàng tới căn cứ gần nhất để tổ chức hút dầu, nhưng do không tìm được nơi an toàn để thực hiện trọn vẹn ý đồ nên chúng chỉ hút được 1/3 lượng dầu trên tàu Sunrise 689 rồi thả tàu” – ông Nhật thông tin.
Tàu Sunrise 689 đang trên đường về đất liền Việt Nam
Nói về khả năng tự vệ của tàu hành hải và thủy thủ đoàn, ông Nhật cho biết theo quy định quốc tế, trên tàu khai thác thương mại không được trang bị vũ khí, vì thế khi gặp tình huống có cướp biển thì thủy thủ đoàn chỉ có thể tự vệ bằng những kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp và mục tiêu quan trọng là bảo toàn tính mạng.
“Khi nhận được thông tin tàu Sunrise 689 bị mất tín hiệu, một trong những tình huống mà chúng tôi dự liệu là cũng có thể tàu gặp cướp biển, bởi tình hình này đã được cảnh báo và yêu cầu tăng cường an ninh từ tháng 8 khi nạn cướp biển gia tăng trong vùng biển Đông Nam Á.
Chúng tôi đã kêu gọi sự hỗ trợ tìm kiếm của cơ quan chức năng các nước trong khu vực và nhận được sự giúp đỡ tích cực từ các nước bạn, thậm chí Malaysia đã điều máy bay ra biển tìm kiếm nhưng không có kết quả. Đến sáng sớm nay, khi thuyền trưởng tàu Sunrise 689 điện báo về tình hình của tàu và các thuyền viên đều an toàn là điều vô cùng may mắn. Chúng tôi đã triển khai các phương án để hỗ trợ tàu Sunrise 689″ – Cục trưởng Nhật cho hay.
Cũng theo ông Nhật, đầu tháng 9 vừa rồi Cục Hàng hải cũng đã có văn bản gửi đến Hiệp hội chủ tàu và các đơn vị vận tải biển thông báo về tình hình cướp biển gia tăng tại khu vực Đông Nam Á và việc tăng cường cảnh giác cũng như các biện pháp để bảo vệ tàu.
Được biết, đây là lần đầu tiên tàu hàng của Việt Nam bị cướp biển khống chế trong vùng biển Đông Nam Á, nhưng khoảng 3 năm trước tàu của Việt Nam cũng từng bị cướp biển Somalia bắt giữ và phải nộp tiền chuộc để thực hiện trao đổi tàu cũng như bảo toàn tính mạng cho thủy thủy đoàn.
Cục trưởng Cục Hàng Hải Nguyễn Nhật khuyến cáo, khi gặp tình huống nguy hiểm hoặc gặp cướp biển, việc đầu tiên là phải thông báo bằng điện thoại, điện tĩnh cho tất cả các đơn vị trên vùng biển mình hoạt động như: Bộ đội biên phòng, hải quân, cảnh sát biển; báo cho chủ tàu và cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan tìm kiếm cứu nạn gần nhất… để có sự hỗ trợ nhanh nhất.
“Thực tế, thuyền trưởng và sĩ quan trên tàu khi đi hành hải đều được trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm để tự bảo vệ người, tài sản và ứng phó trên biển. Tuy nhiên, việc gặp cướp biển như tàu Sunrise 689 vừa qua là tình huống bất khả kháng, may mắn là toàn bộ thủy thủ đoàn đều an toàn và hàng hóa không bị cướp hết sạch” – ông Nhật cho biết thêm.
Như Dân trí đã đưa tin, sau 7 ngày tìm kiếm tàu Sunrise 689 mất tích, sáng sớm nay (9/20) thuyền trưởng Nguyễn Quyết Thắng đã điện báo tin tàu Sunrise 689 bị cướp biển tấn công. Toàn bộ 18 thuyền viên trên tàu còn sống, trong đó có 2 người bị thương, toàn bộ thiết bị thông tin liên lạc trên tàu bị phá hủy, dầu và hàng hóa bị cướp.
Video đang HOT
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Độc đáo quán ăn tái hiện thời kỳ bao cấp giữa lòng Thủ đô
Những đồ vật, đường nét xưa cũ cùng với nếp sống thời bao cấp được tái hiện đầy đủ trong một quán ăn độc đáo ở Hà Nội.
Nhìn từ bên ngoài, cửa hàng mang dáng dấp của một ngôi nhà cũ kỹ rêu phong với mái ngói cấp 4, tường quét vôi ve mang đậm chất hoài cổ
Những vật dụng để trang trí quán đều là đồ dùng cũ gợi nhớ thời kỳ bao cấp
Không gian bên trong quán được bày trí tràn ngập các đồ vật của thời kỳ tem phiếu
Câu khẩu hiệu và đồ vật thời chiến được treo trên tường gạch thô
Những kỷ vật của thời xưa cũ
Đài Cát-sét, bi đông đựng nước, cặp lồng nhôm...những vật dụng quen thuộc trong các gia đình thời bao cấp ở Hà Nội
Xe đạp thống nhất, guốc mộc, mũ cối, nón lá và những bức tranh về thời "tem phiếu"
Ông chủ của nhà hàng cũng là người gốc Hà Nội, ông chia sẻ việc mở cửa hàng là muốn lưu lại những kỉ niệm thời bao cấp cho những người từng sống trong thời bao cấp, một phần muốn các bạn trẻ có thể hiểu được một phần lịch sử của đất nước, hiểu được cuộc sống của chính cha mẹ mình trong khốn khó
Những chiếc bàn ăn được đặt ngăn nắp
Ông đũa bằng nứa đan, bát men sứ
Tem phiếu để gọi đồ ăn
Thực đơn được viết bằng phấn lên bảng như thời bao cấp
Quầy giải khát với các vật dụng cổ và bảng ưu tiên cho những người thương binh
Biển khuyến cáo mọi người phải xếp hàng theo thứ tự
Giữa thời kỳ mà những sản phẩm dân dụng tiện ích xuất hiện ngày càng nhiều, việc kiếm tìm, sưu tập lại chiếc bàn là Liên Xô, dải tem phiếu, cục đá khắc tên chủ nhân từng được dùng để xếp hàng mua thực phẩm là điều rất khó. Chủ nhân của quán đã phải lặn lội đi thu mua từ những gia đình còn lưu giữ lại được các đồ vật từ thời bao cấp để mang về quán
Một quán kinh doanh độc đáo gợi nhớ những kỷ niệm thời bao cấp ở Hà Nội.
Lê Tú
Theo Dantri
Không để Hà Nội bị phai nhạt trong vùng không gian rộng lớn "Sáp nhập với Hà Tây, về lâu dài tạo sự phát triển cho Hà Nội. Nhưng nếu không có cái nhìn sâu sắc, trung tâm văn hóa Thăng Long - Hà Nội sẽ bị phai nhạt, bị hòa đồng với vùng nông thôn rộng lớn ở xung quanh", Giáo sư Phan Huy Lê nói. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng...