Cục trưởng Cục Y tế dự phòng: ‘Ký cam kết tiêm vắc xin COVID-19 là cần thiết’
“Ký cam kết tiêm chủng thể hiện chúng ta đặt vai trò của người dân cao hơn trong công tác phòng chống dịch trong giai đoạn bình thường mới, khi xuất hiện các biến chủng mới.
Việc ký cam kết trách nhiệm là cần thiết” – ông Phan Trọng Lân nói.
Người dân đến trạm y tế phường xin các giấy tờ xác nhận F0 – Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Ông Phan Trọng Lân, cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết tại cuộc gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế chiều 27-6.
Ký cam kết tiêm chủng để nâng cao trách nhiệm phòng chống dịch
Liên quan đến việc người dân buộc phải ký cam kết tiêm chủng vắc xin COVID-19, ông Phan Trọng Lân cho biết việc tiêm vắc xin là yêu cầu của phòng chống dịch. Người dân cần đi tiêm đúng lịch.
“Chúng ta biết ký cam kết là cam kết giữa hai bên trong thực hiện trách nhiệm. Ký cam kết thể hiện chúng ta đặt vai trò cao hơn của người dân trong công tác phòng chống dịch giai đoạn bình thường mới và tiếp theo khi xuất hiện các biến chủng mới. Việc ký cam kết trách nhiệm các bên là cần thiết”, ông Lân khẳng định.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng lý giải việc ký cam kết để chính quyền và người dân hiểu rõ hơn về các biến thể mới, hiệu quả vắc xin cũng như ứng phó biến thể mới.
Qua theo dõi dịch bệnh COVID-19 sau hơn 2 năm, ông Lân khẳng định: “Thực sự virus này biến hóa khôn lường.
Bình thường đại dịch đi theo xu hướng tăng lây lan, giảm lần xu thế dịch, hoặc là biến mất hoặc thành bệnh lưu hành. Tuy nhiên SARS-CoV-2 liên tục biến hóa, chúng ta trải qua 5 đợt dịch, trong đó chủng Omicron có đến 5 biến thể phụ.
Thông điệp Tổ chức Y tế thế giới rất rõ, nơi nào chưa an toàn có nghĩa là vùng chưa tiêm chủng vắc xin và có nguy cơ kết hợp trở thành biến thể mới. “Một điều chúng ta thấy vắc xin khác nhau giữa đáp ứng với các biến thể nhưng vắc xin làm giảm ca mắc COVID-19 nặng, tử vong”, ông Lân nói.
Còn 15 triệu liều vắc xin trong kho dự trữ
Theo bà Dương Thị Hồng – phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, hiện nay nhiều người dân khi đã tiêm xong liều cơ bản, sau đó có mắc COVID-19 có sự chủ quan không tiêm mũi nhắc lại.
Tuy nhiên, kháng thể sau mắc COVID-19 sẽ bền vững, cho nên vẫn cần phải tiêm mũi nhắc lại 3, 4.
“Vắc xin COVID-19 đủ để cung ứng, đảm bảo đủ tiêm nhắc lại chứ không dư thừa. Nhưng do người dân chưa hiểu đầy đủ, chưa tích cực tham gia. Nhiều người dân không đi tiêm theo kế hoạch, mời tận nơi nhưng từ chối”, bà Hồng thông tin.
Bà Hồng thông tin hiện kho lưu trữ vắc xin còn 15 triệu mũi tiêm vắc xin COVID-19. Bà Hồng khẳng định, việc tuyên truyền người dân tiêm vắc xin hiện nay không phải do thừa vắc xin.
“Chúng tôi phân bổ vắc xin có hạn sử dụng ngắn trước, lô vắc xin có hạn 30-6 đã được phân bổ đến các tỉnh, thành phố từ giữa tháng 5. Tất cả các tuyến cơ sở đang rất nỗ lực để sử dụng hiệu quả vắc xin sẵn có.
Hiện chúng ta còn 15 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 có hạn sử dụng từ tháng 7 đến tháng 10. Tỉ lệ hao hụt vắc xin áp dụng cho tất cả các quốc gia là 10%.
Nếu chúng ta tiêm đủ liều bổ sung cho người từ 18 tuổi trở lên với tỉ lệ bao phủ 90% thì lượng vắc xin thậm chí phải bổ sung thêm. Vì vậy, nếu chúng ta không sử dụng hiệu quả vắc xin sẵn có sẽ gây lãng phí, trong khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp”, bà Hồng thông tin.
32.000 người tử vong do COVID-19 thì có 52,8% chưa tiêm vắc xin
Ông Vương Ánh Dương, phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết: “Chúng ta có thể phân tích các con số để thấy hiệu quả vắc xin. Theo đó, từ 27-4-2021 đến nay, cả nước ghi nhận trên 32.000 ca tử vong do COVID-19. Con số này phân tích ra những người được tiêm vắc xin và chưa tiêm như sau:
Trên 32.000 người tử vong do COVID-19 chỉ 7,3% tiêm đủ liều vắc xin. Số tiêm 1, 2 mũi vắc xin chiếm 29,8%. Số chưa tiêm vắc xin lên tới 52,8%. “Qua con số này, chúng ta có thể thấy được hiệu quả của vắc xin”, ông Dương nói.
“Thời điểm trước chúng ta chưa đủ vắc xin bao phủ, đặc biệt trong đợt dịch tại TP.HCM, vì vậy số ca tử vong cao. Ngay khi có vắc xin, chúng ta nên cố gắng tiêm đầy đủ”, ông Dương nói thêm.
Cũng theo ông Dương, theo một nghiên cứu gần đây của Mỹ, hiệu quả tiêm mũi 3 vắc xin có tác dụng trong 3 tháng, sau tháng thứ 3, hiệu quả giảm đi nhiều và tiếp tục giảm dần sau đó, thậm chí hiệu quả chỉ còn 10-20% so với ban đầu.
TP.HCM: 300 nhân viên y tế tuyến đầu Bệnh viện Nguyễn Tri Phương bị nhiễm Covid-19
Chưa có thống kê chính thức nhưng ước có đến hàng ngàn nhân viên y tế nhiễm Covid-19, trong đó có hàng trăm nhân viên y tế Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Ngày 23.12, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) tổ chức hội nghị khoa học kỹ thuật thường niên lần thứ XIX năm 2021.
Tại hội thảo, đại diện Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết trong đại dịch Covid-19 vừa qua, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có hơn 300 nhân viên y tế tuyến đầu bị nhiễm Covid-19.
Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân Covid-19 . KHÁNH TRẦN
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân viên y tế nữ bị nhiễm Covid-19 tại bệnh viện cao gấp gần 2,5 lần so với nam giới, trẻ (dưới 35 tuổi) và nhân viên làm công tác điều dưỡng chiếm 50,6%.
Tuy nhiên, đa số ca bệnh không có bệnh lý nền đi kèm (80,2%) và đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19 (96,5%) và là người nguy cơ cao tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây nhiễm (67,3%).
Các nhân viên này khi mắc bệnh mức độ nhẹ (viêm đường hô hấp trên cấp tính) hoặc không có triệu chứng và sớm khỏi bệnh, không ghi nhận trường hợp tử vong.
Trước thực tế như trên, bác sĩ CK.II Võ Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cho rằng thực hành và quản trị lâm sàng cần được tuân thủ. Các quy trình chuẩn sẽ giúp tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn cho chính bản thân nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch Covid-19 tại bệnh viện cũng như hạn chế thấp nhất số ca nhiễm Covid-19 cho lực lượng nhân viên y tế làm công tác tuyến đầu và chăm sóc, điều trị bệnh nhân.
Covid-19 sáng 23.12: Cả nước 1.588.335 ca | TP.HCM sẵn sàng cho ngày học sinh trở lại trường
Cũng theo theo bác sĩ Võ Đức Chiến, môi trường an toàn cho chăm sóc sức khỏe luôn đóng một vai trò quan trọng, liên quan tới việc tạo ra 1 môi trường phù hợp để có thể cung cấp dịch vụ an toàn và chất lượng cho bệnh nhân. Sự thấp thỏm bất an của những người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân mạn tính dường như càng tăng lên gấp nhiều lần trong đại dịch Covid-19 vừa qua.
Cụ thể, khoảng 10 - 15% người trưởng thành trong dân số chung có ít nhất 1 cơn trầm cảm nặng trong giai đoạn nào đó của cuộc sống. Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Ước tính, người bệnh đái tháo đường bị rối loạn trầm cảm gấp 2 lần dân số chung. Theo một nghiên cứu vào năm 2020 (năm đầu tiên với đại dịch Covid-19 ở Việt Nam và thế giới) được thực hiện tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, tỷ lệ rối loạn trầm cảm là 17%.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thần tốc hơn nữa trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine Thần tốc hơn nữa trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine tổ chức tiêm an toàn, nhanh nhất. Chậm nhất ngày 31/12/2021 phải hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên; không để sót, đặc biệt là người có bệnh nền, người trên 50 tuổi; hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12-18 tuổi trong tháng 1/2022,...