Cục trưởng Cục Y tế dự phòng: Hai kịch bản phòng dịch COVID-19 của Việt Nam có thể triển khai thời gian tới
Việt Nam sẽ xây dựng song 2 kịch bản ứng phó với phòng chống dịch, đó là: COVID-19 trở thành bệnh lưu hành và dự phòng khi xuất hiện tình huống mới nghiêm trọng.
Đến nay, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên phạm vi cả nước, ca mắc mới, ca nặng và tử vong liên tục giảm…
Tại cuộc gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế sáng 13/4, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đưa ra 2 kịch bản phòng chống dịch COVID-19 có thể triển khai thời gian tới.
Theo GS.TS Phan Trọng Lân: Việt Nam sẽ xây dựng song song 2 kịch bản ứng phó với phòng chống dịch, đó là: COVID-19 trở thành bệnh lưu hành và dự phòng khi xuất hiện tình huống mới nghiêm trọng. Ảnh: Trần Minh
Theo GS.TS Phan Trọng Lân, trong bối cảnh đi lại nhiều trên toàn thế giới, việc phòng chống dịch COVID-19 không phải của một địa phương, một quốc gia mà của toàn thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra các kịch bản về diễn tiến dịch COVID-19 có thể xảy ra.
Kịch bản thứ nhất, biến thể Omicron xuất hiện phổ biến trong cộng đồng và sẽ dần giảm bớt độc lực. Bên cạnh đó, với miễn dịch có sẵn từ việc tiêm vaccine phòng COVID-19 và mắc bệnh, số trường hợp chuyển nặng và tử vong sẽ giảm. Đây là kịch bản có xu thế xảy ra nhiều hơn
“Với kịch bản này, chúng ta chuyển sang trạng thái bình thường mới, tức là đưa COVID-19 sang bệnh lưu hành. Các hoạt động xã hội có thể trở về bình thường.
Tuy nhiên, mỗi cá nhân trong xã hội đều biết được các nguy cơ của mình và nếu thực hiện tốt biện pháp phòng chống dịch thì cuộc sống sẽ trở lại bình thường. Chúng ta chủ yếu tập trung vào những đối tượng nguy cơ cao (người cao tuổi, người có bệnh nền…)”- Cục trưởng Phan Trọng Lân nói.
Kịch bản thứ 2, GS.TS Phan Trọng Lân cho hay, đến nay hiểu biết về virus SARS-CoV-2 vẫn chưa được toàn diện. Khi giao lưu đi lại nhiều, việc xuất hiện liên tục các biến thể mới vẫn có khả năng xảy ra.
Các chủng này có thể hình thành do sự tương tác giữa các biến thể đã xuất hiện hoặc là chủng khác mới hơn. Chủng SARS-CoV-2 mới khi xuất hiện sẽ làm giảm đi hiệu lực bảo vệ của vaccine, có thể làm lây lan mạnh hơn và tăng nguy cơ chuyển nặng.
Với kịch bản thứ hai này, Việt Nam sẽ triển khai lại các biện pháp phòng dịch cấp bách như đã từng thực hiện.
“Mặc dù thời điểm này, chúng ta đã có nhiều vũ khí như vaccine, thuốc điều trị, kinh nghiệm điều trị và các biện pháp phòng chống dịch, tuy nhiên ngành y tế phải thường xuyên cập nhật hơn nữa, kể cả về thuốc điều trị và đặc biệt là công nghệ vaccine”, GS.TS Phan Trọng Lân nói.
Như vậy, Việt Nam sẽ xây dựng song song hai kịch bản. Một là khi COVID-19 trở thành bệnh lưu hành, bình thường mới. Hai là vẫn luôn dự phòng các kịch bản khi xuất hiện tình huống mới, chủng mới mang tính nghiêm trọng để không để bị động.
Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên cả nước. Từ cuối tháng 12/2021, sau khi ghi nhận ca mắc đầu tiên biến thể Omicron, số mắc cả nước tăng cao nhất trong 3 tuần đầu của tháng 3 do biến thể Omicron đã chiếm chủ đạo về số mắc, sau đó giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay.
Trong 3 tuần qua, số ca nhiễm, ca nặng và tử vong tại các tỉnh, thành phố có xu hướng giảm từng ngày, do: Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 với quy mô lớn nhất trong lịch sử.
Video đang HOT
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người thuộc đối tượng nguy cơ cao tại Hà Nội Ảnh: Trần Minh
Việc triển khai chiến dịch được thực hiện trên quan điểm thống nhất “tiêm nhanh nhất, nhiều nhất, rộng nhất, đảm bảo an toàn, hiệu quả và phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để đảm bảo không bỏ sót đối tượng tiêm chủng đặc biệt với người nguy cơ cao như người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm lao động di cư ở các thành thị…
Trên cả nước số tử vong do COVID-19 đã giảm mạnh (hiện còn hơn 30 ca mỗi ngày); hơn 1.200 ca nặng đang điều trị tại bệnh viện do các địa phương đã nỗ lực rà soát người chưa được tiêm chủng/chưa được tiêm đủ liều cơ bản hoặc không thể đến cơ sở tiêm chủng để tiêm bù, tiêm vét, tổ chức tiêm tại nhà (nếu cần thiết) đảm bảo không bỏ sót đối tượng.
Tăng cường truyền thông và triển khai tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, nhất là các đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm lao động di cư ở các thành thị… đều được bảo đảm tiếp cận các dịch vụ y tế.
Hệ thống y tế đã trụ vững trong đợt cao điểm của dịch với khả năng đáp ứng tối đa 200.000 giường điều trị. Bộ Y tế đã bảo đảm đủ thuốc điều trị, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các bệnh viện chủ động mua thuốc điều trị; phân bổ, hỗ trợ kịp thời thuốc điều trị cho các địa phương; đối với các loại thuốc thiết yếu, có cơ số dự phòng phù hợp cho tình huống dịch bệnh diễn biến xấu…
Ngày 9/4: Số mắc COVID-19 cả nước giảm mạnh, còn 34.140 ca
Bản tin dịch COVID-19 ngày 9/4 của Bộ Y tế cho biết cả nước còn 34.140 ca mắc mới COVID-19, giảm hơn 5.000 ca so với hôm qua; Số ca tử vong giảm chỉ còn 26 trường hợp
Thông tin các ca COVID-19 mới:
- Tính từ 16h ngày 08/4 đến 16h ngày 09/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 34.140 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 34.138 ca ghi nhận trong nước (giảm 5.195 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 10.715 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.202), Bắc Giang (1.956), Nghệ An (1.656), Phú Thọ (1.652), Yên Bái (1.608), Lào Cai (1.544), Đắk Lắk (1.210), Bắc Kạn (1.118), Quảng Ninh (1.097), Quảng Bình (1.037), Lạng Sơn (990), Tuyên Quang (959), Vĩnh Phúc (954), Thái Bình (931), Hải Dương (820), Thái Nguyên (793), Bắc Ninh (720), Cao Bằng (708), TP. Hồ Chí Minh (636), Lâm Đồng (601), Hà Giang (589), Hưng Yên (538), Sơn La (520), Bình Dương (489), Hà Nam (456), Lai Châu (454), Vĩnh Long (450), Hà Tĩnh (445), Bình Định (430), Nam Định (410), Quảng Trị (408), Gia Lai (395), Hòa Bình (383), Ninh Bình (359), Bình Phước (356), Đắk Nông (348), Tây Ninh (332), Quảng Ngãi (322), Điện Biên (309), Bến Tre (283), Đà Nẵng (281), Cà Mau (278), Thừa Thiên Huế (251), Quảng Nam (251), Phú Yên (236), Thanh Hóa (226), Bà Rịa - Vũng Tàu (197), Hải Phòng (132), Khánh Hòa (119), Kiên Giang (116), Long An (94), Bình Thuận (90), An Giang (88), Trà Vinh (87), Bạc Liêu (67), Ninh Thuận (36), Kon Tum (27), Sóc Trăng (23), Cần Thơ (22), Đồng Nai (21), Đồng Tháp (15), Hậu Giang (10), Tiền Giang (3).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (-695), Bắc Giang (-546), Yên Bái (-507).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Lâm Đồng ( 601), Hồ Chí Minh ( 193), Bình Dương ( 187).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 46.131 ca/ngày.
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến ngày 9/4
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.169.929 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 102.850 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.162.185 ca, trong đó có 8.494.715 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.520.081), TP. Hồ Chí Minh (601.116), Nghệ An (413.646), Bình Dương (381.381), Bắc Giang (372.998).
Số ca mắc COVID-19 rên thế giới
- Cả thế giới có 497.890.480 ca nhiễm, trong đó 433.515.233 ca khỏi bệnh; 6.199.774 ca tử vong và 58.175.473 ca đang điều trị (54.321 ca diễn biến nặng).
- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 1.166.466 ca, tử vong tăng 3.597 ca.
- Châu Âu tăng 623.795 ca; Bắc Mỹ tăng 62.394 ca; Nam Mỹ tăng 37.344 ca; châu Á tăng 383.273 ca; châu Phi tăng 2.011 ca; châu Đại Dương tăng 57.649 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 47.810 ca, trong đó: Indonesia tăng 1.468 ca, Malaysia tăng 14.944 ca, Thái Lan tăng 25.298 ca, Philippines tăng 288 ca, Singapore tăng 4.014 ca, Myanmar tăng 92 ca, Lào tăng 1.681 ca, Campuchia tăng 25 ca, Đông Timor tăng 0 ca.
Tình hình điều trị COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 41.857 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 8.497.532 ca
2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.551 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 1.070 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 237 ca
- Thở máy không xâm lấn: 41 ca
- Thở máy xâm lấn: 201 ca
- ECMO: 2 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 08/4 đến 17h30 ngày 09/4 ghi nhận 26 ca tử vong tại: Đắk Lắk (7 ca trong 2 ngày), Đồng Nai (4), Bạc Liêu (2), Kiên Giang (2), An Giang (1), Bắc Kạn (1), Bình Dương (1), Bình Phước (1), Cà Mau (1), Cao Bằng (1), Đồng Tháp (1), Hà Tĩnh (1), Hậu Giang (1), Lạng Sơn (1), Vĩnh Long (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 33 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.794 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 38.899.919 mẫu tương đương 84.898.827 lượt người, tăng 47.642 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 08/4 có 216.244 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 208.460.812 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 191.235.861 liều: Mũi 1 là 71.380.925 liều; Mũi 2 là 68.483.665 liều; Mũi 3 là 1.505.511 liều; Mũi bổ sung là 15.003.297 liều; Mũi nhắc lại là 34.862.463 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.224.951 liều: Mũi 1 là 8.821.673 liều; Mũi 2 là 8.403.278 liều.
Hoạt động của ngành y tế
- Bộ Y tế ban hành công văn số 1815/BYT-CNTT ngày 08/4/2022 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các cơ sở tiêm chủng trực thuộc Bộ Y tế; Y tế Bộ, ngành về việc chuẩn bị triển khai tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
- Ngày 08/4/2022, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long điện đàm về tăng cường hỗ trợ hợp tác y tế với Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương.
- Ngày 08/4/2022, Bộ Y tế tổ chức lễ ký Giấy chứng nhận bàn giao lô vắc xin thứ ba và thứ tư do Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa viện trợ Chính phủ Việt Nam.
- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc điều trị COVID-19.
Trong đó ưu tiên những người thuộc đối tượng chống chỉ định cần được tư vấn, thăm khám (kể cả trực tuyến) để đảm bảo sử dụng thuốc được an toàn.
- Tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về các biến chủng.
Sáng 6/4: Trung bình tuần qua có 65.600 ca COVID-19/ngày; Trẻ 5 dưới 12 tuổi tiêm vaccine có được cấp hộ chiếu vaccine? Bộ Y tế cho biết số ca mắc mới COVID-19 giảm tại hầu hết các tỉnh, thành trong tuần qua, trung bình F0 mới là 65.600 ca/ngày. Số bệnh nhân nặng và ca tử vong cũng giảm; Hiện hơn 8,14 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi. Trẻ 5 - dưới 12 tuổi tiêm vaccine được cấp hộ chiếu vaccine hay...