Cục trưởng Cục Hàng hải: “Tàu chúng ta bị cướp vì… bé quá!”
Liên quan đến các vụ cướp biển gần đây xảy ra với tàu biển Việt Nam, PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Nhật – Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Thưa ông, cướp biển là chuyện không mới trên thế giới nhưng vì sao thời gian gần đây lại xảy ra trên vùng biển Đông Nam Á, đặc biệt với tàu Việt Nam?
- Cướp biển là chuyện thường xuyên xảy ra trên thế giới, từ xưa đã xảy ra chuyện này. Ở vùng biển Đông Nam Á thì mới xảy ra trong năm nay thôi. Tuy nhiên, những vụ cướp thường xảy ra trên vùng biển quốc tế, chứ không thuộc một nước nào cả. Các tàu phải tính toán làm sao, không nên đi qua vùng biển quốc tế vào ban đêm. Thực tế, hai vụ cướp tàu vừa qua đều xảy ra vào ban đêm.
Nguyên nhân thực sự thì chưa thể xác định được tại sao cướp biển lại hoành hành trên vùng Biển Đông, nhưng về nguyên nhân cụ thể, sở dĩ tàu của chúng ta bị cướp vì di chuyển qua vùng biển quốc tế vào ban đêm, khi các lực lượng bảo vệ an toàn trên biển bị hạn chế. Đặc biệt, do tàu của chúng ta nhỏ nên bọn cướp dễ đột nhập và khống chế.
Sở dĩ tàu Việt Nam bị cướp mà tàu các nước khác lại không, vì tàu của chúng ta loại nhỏ, bọn cướp biển dễ lên, dễ khống chế. Tàu các nước đi qua vùng biển quốc tế thường 200.000 – 300.000 tấn, trong khi tàu của chúng ta chỉ hơn 2.000 tấn.
Cả hai vụ cướp biển xảy ra gần đây, bọn cướp đều thực hiện được trót lọt, phải chăng chúng ta chưa tập huấn đầy đủ cho thuyền trưởng, thuỷ thủ để đối phó với những tình huống này?
- Cục Hàng hải và các lực lượng khác như hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư… thường xuyên tổ chức tập huấn các tình huống phòng, chống cướp biển cho các tàu biển hay đi qua các vùng biển quốc tế. Cục cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp với hiệp hội chủ tàu, hiệp hội các hãng tàu, thông báo với thuyền trường… Nhưng thực tế, những vụ cướp biển xảy ra trên vùng biển quá xa nên khó kiểm soát, khó phối hợp các lực lượng giải cứu kịp thời…
Theo ông, khi xảy ra tình huống tàu bị cướp biển tấn công, hành động của thuỷ thủ đoàn như thế nào là phù hợp?
- Khó mà nói cần phải xử lý thế nào, vì mỗi trường hợp có các tình huống khác nhau, thuyền trưởng và các thuyền viên phải biết phòng, chống, đối phó với cướp biển. Nhưng theo tôi, trong những tình huống đối mặt với cướp biển sự nóng vội, manh động không phải là cách xử lý tốt, bởi lẽ bọn cướp luôn ở thế chủ động tấn công còn tàu bị cướp ở thế thụ động.
Video đang HOT
Theo quy định hàng hải quốc tế, tàu chở hàng không được mang theo vũ khí, trong khi đó bọn cướp có đầy đủ vũ khí và sẵn sàng nổ súng, do đó, các thuỷ thủ, thuyền trưởng cần có cách đối xử khôn khéo, tìm cách thông tin về đất liền nhanh nhất để huy động lực lượng hỗ trợ truy tìm bọn cướp, và sau đó các nhà chức trách sẽ có cách xử lý. Sự việc xảy ra ở vùng biển nước nào, nước đó phải có trách nhiệm.
Thực tế vụ cướp tàu Asphalt 2 vừa qua, các quốc gia liên quan đã phản ứng như thế nào?
- Trong vụ việc xảy ra với tàu chở dầu Sunrise 689 và tàu Asphalt 2, ngay khi nhận được tin báo, tôi đã gọi điện cho phía Singapore, họ điều tàu và các lực lượng hỗ trợ ra ngay vùng biển xảy ra sự việc, liên tục lùng sục nhiều giờ truy tìm bọn cướp biển.
Về mặt quản lý nhà nước, liệu có phải chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề bảo vệ an toàn hàng hải, đặc biệt đối với các tàu thường xuyên vận chuyển trên tuyến biển quốc tế?
- Đối với Nhà nước, năm nào Bộ trưởng Bộ GTVT cũng đi họp với bộ trưởng các nước ASEAN bàn về chuyện phòng, chống cướp biển. Các nước đều thống nhất, cam kết hỗ trợ chống cướp biển. Tổ chức Hàng hải thế giới có đại diện nằm ở Malaysia và thường xuyên khuyến cáo về nạn cướp biển. Việt Nam và các nước ven biển như Singapore, Malaysia, Indonesia,… đều có tổ chức phòng, chống cướp biển nhằm đảm bảo cho tàu bè hoạt động trên vùng biển của mình an toàn.
Thực tế, việc phối hợp giữa các cơ quan này trong khu vực thực hiện khá tốt. Nếu sự việc xảy ra với tàu nước họ trên vùng biển nước mình, mình xử lý ngay, ngược lại, các nước bạn cũng phản ứng rất nhanh. Hằng năm đều có sự trao đổi, rút kinh nghiệm giữa các nước ven biển trong khu vực. Về mặt quản lý nhà nước, chúng ta đã làm hết sức, hết cỡ rồi.
Đã làm hết sức, hết cỡ nhưng nạn cướp biển đã diễn ra với tàu của chúng ta trên chính vùng Biển Đông và không ai dám chắc sẽ không còn diễn ra, chẳng lẽ chúng ta bó tay ngồi nhìn?
- Quả là, chúng tôi cũng đang đau đầu suy nghĩ xem có cách thức nào đó, chứ để xảy ra chuyện như thế này nữa cũng đau đầu. Mới đây, Việt Nam đã chủ động đề xuất một chương trình phối hợp với các nước trong khu vực nhằm chống cướp biển. Thực tế, việc chống cướp biển giữa biển khơi rất khó, nó chực mình chứ mình đâu có chực được nó, rất khó. Việc chuyển đổi hướng đi tránh vùng biển quốc tế là khó, trước mắt, các tàu của chúng ta nên tính toán, tránh đi qua vùng biển này vào ban đêm.
Xin cảm ơn ông!
Theo Xuân Hùng
Lao Động
Khóc nghẹn nhìn thi thể thủy thủ bị cướp bắn trở về
23 giờ 10 phút đêm qua 10/12, thi thể thuyền viên tàu VP ASPHALT 2 Trần Đức Đạt bị cướp biển sát hại hôm 7/2 đã về đến gia đình.
Thời tiết ngoài trời rất lạnh nhưng rất đông người thân, bà con lối xóm và đồng nghiệp của anh Đạt có mặt tại nhà anh Đạt. Không khí tang thương như bao trùm cả con ngõ nhỏ tại tổ 28, cụm 4, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, Hải Phòng - nơi vợ chồng Đạt sinh sống. Khi đoàn xe chở thi thể Đạt vừa dừng bánh, người thân và bạn bè ùa vây, những tiếng khóc ngất chào đón thủy thủ xấu số này trở về.
Mấy ngày qua, bà Đỗ Thị Huệ, mẹ Đạt tưởng chừng đã khóc cạn nước mắt. Chiếc quan tài mang thi thể con trai vừa đưa khỏi xe, bà Huệ ôm quan tài ngã gục. Chỗ dựa duy nhất của gia đình bà đã vĩnh viễn không còn. Cố nhìn mặt con lần cuối, trong tiếng khóc ngất, bà Huệ khiến những người có mặt không cầm nổi nước mắt: "Đạt ơi! Dậy đi con. Con ơi! Lá vàng còn ở trên cây,...".
Bàn thờ thuyền viên Đạt được lập tại gia đình
Đã 2 ngày trên hành trình sang Singapore để đưa thi thể chồng về nước, chị Bùi Thị Huyền dường như kiệt sức vì nỗi mất mát quá lớn. Tiếng nấc nghẹn khóc chồng bỗng òa lên khi vừa quan tài chồng vừa đưa vào cửa, phía trong hai đứa trẻ vẫn đang ngủ ngon giấc. Nhìn cảnh tượng ấy không ai cầm nổi nước mắt.
Chị Bùi Thu Hạnh, chị vợ của Đạt và là cũng là người sang Singapore đưa Đạt về cho biết, gia đình cử 4 người cùng đại diện Công ty cổ phần vận tải hóa dầu VP đã sang Singgapore. Ngay sau khi đến, đại sứ quán Việt Nam tại Singapore đã phối hợp cùng nước bạn tạo mọi điều kiện nhanh chóng để hoàn tất các thủ tục đưa Đạt về gia đình. Sau hơn 3 giờ đến sân bay Nội Bài, lúc 18h30 đại diện Bộ GTVT và lãnh đạo Cục Hàng hải VN đã có mặt để chia buồn và động viên gia đình.
Rất đông người thân, bạn bè chờ đón thi thể anh Đạt trở về gia đình
Ngay từ chiều qua, PV Báo Giao thông đã có mặt tại gia đình thuyền viên Đạt. Dù đã chuẩn bị tinh thần từ mấy ngày nay những người thân và bạn bè dường như vẫn chưa thể tin rằng Đạt đã tử vong. Anh Phạm Thanh Bình, bạn thân ở gần nhà Đạt nghèn nghẹn: "Bất ngờ quá anh ạ. Em vẫn không thể tin được nó đã mất. Hôm trước nó đi, em chở nó ra sân bay Cát Bi để vào TP. HCM mà".
"Chiều nay, khi nghe mọi người nói đi đón bố nó về, nó tưởng như mọi lần trước bố về mua quần áo, quà bánh nên cứ nằng nặc đòi theo.", bà Huệ kể chuyện con gái lớn Trần Ngọc Diệp của Đạt.
Mọi người nhìn mặt anh Đạt lần cuối
Ngay sau khi đưa thi thể Đạt về gia đình, đại diện Công ty cổ phần hóa dầu VP đã có mặt để chia sẻ, động viên gia đình. Đại diện công ty này cho biết nghe tin từ thuyền trưởng báo về sự cố xảy ra với Đạt, chúng tôi đã có chỉ đạo cho thuyền trưởng, quay tàu trở lại Singapore để nhờ Cục hàng hải nước bạn can thiệp giúp đỡ. Chúng tôi đều là những người đi biển nên rất hiểu nỗi đau thương của đồng đội mình, của gia đình thuyền viên. Vì thế, khi bay sang Singapore để làm thủ tục và nhờ phía cơ quan chức năng bên nước bạn điều tra làm rõ,... bất kể họ yêu cầu gì, chúng tôi đều cố gắng làm. Sau đó công ty cũng đề nghị phía gia đình có đề bạt nguyện vọng gì thêm để công ty tiếp tục trên tinh thần có trách nhiêm cao nhất.
"Gia đình xin cảm ơn những gì công ty đã giúp đỡ suốt nhưng ngày qua, trong lúc rối bời này không biết nói gì hơn, mong công ty tiếp tục giúp đỡ gia đình lo toan tang lễ cho Đạt một cách chu toàn nhất", ông Trần Đức Dưỡng bố thuyền viên Đạt nói.
Sau khi được đưa về nhà, 11 giờ trưa nay 11/12, gia đình và họ hàng sẽ tổ chức lễ viếng thuyền viên Trần Đức Đạt. 13 giờ trưa mai 12/12, gia đình sẽ đưa thi thể Đạt hỏa thiêu tại đài hóa thân hoàn vũ Ninh Hải.
Theo Khampha
Tiếp tục cấp CMND mẫu mới tới khi có thẻ căn cước công dân Tại buổi họp báo công bố Luật Căn cước công dân tại Văn phòng Chủ tịch nước sáng nay, 11/12, đại diện Bộ Công an khẳng định, cho đến thời điểm 1/1/2020, khi cả nước đồng loạt sử dụng Thẻ căn cước công dân, các loại chứng minh thư hiện tại vẫn có giá trị sử dụng. Nói về giá trị sử dụng...