Cục trưởng Cục đường sắt chết tại cơ quan từng bị Bộ trưởng Thăng kỉ luật
Một nguồn tin từ Bộ Giao thông vận tải cho biết cuối giờ làm việc hôm nay 22-1, cán bộ công nhân viên Cục đường sắt Việt Nam phát hiện ông Nguyễn Hữu Thắng, Cục trưởng Cục đường sắt Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải đã chết trong phòng làm việc. Ông Thắng được phát hiện chết trong phòng làm việc vào cuối giờ làm việc chiều 22-1.
Tin tức mới nhất trên được Báo Tuổi trẻ cho hay.
Cũng theo tin tức của tờ báo này, sáng 22-1, ông Thắng vẫn tham gia cuộc họp triển khai thực hiện xã hội hóa lĩnh vực đường sắt của Bộ Giao thông vận tải.
Hiện nguyên nhân cái chết của ông Nguyễn Hữu Thắng chưa được công bố.
Tin tức mới nhất cho hay, Cục trưởng Cục đường sắt VN chết tại trụ sở làm việc
Có mặt bên ngoài trụ sở Bộ Giao thông vận tải, số 80 Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội, chúng tôi chứng kiến lực lượng công an đang có mặt tại đây để điều tra làm rõ nguyên nhân cái chết của ông Thắng.
Đến 21g35, một chiếc xe cứu thương đã được điều đến, chạy vào bên trong trụ sở Bộ Giao thông vận tải. Đến 21g40, xe cứu thương rời khỏi trụ sở bộ.
Đến 21g50, lại có thêm một chiếc xe cứu thương khác chạy vào sân Bộ Giao thông vận tải.
Trong khi đó, nói rõ hơn về vụ việc, báo Nguoilaodong nêu thông tin, sáng cùng ngày 22-1, Cục trưởng Nguyễn Hữu Thắng còn tham dự cuộc họp triển khai thực hiện Đề án xã hội hóa lĩnh vực đường sắt do Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng chủ trì.
Trong cuộc họp này, ông Nguyễn Hữu Thắng đã đề xuất 8 hạng mục kêu gọi xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt. Trong đó có Dự án kinh doanh, xây dựng trung tâm đường sắt Logistics, cụm kho bãi ga Yên Viên; Dự án cải tạo, mở rộng ga Xuân Giao A; Dự án đầu tư nâng cấp và cải tạo ga hàng hóa Đồng Đăng; lập phương án khai thác chuỗi dịch vụ thương mại tiện ích tại các khu ga hạng I; lập phương án khai thác và kinh doanh kho, bãi Logistics tại các khu ga đường sắt….
Cũng tại cuộc họp, Bộ trưởng Đinh La Thăng đánh giá ngành đường sắt quá trì trệ, một phần do vốn đầu tư hạn hẹp và các cấp quản lý nghiêng về đầu tư cho đường bộ nhiều hơn vì khai thác được ngay, thời gian ngắn trong khi đường sắt phải làm tổng thể và dài hạn. Ngoài ra, Tổng công ty Đường sắt chậm đổi mới, phát triển chậm hơn so với sự thay đổi chung của đất nước. Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh đây là thời điểm ngành đường sắt phải đổi mới toàn diện, mạnh mẽ để phát triển tương xứng với tiềm năng.
Video đang HOT
Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam và Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông tích cực hơn nữa để Dự án đường sắt trên cao tuyến Cát Linh – Hà Đông sớm được thi công trở lại. “Dân khổ lắm rồi…” – Bộ trưởng nói.
Trước đó, ông Nguyễn Hữu Thắng – Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam từng bị Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng quyết định tạm đình chỉ chức vụ ngày 25-4-2014. Lý do là ông Thắng có phát ngôn không đúng và thiếu trách nhiệm liên quan đến Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông, gây bức xúc trong dư luận, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành Giao thông Vận tải.
Ngày 24-4, trả lời trên báo chí về dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đội vốn 340 triệu USD, ông Nguyễn Hữu Thắng nói: “Mình đã làm hết mức rồi, nhìn các dự án như tuyến số 3: Nhổn – Ga Hà Nội 2 lần khởi công đến giờ phút này đã làm được gì đâu. Chúng tôi làm được nhiều cũng không ai khen ngợi hết, điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên”.
Xét bản tự kiểm điểm cá nhân và ý thức, thái độ về việc khắc phục, sửa chữa sai sót của ông Nguyễn Hữu Thắng, Bộ trưởng Đinh La Thăng sau đó đã quyết định dừng áp dụng hình thức tạm đình chỉ chức Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam đối với ông Nguyễn Hữu Thắng kể từ 9-5-2014.
Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu ông Nguyễn Hữu Thắng cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, không để tiếp tục xảy ra các vi phạm tương tự. Bên cạnh đó, người đứng đầu Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu ông Thắng tiếp tục kiểm điểm và chỉ đạo các tổ chức, cá nhân có liên quan làm rõ trách nhiệm liên quan đến việc tăng tổng mức đầu tư, điều chỉnh dự án đường sắt trên cao tuyến số Cát Linh – Hà Đông.
Theo NTD
Chất vấn Bộ trưởng Thăng: ĐB lo thảm họa từ đường sắt trên cao
Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Thăng, ĐB Đỗ Văn Đương bày tỏ lo lắng về sự an toàn khi vận hành dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông.
Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Thăng, ĐB Đỗ Văn Đương bày tỏ lo lắng về sự an toàn khi vận hành dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông.
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng chiều 18/11, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP HCM) bày tỏ sự quan tâm đến sự an toàn khi Bộ GTVT đưa vào vận hành dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Đại biểu Đương nêu câu hỏi: "Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông sử dụng công nghệ quốc gia nào, tiến độ vì sao rất chậm và đội vốn cao như vậy. Mà từ hôm có vụ tai nạn, tôi thấy rất lo ngại vì sợ mai kia vận hàng nhỡ rơi tàu xuống đất, nghĩ đến tôi đã thấy thảm họa. Vậy xin hỏi Bộ trưởng, khi đưa dự án vào khai thác có đảm bảo an toàn không? Nếu có đội vốn hơn nữa thì có nên cho nó chạy trong hộp để không lo bị rơi không?".
Trả lời chất vấn của đại biểu Đỗ Văn Đương, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, dự án Cát Linh - Hà Đông sử dụng vốn vay ODA Trung Quốc, do nhà thầu Trung Quốc thi công với công nghệ mới nhất. Để đảm bảo an toàn, Bộ Giao thông đã phê duyệt biện pháp an toàn, nhất là thi công trong điều kiện giữa nội đô thành phố. Sau khi có vụ việc tai nạn xảy ra, Bộ Giao thông đã cho dừng dự án để kiểm tra tổng thể, chỗ nào đảm bảo an toàn mới cho thi công. Quá trình hoàn thành và khai thác, dự án sẽ phải nghiệm thu theo đúng quy định, việc khai thác cũng đảm bảo tiêu chuẩn an toàn là số 1, sau mới đến hiệu quả.
Bộ trưởng Đinh La Thăng.
"Chúng tôi giám sát theo đúng tiêu chuẩn thiết kế, đảm bảo an toàn", Bộ trưởng Thăng nói.
Sau khi Bộ trưởng trả lời, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói thêm: "Đại biểu Đương có thể yên tâm đi lại".
Đại biểu Đặng Kim Chi (Phú Yên) chất vấn: Đèo Cả và đèo Cù Mông là 2 đèo tương đối nguy hiểm, cử tri rất vui mừng vì đã có hầm đường bộ qua đèo Cả nhưng rất nhiều ý kiến thắc mắc là đã nộp phí đường bộ rồi, dự án BOT hầm Đèo cả chưa thông nhưng hiện đã có 2 trạm thu phí ở phía Bắc và phía Nam? Xin Bộ trưởng giải thích và bao giờ thì hầm đường bộ qua đèo Cù Mông được triển khai?
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Thăng cho biết, trong dự án cải tạo QL1A có 4 đèo, ngoài đèo Hải Vân còn Phước Tượng, Phú Gia, Đèo Cả đang được đầu tư BOT. Dự án đèo Cả được sự đồng ý của Chính phủ cho phép BOT, nhưng vốn lớn cần 15.000 tỷ đồng, 10.000 tỷ BOT, 5.000 tỷ BT. Nếu không có tham gia của Nhà nước sẽ rất khó làm. Bộ GTVT cùng chủ đầu tư trao đổi với Bộ KHĐT và Tài chính cho phép dùng 2 trạm thu phí 2 đầu coi như phương án vốn góp. Tổng thời gian thu phí không đổi, không ảnh hưởng hợp đồng. Đặt 2 trạm là phù hợp, nếu không có 2 trạm thì hầm đèo Cả không biết bao giờ làm được.
Hiện đèo Cù Mông thường xuyên xảy ra TNGT, tôi rất trăn trở tìm vốn đầu tư. Vừa rà soát lại thiết kế hầm đèo Cả, tư vấn của Pháp thiết kế lại làm mới hướng tuyến, tiết kiệm được 3.000 tỷ đồng.
Trong khi Đèo Cù Mông dự kiến tổng đầu tư hết 3.500 tỷ đồng. Bộ GTVT đồng ý để nhà đầu tư tự bỏ tiền nghiên cứu dự án. Chúng tôi đang kiến nghị Chính phủ cho phép sử dụng vốn Dự án đèo Cả cho đèo Cù Mông, chậm nhất năm 2017 sẽ xong toàn tuyến.
Đại biểu Trương Thị Ánh (TP HCM) đặt vấn đề: Tôi có 3 câu hỏi cho Bộ trưởng Đinh La Thăng: Công tác phòng chống tham nhũng, chống thất thoát của Bộ GTVT đã hiệu quả chưa? Những giải pháp đột phá? Phần lớn công trình giao thông đều đội vốn cao, vì sao vốn cao nhưng chất lượng chưa cao?
Bộ trưởng Thăng cho biết, phòng chống tham nhũng là vấn đề rất lớn không những của ngành GTVT mà của tất cả các bộ ngành.
Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động đê triển khai. Nói như Tổng Bí thư, đấu tranh với tham nhũng là công cuộc rất khó khăn, phức tạp vì liên quan đến đối tượng có chức, có quyền.
Bộ GTVT là ngành sử dụng vốn đầu tư nhiều nhất. Chúng tôi coi việc chống tham nhũng là hết sức quan trọng. Chúng tôi đã có các giải pháp đột phá để nâng cao hiệu quả, chống tham nhũng.
Thứ nhất là xác định trách nhiệm của người đứng đầu, từ phê duyệt thiết kế, chủ trương... Trách nhiệm ở đây cả Bộ trưởng, Thứ trưởng, Cục trưởng...
Thứ hai, công khai minh bạch mọi hoạt động của ngành GTVT từ công tác cán bộ, chủ trương đầu tư, phân bổ vốn, đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, thiết kế...
Cụ thể hoá bằng văn bản của ngành GTVT như quy định cụ thể việc BQL không được làm, phân loại tư vấn giám sát, chủ đầu tư... Cùng với đó, xử lý nghiêm tất cả các trường hợp vi phạm.
Đối với các chủ đầu tư, ban quản lý, nhà thầu, nếu sai phạm sẽ kiên quyết xử lý, thay thế. Nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật sẽ đề nghị cơ quan phát luật xử lý theo quy định.
Để đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước, chúng tôi rất coi trọng công tác cán bộ. Vừa qua, Bộ GTVT đã tổ chức thi tuyển các chức danh cấp trưởng các đơn vị.
Đại biểu có hỏi vì sao các công trình giao thông đội vốn, có rất nhiều nguyên nhân như đầu tư không đúng quy hoạch, định mức đơn giá không đúng quy hoạch, GPMB chậm...
Nhưng những công trình trước đây thì có, còn 3 năm trở lại đây, tất cả công trình giao thông không có công trình nào đội vốn, thậm chí còn giảm hơn so với tổng mức đầu tư. Nếu chúng ta thiết kế phù hợp, giải phóng mặt bằng tốt, tiến độ đảm bảo thì không có lý do gì để công trình đội vốn cả.
Về vấn đề xe né trạm cân là có, kể cả tại các cảng. Tại Cát Lái, cảng cân đúng nhưng cách khoảng chục cây thì lại có bãi để chất thêm hàng. Xe ra khỏi cảng, đỗ lại chờ chất thêm 1 container nữa mới đi. Tôi xin nói là nếu địa phương nào mà người đứng đầu thực sự vào cuộc thì không có chỗ cho xe quá tải. Ở địa phương, đơn vị nào có xe nào quá tải, DN nào lớn, DN nào bé, các anh biết hết, chỉ cần gọi lên nhắc nhở, kiểm soát chặt, không doanh nghiệp nào dám chạy quá tải cả.
Đại biểu Phạm Văn Tấn (Nghệ An) đặt câu hỏi: QL 1A Đoạn Thanh Hoá, Vũng Áng sẽ hoàn thành vào cuối năm nay. Tuy nhiên, dư luận phản ánh sau khi nâng cấp mặt đường mới cao hơn rất nhiều so với mặt đường cũ. Điều này sẽ khiến đoạn phía tây của QL sẽ ngập nhanh hơn? Đề nghị Bộ trưởng cho biết phản ánh của người dân có căn cứ không? Nếu có thì giải pháp là gì?
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Thăng cho biết, điều đại biểu nêu ra được lãnh đạo Bộ hết sức quan tâm. Trong quá trình tổ chức thiết kế, đảm bảo thi công, chúng tôi luôn quán triệt, cố gắng hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến người dân. Tuy nhiên, có những đoạn tuyến chúng tôi phải nâng cấp để tránh ngập lụt.
Chúng tôi đã cố gắng hạn chế thấp nhất việc nâng cao độ. Có những chỗ thiết kế nâng cao độ, lãnh đạo Bộ đi kiểm tra đã cho xử lý, hạ cao độ. QL hoàn thành sẽ có điểm đấu nối với tỉnh lộ. Chúng tôi đã chỉ đạo, đoạn cao quá phải thực hiện vuốt nối cho đảm bảo. Tỉnh lo làm gờ giảm tốc, lắp hệ thống đèn tín hiệu. Như vậy, việc đưa QL1 vào khai thác sẽ làm tăng lưu lượng nhưng vẫn giảm thiểu tai nạn.
Minh Hiếu
Theo_Kiến Thức
Cục trưởng phát ngôn thiếu trách nhiệm bị phê bình Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng vừa ra thông báo "phê bình nghiêm khắc" với ông Nguyễn Hữu Thắng, Cục trưởng Đường sắt, do phát ngôn không đúng và thiếu trách nhiệm. Bộ trưởng Thăng chỉ đạo ông Nguyễn Hữu Thắng "nghiêm túc rút kinh nghiệm, không để xảy ra các vi phạm tương tự gây ảnh hưởng đến uy...